QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lợi ích khi gọi tên đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Lợi ích khi gọi tên đất

    To PhanTuHuong
    Khi tôi diển giải như trên là nhìn nhận chung, chứ không đưa ra đặc thù cho từng loặi đất.
    Bác cho tôi hỏi thêm là quá trình thiết kế và kiểm tra bác nói trên thì thí nghiệm nén tỉnh cọc bác tiến hành cho trường hợp nào: thử chỉ để kiểm tra cọc với (P xác định) được chỉ định từ (P thiết kế ) hay thử đến trạng thái phá hoai của cọc.
    To haikcvncc
    Các VL trong xây dựng như BT, thép là do con người tạo ra. Nếu tôi nhớ không sai thì khi tính toắn đều có hệ số đồng nhất của VL trong công thức tính.
    Còn đất chủ yếu do trầm tích.
    Hai nhóm này có nguồn gốc tạo thành hoằn toằn khác nhau và chưa có ai có ý định tìm mối quan hệ. Các công thức cơ học đất chỉ giả định có điều kiện để áp dụng lý thuyết đàn hồi cho đất.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Lợi ích khi gọi tên đất

      Nguyên văn bởi betameo
      Đoạn ống mẫu dài và chỉ lấy đoạn mẫu dài khoảng 20cm tại vị trí hoàn hảo nhất của đất trong ống mẫu. Thế thì mùn ở đâu? Vấn đề là mẫu nguyên trạng hay không mà thôi.
      Quá trình khoan là liên tục từng đoạn và khi rút cần lên thì lấy mẫu, vậy vì sao phải thổi sạch đáy hố. Theo tôi hiểu chỉ thối trước khi đóng SPT.
      Còn lấy mẫu trong bùn thì bác nào biết chỉ thêm, tôi không biết.
      Bọc sáp là theo tiêu chuẩn, nếu bác làm khác đi thì phải thể hiện trong đề cương khảo sát.
      Đóng mẫu đất là nghệ thuật,,, nghe lần đầu tiên. Nghệ thuật liên quan đến tính sáng tạo, bác có thể mô tả thêm về nghệ thuật này không!
      Khi lấy mẫu mà không thổi rửa đáy hố khoan, thì mẫu đó không còn chính xác nữa. Bên trên đầu mẫu mà bác kiểm tra chỉ toàn là mùn khoan, không cái gì khác.
      Lấy mẫu là cả một nghệ thuật đấy bác. Nếu không phải nghệ thuật thì sẽ không bao giờ lấy được mẫu đất bùn, trong khi không cần ống mẫu thành mỏng .
      Bọc sáp là cổ hủ lắm rồi, có thể vất đi được rồi. Làm việc với các ông Tây, chẳng ông nào bắt phải bọc bằng sáp cả. Một việc làm vô bổ, trong khi sáng khoan, chiều đưa về phòng thí nghiệm ngay.
      Last edited by tranly; 21-12-2007, 06:51 PM.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Lợi ích khi gọi tên đất

        Đọc bài của các bác thảo luận quá rôm rả
        Hy vọng một ngày nào đó, bất cứ lĩnh vực nào đó trong xây dựng chứ không phải chỉ là phần khảo sát có thể lấy thông số đó để đưa vào công trình nghiên cứu.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Lợi ích khi gọi tên đất

          Việc gọi tên đất và phân chia ra các lớp địa chất (theo quan điểm đcct) là rất quan trong. Nó giúp cho việc xác định bề dày diện phân bố của các lớp đất này trong không gian giúp cho người thiết kế lựa chọn phương án móng cho phù hơp.
          Còn trong một khu vực tương đối hẹp diện tích nhỏ mà lại có các kết quả của hồ sơ địa chất khác nhau điều đó phản ánh những nhà khảo sát trong quá trình giám sát khoan có vấn đề từ người kỹ sư mô tả tại hiện trường, việc tiến hành lấy mẫu...chắc chắn đã không tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm dẫn đến kết quả hiện trường, kết quả thí nghiệm trong phòng, người tổng hợp lập báo cáo...sai khác so với địa chất tại khu vực đó. Đây cũng là những bài học thường gặp trong quá trình khảo sát nếu như không kiểm soát được các thông số đầu vào.
          Nơi sinh sống và làm việc: Thành phố Đà Nẵng

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Lợi ích khi gọi tên đất

            Nguyên văn bởi betameo
            To haikcvncc
            Bác haikcvncc ơi tôi không phải dân địa chất, mà từ lò BK Đà Năng. Tôi nói đến thực tế mà tôi nhìn nhận. Do đó khi tôi giám sát địa chất thường phải có các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho kết quả cuối cùng. Còn như bác nói trên ,thì đó là chuyện thường ngày, ai củng thấy ai củng biết và quen dần nên ít ai nhắc đến.
            Theo tôi : SPT với điều kiện tiến hành ở việt nam là chẳng được việc gì.
            (Chỉ cho được sự thay đổi địa tầng là chính xác và cảm nhận tổng quát về biến đổi cường độ đất theo độ sâu)
            Còn về tên đất chung chung bác nói theo tôi là không đúng vì đất là vật liệu không đồng nhất, bất đẳng hướng, không liên tục...nên phải báo cáo như thế mới đúng thực tế.
            Bac Batameo ! Em đọc bài của bác có vấn đề SPT "với điều kiện tiến hành ở Việt nam là chẳng được việc gì" em ko đồng ý. SPT dùng để phân chia xác định ranh giới địa tầng, trạng thái của đất rời, đất dính kết hợp với thí nghiệm trong phòng đưa ra các chỉ tiêu cơ lý của đất đúng đắn nhất. ngoài ra còn dung vào thiết kế móng cọc ma sát từ SPt đưa ra được sức chịu tải của coc...Bác học đh Bách khoa đà nẵng vậy có làm việc ở đà nẵng ko? em học mỏ địa chất làm việc ở đa nẵng có gi gặp nhau thông tin trao đổi bác nhé. email: khaosatdiachatcongtrinh@gmail.com - 0977281978
            Nơi sinh sống và làm việc: Thành phố Đà Nẵng

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Lợi ích khi gọi tên đất

              Các bác bàn luận rôm rả quá mà tôi thì muốn quan tâm
              Cái Món khoan khảo sát địa chất từ khâu khảo sát đến khâu viết báo cáo theo tôi có rất nhiều sai số
              thứ nhất:
              sai số do công nhân khoan làm ẩu, nhận giá da đen, hay kinh nghiệm
              Thứ 2: sai số do ngườu kỹ thuật mô tả hiện trường, do sức ép tiến độ, do kinh nghiệm.
              thứ3: do thiết bị khoan đã hỏng hóc, hết date, nhất là bộ lấy mẫu và bộ xuyên tiêu chuẩn SPT.
              thứ 4: quá trình vận chuyển và thiws nghiệm mẫu theo tôi được biết do vấn đề khách quan mẫu láy về có thể không thí nghiệm nếu có thì chỉ được 1/3 mẫu.
              Thứ 5: do người mô tả hiện trường và người tổng hợp kết quả thí nghiệm không phải là 1 người làm mà 1 người đi mô tả và người ở nhà tổng hợp.
              Thứ 6, việc chỉnh lý thống kê số liệu bắt buộc đối với mỗi đơn nguyên địa chất (> 6 mẫu/1lớp) thế nhưng tôi thấy điều đó chỉ làm đối với 1 số công ty làm các dự án lớn.
              Mong các bác bổ sung thêm

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Lợi ích khi gọi tên đất

                Nguyên văn bởi toanDF
                Xin gửi góp bài

                MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM VỀ THÍ NGHIỆM CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA NỀN ĐẤT YẾU
                TS. Phạm Văn Long
                Công ty Cổ phần TVXD Vina Mekong

                Bài gửi Hội thảo khoa học chuyên đề "Kiểm định chất lượng công trình xây dựng và công nghệ bảo trì công trình xây dựng"
                do Bộ Xây Dựng tổ chức tại TPHCM -28/9/2008, trang 41-46.
                Xin phép tác giả post bài.
                Sau khi đọc sau bài báo này, cho phép bàn đôi điều
                -Trích dẫn, tóm tắt thí nghiệm nén lún là không đúng với TCVN 4200 – 1995: Ví dụ câu rút gọn của tác giả: "thời gian lưu tải cho phép ở mỗi cấp đạt độ lún nhỏ hơn trong 30 phút". Nếu làm theo như thế này, thì hỏng hết kết quả thí nghiệm
                -Cũng như trong tiêu chuẩn ASTM cũng vậy.
                -Thí nghiệm cố kết vẫn hoàn toàn có thể làm theo tiêu chuẩn VN hiện hành.
                Còn thí nghiệm cắt phẳng hiện nay, hầu hết các phòng thí nghiệm đều có loại máy cắt của Trung Quốc chỉ có hai hoặc ba tốc độ, không thể khống chế được tốc độ biến dạng cắt. Do đó, việc cắt theo sơ đồ CU, hoặc CD trên máy cắt phẳng theo các tiêu chuẩn ASTM hay BS tương ứng cũng khó thực hiện, và phải có những kết quả nghiên cứu để đưa ra tốc độ cắt phù hợp cũng như thay đổi tốc độ cắt trên máy của Trung Quốc hiện nay.

                Ghi chú

                Working...
                X