QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dầm mỏng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dầm mỏng

    Chào các bác,
    Các bác cho em hỏi, hiện nay trong nhà cao tầng thường rất hay sử dụng dầm có bề rộng b> chiều cao h.
    Dầm này chính xác gọi là dầm mỏng hay dầm bẹp ạ?
    Vì em thấy có rất nhiều gọi với các tên khác nhau.
    Và cho em hỏi thêm, tính toán dầm này khác dầm thông thường (b<h) như thế nào ạ,
    Nếu các bác có tài liệu hướng dẫn tiếng Việt hoặc tiếng anh có thể chỉ dẫn cho em k?
    Em cám ơn các bác!
    Last edited by tuonghai; 02-10-2007, 12:10 AM.

  • #2
    Ðề: Dầm mỏng

    Nguyên văn bởi tuonghai
    Chào các bác,
    Các bác cho em hỏi, hiện nay trong nhà cao tầng thường rất hay sử dụng dầm có bề rộng b> chiều cao h.
    Dầm này chính xác gọi là dầm mỏng hay dầm bẹp ạ?
    Vì em thấy có rất nhiều gọi với các tên khác nhau.
    Và cho em hỏi thêm, tính toán dầm này khác dầm thông thường (b<h) như thế nào ạ,
    Nếu các bác có tài liệu hướng dẫn tiếng Việt hoặc tiếng anh có thể chỉ dẫn cho em k?
    Em cám ơn các bác!
    Bữa trước học môn "Nhà Cao Tầng" thầy Thông có nói cái này rồi đấy. Thường thì các công trình của nước ngoài ( tính theo TC nước ngoài ) thì rất hay gặp loại Dầm này. Do nó thỏa mãn một số giả thiết ( như : giới hạn chảy...). Ở VN thì thường giới hạn cái b lại , chủ yếu là để tiết kiệm vật liệu thôi. Vì vậy em nghĩ việc tính toán chắc vẫn như các pp thông thường mà ta đã từng học
    Em nghĩ Dầm Mỏng hay Dầm Bẹt là do cách gọi của mỗi người mà thôi
    P/S : Làm ĐATN đến đâu rùi . Sao Phone và Mail không được vậy

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Dầm mỏng

      Nguyên văn bởi eng-hiep
      Bữa trước học môn "Nhà Cao Tầng" thầy Thông có nói cái này rồi đấy. Thường thì các công trình của nước ngoài ( tính theo TC nước ngoài ) thì rất hay gặp loại Dầm này. Do nó thỏa mãn một số giả thiết ( như : giới hạn chảy...). Ở VN thì thường giới hạn cái b lại , chủ yếu là để tiết kiệm vật liệu thôi. Vì vậy em nghĩ việc tính toán chắc vẫn như các pp thông thường mà ta đã từng học
      Em nghĩ Dầm Mỏng hay Dầm Bẹt là do cách gọi của mỗi người mà thôi
      P/S : Làm ĐATN đến đâu rùi . Sao Phone và Mail không được vậy
      He, cám ơn Hiệp, nhưng anh nghĩ tính theo pp thông thường thì chưa ồn lắm. Ví dụ hệ số si giới hạn x/h có như dầm thông thường không?
      ĐATN vẫn đang tiến hành, tương đối suông sẻ. Phone và mail vẫn bình thường mà. Còn m? Máy môn ĐAMH làm tốt chứ? Em có tài liệu nào về tính toán dầm mỏng này không? Thầy Quốc nói lý thuyết tính dầm mỏng này cũng khác. Có thì liên lạc giúp anh nghe, mail: haitinh195@yahoo.com
      Mong các bác khác có tài liệu giúp em nghen.
      Thanks các bác

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Dầm mỏng

        Nguyên văn bởi tuonghai
        He, cám ơn Hiệp, nhưng anh nghĩ tính theo pp thông thường thì chưa ồn lắm. Ví dụ hệ số si giới hạn x/h có như dầm thông thường không?
        ĐATN vẫn đang tiến hành, tương đối suông sẻ. Phone và mail vẫn bình thường mà. Còn m? Máy môn ĐAMH làm tốt chứ? Em có tài liệu nào về tính toán dầm mỏng này không? Thầy Quốc nói lý thuyết tính dầm mỏng này cũng khác. Có thì liên lạc giúp anh nghe, mail: haitinh195@yahoo.com
        Mong các bác khác có tài liệu giúp em nghen.
        Thanks các bác
        Mãi lo Chat với bạn mà quên , không biết anh đã trả lời
        Uh , vậy để em sẽ xem lại ntn ! Khi nào tìm được tài liệu sẽ gửi cho anh Do dạo này lo làm cái SÀN DUL quá nên cũng không tìm hiểu thêm mấy cái này Sao em gửi Mail cho anh mà có thầy "trả lời" gì đâu
        Thân !

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Dầm mỏng

          Nó vẫn chỉ là dầm thôi, không cần phải phân biệt là bẹp hay mỏng. Ở phương Tây khí hậu lạnh nên chiều cao của tầng bị hạn chế ở mức tối thiểu (2.8m-3.2m), nếu làm cao như mình thì tiền dùng để mua nhiên liệu cho việc sưởi ấm sẽ rất lớn. Do vậy họ phải làm dầm bẹp. Tính toán của họ ổn là vì cường độ bê tông và cường độ thép của họ sử dụng là rất cao.
          Đó là nơi anh sẽ đưa em đi cùng
          Không nỗi sợ hãi, không nỗi nghi ngờ...

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Dầm mỏng


            Chào các bạn,xem xog hết chủ đề dầm móng này mình có thắc mặcVậy tính dầm mỏng thì điều kiện về độ võng thì sao vì dầm này có b>h.
            Mình cũng đang nghiên cứu về vấn đề này nhưng mình ở Đà Nẵng.Ta cùng nhau nghiên cứu đi. Nếu có tài liệu hay về dầm mỏng thì có thể gởi cho mình qua địa chỉ email:anh_phai_lam_sao0202@yahoo.com
            --------------Anh em bốn bể là nhà-----------

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Dầm mỏng

              Nguyên văn bởi tuonghai
              Chào các bác,
              Các bác cho em hỏi, hiện nay trong nhà cao tầng thường rất hay sử dụng dầm có bề rộng b> chiều cao h.
              Dầm này chính xác gọi là dầm mỏng hay dầm bẹp ạ?
              Vì em thấy có rất nhiều gọi với các tên khác nhau.
              Và cho em hỏi thêm, tính toán dầm này khác dầm thông thường (b<h) như thế nào ạ,
              Nếu các bác có tài liệu hướng dẫn tiếng Việt hoặc tiếng anh có thể chỉ dẫn cho em k?
              Em cám ơn các bác!
              Dear TuongHai,

              Mình nghĩ tên là dầm mỏng hay dầm bẹt không quan trọng. Quan trọng là nó làm việc như thế nào. Do chiều cao tầng bị hạn chế -> chiều cao dầm bị hạn thế -> diện tích thép yêu cầu tăng -> tăng bề rông dầm để bố trí được thép -> dầm bẹt. .
              Với momen, lực cắt, lực xoắn, mình nghĩ thiết kế nó như dầm bình thường. Trong trường hợp này, đặc biệt lưu ý đến trạng thái giới hạn thứ 2.
              Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là dầm bẹt làm việc trong hệ khung như thế nào. Có ai quan tâm đến vấn đề xác đinh nội lực trong dầm bẹt không nhỉ?
              Liên quan đến vấn đề này, mình đang tìm hiểu về độ cứng tương đối của sàn và dầm. Khi khai báo trong Etabs, trường hợp nào sàn được coi là màng (membrane), trường hợp nào khai báo là phần tử shell.
              Mong các đại ca soi sáng giúp!
              Thanks.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Dầm mỏng

                Nguyên văn bởi tuonghai
                Chào các bác,
                Các bác cho em hỏi, hiện nay trong nhà cao tầng thường rất hay sử dụng dầm có bề rộng b> chiều cao h.
                Dầm này chính xác gọi là dầm mỏng hay dầm bẹp ạ?
                Vì em thấy có rất nhiều gọi với các tên khác nhau.
                Và cho em hỏi thêm, tính toán dầm này khác dầm thông thường (b<h) như thế nào ạ,
                Nếu các bác có tài liệu hướng dẫn tiếng Việt hoặc tiếng anh có thể chỉ dẫn cho em k?
                Em cám ơn các bác!
                Chao TuongHai,

                Dầm bẹp hay còn gọi là "band beam" cũng hay được xài trong dầm sàn ứng lực trước trong sàn nhà cao tầng dự ứng lực căng sau. Thông thường có thể chọn tiết diện sơ bộ dầm sàn này như sau (với hoạt tải nhẹ 2.5kPa, bê tông 40MPa cube):
                * band beam : bxh = (L/5,L/25)
                * sàn ULT : L/45
                Ví dụ: nhịp 10m, sàn dày 220mm, band beam 2000x400mm.
                Tuy nhiên tiết diện có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào khoảng cách giữa các band beam.

                Xin chào,

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Dầm mỏng

                  Nguyên văn bởi hqa
                  Liên quan đến vấn đề này, mình đang tìm hiểu về độ cứng tương đối của sàn và dầm. Khi khai báo trong Etabs, trường hợp nào sàn được coi là màng (membrane), trường hợp nào khai báo là phần tử shell.
                  Mong các đại ca soi sáng giúp!
                  Thanks.
                  Chào hqa,

                  Để mô hình dầm sàn có kể đến độ cứng tương đối của sàn và dầm, bạn phải khai báo sàn là phần tử shell.

                  Đôi lúc người ta mô hình sàn là phần tử membrane trong nhà cao tầng để giảm thời gian tính toán (phần tử shell chạy chậm hơn, do shell = membrane + plate), các trường hợp mô hình sàn là membrane thường để tính toán sơ bộ tiết diện khung vách, tính toán lực dọc xuống móng; chứ thiết kế dầm sàn phải xuất sang Safe hay 1 phầm mềm chuyên dụng nào đó để thiết kế hệ dầm sàn cho thật chính xác.

                  Xin chào,

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Dầm mỏng

                    anh có lý thuyết nào về tính toán dầm mỏng này không . Em đang nghiên cứu về nó

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Dầm mỏng

                      Nguyên văn bởi tranthanhhai_2000
                      anh có lý thuyết nào về tính toán dầm mỏng này không . Em đang nghiên cứu về nó
                      Tôi chưa biết có lý thuyết gì khác cho loại dầm này. Thiết nghĩ về phân tích nội lực thì sử dụng chương trình FEM nào cũng được, giống như dầm bình thường thôi. Khi thiết kế cốt thép thì cắt theo "strip" - "column strip" và "middle strip", "column strip" bao gồm band beam và 1 phần sàn 2 bên tạo thành dầm tiết diện chữ T.

                      Tính toán cốt thép chịu uốn và chịu cắt cho tiết diện chữ T, thông thường dầm mỏng ứng suất trước cốt đai chịu cắt thường không nhiều nếu chỉ là dầm vượt nhịp (không phải dầm transfered).

                      Xin chào,

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Dầm mỏng

                        Nguyên văn bởi hqa
                        Dear TuongHai,

                        Mình nghĩ tên là dầm mỏng hay dầm bẹt không quan trọng. Quan trọng là nó làm việc như thế nào. Do chiều cao tầng bị hạn chế -> chiều cao dầm bị hạn thế -> diện tích thép yêu cầu tăng -> tăng bề rông dầm để bố trí được thép -> dầm bẹt. .
                        Với momen, lực cắt, lực xoắn, mình nghĩ thiết kế nó như dầm bình thường. Trong trường hợp này, đặc biệt lưu ý đến trạng thái giới hạn thứ 2.
                        Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là dầm bẹt làm việc trong hệ khung như thế nào. Có ai quan tâm đến vấn đề xác đinh nội lực trong dầm bẹt không nhỉ?
                        Liên quan đến vấn đề này, mình đang tìm hiểu về độ cứng tương đối của sàn và dầm. Khi khai báo trong Etabs, trường hợp nào sàn được coi là màng (membrane), trường hợp nào khai báo là phần tử shell.
                        Mong các đại ca soi sáng giúp!
                        Thanks.
                        Xin chào anh!
                        Lâu rùi không cafê, thuốc nước, hôm nào rảnh em qua phục vụ anh nhá, đợi này em bận quá. Lúc nào rảnh anh dạy em chút Sap hoặc Etaps nhé. (xin lỗi vì pots bài không đúng chủ đề)
                        Là vui vẻ, lạc quan với tất cả những gì ta có!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Dầm mỏng

                          vậy cho em hỏi khi khái báo band beam trong etabs thì khai báo cho nó là beam với depth nhỏ hơn width có được không. Theo như cách của anh nói thì em nghĩ là chắc phải dùng safe 8 để giải quyết bài toán band beam này quá

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Dầm mỏng

                            Mấy bác quả là "cao siêu" quá, từ trước giờ mấy bác chắc cũng đã tính qua các loại "dầm mỏng" này rồi chắc không để ý đó thôi, đó là bản sàn 1 phương đó ! chẳng phải chúng ta giả thiết cắt ra 1 dãi có bề rộng 1m để tính như dầm đó sao?
                            Vấn đề hơi khác hơn một tí do sự làm việc của bản sàn khác với "dầm mỏng" này ở chổ: Liên kết giữa sàn vào dầm mỏng sẽ phức tạp hơn khi xét mô-men xoắn, tại vị trí tựa lên cột "dầm mỏng" chịu lực cắt lớn nên phải tính toán và bố trí cốt đai thôi;

                            Ghi chú

                            Working...
                            X