Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
mình là dân ngoài ngành, đang làm trái ngành xây dựng
hiện tại đang làm thủy điện nhỏ 10M
nếu ai cần giúp tài liệu pảo mình
ryu_zz77@yahoo.com
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Collapse
X
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Nguyên văn bởi Dang Dinh Nhiem View PostĐây là đề tài rất hấp dẫn, tôi đã từng tham gia thiết kế, chỉ đạo thi công, quản lý dự án thủy điện nhỏ (Nhưng chuyên sâu chỉ những vấn đề về xây dựng).
Các công trình này thu hút tôi từ ngót 30 năm nay.
Theo tôi, một CT thủy điện, dù lớn hay nhỏ cũng bao gồm các vấn đề sau:
1- Phân loại: Thủy điện đường ống áp lực hay sau đập (chưa nói là thủy điện dùng lực sóng hoặc thủy triều).
2- Mỗi lọai nhà máy thủy điện lại bao gồm các phần: Xây dựng, thủy lợi, điện, cơ khí, chế tạo v.v...
3- Riêng về xây dựng lại bao gồm những vấn đề phức tạp: Khảo sát nguồn nước, địa hình, địa chất, tần suất nước v.v... vì nó liên quan đến tuổi thọ CT, nguồn năng lượng sản sinh, môi trườpng mà tại đấy xây dựng.
4- Riêng về xây dựng, phải quan tâm đến công trình: giao thông, CT đầu mối, đưỡng dẫn, mương dẫn, bế áp lực, đường ống, trạm phát điện, đường xả... (nếu là loặi đường ống áp lực), nếu là nhà máy sau đập phải quan tâm đến lưu vực hồ chứa (thường là làm đập ngăn sông, xây đập, nhà máy, cửa van.
5- Bộ phận quan trọng là hệ thồng điều áp v.v...
Theo tôi nghĩ, nhà máy thủy điện là công trình rất phức tạp, cần phối hợp nhiều ngành, nhiều nghề.
Bạn quan tâm đến lĩnh vực nào thì chúng ta bàn từng phần một, sẽ dễ dàng hơn.
Chào thân ái.
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Thuỷ điện Tiên Thành và Hoà Thuận còn đang tranh nhau ỏm tỏi! có khi đưa nhau ra kiện đến nơi rồi. haizzzzzzzzzz.
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
HEC vừa tính toán thiết kế tai van tràn xả lũ của Thủy điện Tiên Thành (Cao Bằng) bằng phần mềm ABAQUS, tôi có đi nghe nhưng thực sự không hiểu hết được phần tính toán thép tai van này.
Bác nào đã từng sử dụng phần mềm này xin giới thiệu qua cho anh em mở mang tầm mắt.
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Nguyên văn bởi Nguyenthi_phuocHì hì, một số đồ án tốt nghiệp của trường ĐHTL có đề tài tính toán đặt thép cho tai van và trụ pin sử dụng cửa van cung dựa trên quỹ đạo ứng suất chính (Nên mới có thép rẻ quạt)
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Nguyên văn bởi kamikalaze View PostTác dụng lên trụ pin (tính với trụ pin giữa) thì đúng là có 2 loại lực là lực đẩy và mômen xoắn. Tuy nhiên tôi xin bổ sung thêm là mô men xoắn sinh ra không chỉ ở ổ trục mà còn trong trường hợp khỉ 1 bên đóng van, 1 bên mở van, khi đo trụ pin chịu 1 mômen xoăn có cánh tay đòn bằng bán kính cửa van cung và lực tác dụng là áp lực nước tác dụng lên cửa van cung!. Việc đó dẫn tới thép đứng của trụ pin là lớn hơn rất nhiều so với trường hợp có van phẳng tương đương (cùng khẩu diện tràn).
Còn về bố trí thép thì tôi thường thấy bên HEC1 hay bố trí theo hình dẻ quạt (tương đối tốn nhiều thép).còn các công trình thủy điện thì thấy bố trí theo bố thép là phổ biến- tôi đã gặp nhiều lần (sê san 3, cần đơn, Tuyên Quang...) Còn việc dùng cáp dự ứng lực thì tôi chưa thấy lần nào ( có lẽ là Sơn La???).
Nhưng nói chung thép trụ pin mà có cửa van cung là rất phức tạp, nhièu chi tiết cơ khí đi kèm (đặt săn) phân chia khối đổ cung phức tạp thêm. Nhưng hiẻu quả trong việc phòng lũ và chống lũ.
Hiểu biết có hạn! xin chỉ giáo thêm
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Nguyên văn bởi kamikalaze View PostThủy điện Nậm Ngần, công trình đầu mối hình như chuyển thành đập trụ chống!
Thủy điện Nậm Khốt, đập đầu mối là trụ chống!
Có nhiều cái hay đây!
P/s Thường tính thép trụ pin thì có phần mềm chuyên tính, tôi có biết đó là FENAS, hình như của THụy điển hay sao đó.
Riêng vè Fenas nó có công dụng rất lớn chws không chỉ để tính thép đâu bác a. Tôi chỉ Sla.. ti!
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Nguyên văn bởi nhim4mat2006Hích, trong giai đoạn thiết kế chi tiết cho Công trình Đại Ninh, SNC Lavalin đã thiết kế neo dự ứng lực cho tai van (2 kiểu tai van khác nhau để nhà thầu thiết bị lựa chọn). Sau này bên Nhật tiếp quản dự án không biết có thay đổi gì không.
Tai van Sơn La thiết kế theo kiểu truyền thống (Nga).Có thay đổi gì thì chưa thấy.
Tôi có nhớ là thủy điện Đại Ninh có tháp điều áp phía hạ lưu nhà máy ( vì đường xả sau nhà máy là hầm xả).
Nếu đọc lại Đại Ninh mà làm theo neo ưng lực thi hay quá.
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Thủy điện Nậm Ngần, công trình đầu mối hình như chuyển thành đập trụ chống!
Thủy điện Nậm Khốt, đập đầu mối là trụ chống!
Có nhiều cái hay đây!
P/s Thường tính thép trụ pin thì có phần mềm chuyên tính, tôi có biết đó là FENAS, hình như của THụy điển hay sao đó.
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Thủy điện Nậm Ngần, công trình đầu mối hình như chuyển thành đập trụ chống!
Thủy điện Nậm Khốt, đập đầu mối là trụ chống!
Có nhiều cái hay đây!
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Nguyên văn bởi nhim4mat2006Em xin tham gia, dù chưa bao giờ tính tai van. Em biết là khi tính tai van phải xét tối thiểu 2 trường hợp về mặt lực tác động (đây là nói chung, trường hợp van bên này đóng, bên kia mở chưa kể):
1. Khi van đóng,
2. Khi van đang mở.
Bên thiết bị sẽ cho ta hợp lực tác dụng lên tai van (là 1 lực đẩy). Ngoài ra còn mô men xoắn do ma sát ở ổ trục, truyền lên tai van.
Như vậy có thể có 2 cách bố trí thép:
a) Chống hợp lực đẩy: thép bố trí theo lưới bình thường hay bố trí dẻ quạt đều được.
b) Chống mô men xoắn: Nếu bê tông không chịu được ứng suất cắt do mô men xoắn thì bố trí thép đai kiểu vòng tròn là hợp lý hơn cả.
Theo em việc bố trí thép thế nào phụ thuộc vào người tính thích bố trí thép ra sao. Nếu bố trí cốt thép dẻ quạt thì vẫn phải đặt thép ngang dọc để cấu tạo, có thể sẽ tốn thép hơn.
Hiện nay ở phương tây người ta không bố trí cốt thép chịu lực tai van nữa, mà chuyển sang dùng cáp dự ứng lực để neo tai van. Bác nào quan tâm có thể vào trang của USACE, tìm EM về thiết kế van.
Còn về bố trí thép thì tôi thường thấy bên HEC1 hay bố trí theo hình dẻ quạt (tương đối tốn nhiều thép).còn các công trình thủy điện thì thấy bố trí theo bố thép là phổ biến- tôi đã gặp nhiều lần (sê san 3, cần đơn, Tuyên Quang...) Còn việc dùng cáp dự ứng lực thì tôi chưa thấy lần nào ( có lẽ là Sơn La???).
Nhưng nói chung thép trụ pin mà có cửa van cung là rất phức tạp, nhièu chi tiết cơ khí đi kèm (đặt săn) phân chia khối đổ cung phức tạp thêm. Nhưng hiẻu quả trong việc phòng lũ và chống lũ.
Hiểu biết có hạn! xin chỉ giáo thêm
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Nguyên văn bởi Dang Dinh NhiemĐây là đề tài rất hấp dẫn, tôi đã từng tham gia thiết kế, chỉ đạo thi công, quản lý dự án thủy điện nhỏ (Nhưng chuyên sâu chỉ những vấn đề về xây dựng).
Các công trình này thu hút tôi từ ngót 30 năm nay.
Theo tôi, một CT thủy điện, dù lớn hay nhỏ cũng bao gồm các vấn đề sau:
1- Phân loại: Thủy điện đường ống áp lực hay sau đập (chưa nói là thủy điện dùng lực sóng hoặc thủy triều).
2- Mỗi lọai nhà máy thủy điện lại bao gồm các phần: Xây dựng, thủy lợi, điện, cơ khí, chế tạo v.v...
3- Riêng về xây dựng lại bao gồm những vấn đề phức tạp: Khảo sát nguồn nước, địa hình, địa chất, tần suất nước v.v... vì nó liên quan đến tuổi thọ CT, nguồn năng lượng sản sinh, môi trườpng mà tại đấy xây dựng.
4- Riêng về xây dựng, phải quan tâm đến công trình: giao thông, CT đầu mối, đưỡng dẫn, mương dẫn, bế áp lực, đường ống, trạm phát điện, đường xả... (nếu là loặi đường ống áp lực), nếu là nhà máy sau đập phải quan tâm đến lưu vực hồ chứa (thường là làm đập ngăn sông, xây đập, nhà máy, cửa van.
5- Bộ phận quan trọng là hệ thồng điều áp v.v...
Theo tôi nghĩ, nhà máy thủy điện là công trình rất phức tạp, cần phối hợp nhiều ngành, nhiều nghề.
Bạn quan tâm đến lĩnh vực nào thì chúng ta bàn từng phần một, sẽ dễ dàng hơn.
Chào thân ái.
Anh đã từng tham gia thiết kế, thi công và ban QLDA! Tôi có 1 số ý kiến hỏi anh xin anh cho ý kiến đóng góp;
Đối với thép của tai van cung, hiện nay có 2 cách bố trí là theo bó thép tai van và theo thép hình dẻ quạt.anh đã gần 30 năm kinh nghiệm xin anh có thể cho tôi biết ưu nhược điểm của 2 phương pháp trên???
Xin cảm ơn!
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Nguyên văn bởi thuanhpcHi all!
Em thấy công trình thuỷ điện nhỏ (<15MW) cũng rất hay đấy chứ, sao không thấy bác nào để cập đến nhỉ.Nếu bác nào đã từng làm rồi thì post lên cho anh em trao đổi học tâp.
Thanks.
Các công trình này thu hút tôi từ ngót 30 năm nay.
Theo tôi, một CT thủy điện, dù lớn hay nhỏ cũng bao gồm các vấn đề sau:
1- Phân loại: Thủy điện đường ống áp lực hay sau đập (chưa nói là thủy điện dùng lực sóng hoặc thủy triều).
2- Mỗi lọai nhà máy thủy điện lại bao gồm các phần: Xây dựng, thủy lợi, điện, cơ khí, chế tạo v.v...
3- Riêng về xây dựng lại bao gồm những vấn đề phức tạp: Khảo sát nguồn nước, địa hình, địa chất, tần suất nước v.v... vì nó liên quan đến tuổi thọ CT, nguồn năng lượng sản sinh, môi trườpng mà tại đấy xây dựng.
4- Riêng về xây dựng, phải quan tâm đến công trình: giao thông, CT đầu mối, đưỡng dẫn, mương dẫn, bế áp lực, đường ống, trạm phát điện, đường xả... (nếu là loặi đường ống áp lực), nếu là nhà máy sau đập phải quan tâm đến lưu vực hồ chứa (thường là làm đập ngăn sông, xây đập, nhà máy, cửa van.
5- Bộ phận quan trọng là hệ thồng điều áp v.v...
Theo tôi nghĩ, nhà máy thủy điện là công trình rất phức tạp, cần phối hợp nhiều ngành, nhiều nghề.
Bạn quan tâm đến lĩnh vực nào thì chúng ta bàn từng phần một, sẽ dễ dàng hơn.
Chào thân ái.
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
Cau fai dat ra cac cau hoi cu the khi gap cac van de trong khi lam viec => cac tien boi moi co the giup do cau duoc.
Leave a comment:
-
Ðề: Công trình Thuỷ Điện nhỏ.
EM đang là sinh viên năm cuối trường Thủy Lợi .Em cũng tham gia thiết kế vài cái dưới 15M nhưng chỉ là phụ việc. Hiện nay là thời điểm đỉnh cao của thủy điện lớn nhỏ với rất nhiều công trình đang được thiết kế và thi công . Những thủy điện nhỏ thường được xây dựng theo kiểu đường dẫn, công trình đầu mối là đập bê tông (Trọng lực , trụ chống ...) . Có lẽ trên các sông suối của Tây Bắc và Tây Nguyên hiện nay có tới hàng chục công trình thủy điện < 15M đang được xây dựng. Em cũng nghĩ đây là một chủ đề rất hay . Hy vọng các bậc tiền bối ra tay chỉ giáo lớp trẻ bọn em trong lĩnh vực này .
Leave a comment:
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Leave a comment: