Các thầy, các bác cho em hỏi tai sao ở nước ta lại có xu hướng phát triển cầu dây văng, tại sao ko fải là cầu treo???
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Xu hướng cầu dây văng
Collapse
X
-
Ðề: Xu hướng cầu dây văng
Ở Việt Nam làm cầu treo hay cầu dây văng . Đâu phải do ý kiến của chúng ta ,mà do ý kiến của nhà tại trợ ,
- Hiện nay chúng ta phát triển cầu dây Văng vì sau khi thi công xong Cầu Mỹ Thuận kỹ sư chúng ta có được một số kinh nghiệm thực tế về thi công cầu dây văng nên nó phát triển thôi .
- Còn Cầu treo theo tôi được biết chỉ có một cây cầu ở Đak Nông theo nhưng dùng để vượt qua con suối .
- So về công nghệ thi công cũng như thiết kế việc làm cầu treo khó hơn nhiều so với cầu dây văng .
Vài ý kiến chủ quan của mình , có gì không phải mong các bác lượng thứ.
Cảm ơn đã đọc bài viết .
Nơi cư ngụ : Q9- Tp.HCM
-
Ðề: Xu hướng cầu dây văng
Ở Việt Nam mình có Cầu treo dây võng đó chứ bạn, bạn có thể tham khảo cầu Thuận Phước - Đà Nẵng
Theo mình thì cầu treo dây võng phức tạp hơn nhiều cầu treo dây văng và có hai đặc điểm cần quan tâm:
+ làm hai mố neo cáp chủ để thắng lực nhổ của cáp (lực này thường rất lớn tùy theo chiều dài nhịp cầu), thường kết cấu công trình mố neo là giếng chìm (kết cấu rất đồ sộ) nên tận dụng vật liệu không được kinh tế lắm.
+ Cầu treo dây võng về ổn định dao động kém hơn cầu dây văng nên khi tính toán xây dựng cần phải thận trọng hơn.
bạn nào còn có ý kiến nào khác đóng góm thêm.
thân chạo
Ghi chú
-
Ðề: Xu hướng cầu dây văng
Nguyên văn bởi baych44Ở Việt Nam làm cầu treo hay cầu dây văng . Đâu phải do ý kiến của chúng ta ,mà do ý kiến của nhà tại trợ ,
- Hiện nay chúng ta phát triển cầu dây Văng vì sau khi thi công xong Cầu Mỹ Thuận kỹ sư chúng ta có được một số kinh nghiệm thực tế về thi công cầu dây văng nên nó phát triển thôi .
- Còn Cầu treo theo tôi được biết chỉ có một cây cầu ở Đak Nông theo nhưng dùng để vượt qua con suối .
- So về công nghệ thi công cũng như thiết kế việc làm cầu treo khó hơn nhiều so với cầu dây văng .
Vài ý kiến chủ quan của mình , có gì không phải mong các bác lượng thứ.
Ghi chú
-
Ðề: Xu hướng cầu dây văng
Hi !
Toi thấy xu hướng nào cũng tốt nếu mình làm chủ được công nghê. cầu dây văng thì ưu việt hẳn so với cầu dây võng.
còn làm gì có xu hướng là phát triển cầu dây võng hay dây văng mà tuỳ thuộc và từng dự án sao cho kinh tế và hiệu quả về thẩm mỹ...
quan điểm của tui là rất ghét những người đã hỏi rồi lại nói cái dọng không thuyết phục lắm. đây là diễn đàn mỗi người góp môt ý để cho vấn đề sáng tỏ hơn thôi
From Đức
Ghi chú
-
Ðề: Xu hướng cầu dây văng
Nguyên văn bởi phamminhducHi !
Toi thấy xu hướng nào cũng tốt nếu mình làm chủ được công nghê. cầu dây văng thì ưu việt hẳn so với cầu dây võng.
còn làm gì có xu hướng là phát triển cầu dây võng hay dây văng mà tuỳ thuộc và từng dự án sao cho kinh tế và hiệu quả về thẩm mỹ...
quan điểm của tui là rất ghét những người đã hỏi rồi lại nói cái dọng không thuyết phục lắm. đây là diễn đàn mỗi người góp môt ý để cho vấn đề sáng tỏ hơn thôi
From Đức
thấy cô giáo trong trường nói ở nước ta cầu dây văng có xu hướng phát triển nên em mới đưa ra câu hỏi trên, em nghĩ 1 lí do như bác nói vì nó "kinh tế và hiệu quả về thẩm mỹ" nên nó có xu hướng fát triển hơn
Ghi chú
-
Ðề: Xu hướng cầu dây văng
Chắc nhiều bạn đã rất quen thuộc với hình dáng chiếc cầu dây văng trên thế giới. Một số cầu lớn nhịp lớn của Việt Nam hiện nay phần lớn là cầu dây văng như cầu Bính (Hải Phòng), cầu Cần Thơ (Cần Thơ), v.v…. Bài viết này giới thiệu sơ lược về lịch sử cầu dây văng và một số khái niệm đơn giản về loại cầu này.
Ý tưởng đỡ một dầm bằng một hệ dây xiên tỏa xuống từ một cột buồm hay một tháp đã xuất hiện từ thời cổ xưa khi người Ai Cập áp dụng ý tưởng này cho các thuyền buồm của họ. Việc sử dụng cáp treo trong xây dựng cầu đã trở lại vào thế kỷ 17. Vào đầu năm 1617, Faustus Verantius, một kỹ sư ở Venice (Ý), đã phác họa một cây cầu với nhiều dây xiên. Những nét sơ khai của cầu dây văng ra đời.
Trong thiết kết cầu hiện đại, cầu dây văng là loại cầu có các dây cáp nối từ tháp cầu xuống hệ mặt cầu. Một cầu dây văng điển hình có một hệ dầm liên tục liên kết với một hay nhiều tháp cầu được xây dựng phía trên trụ cầu ở giữa nhịp. Từ các tháp cầu này, các dây cáp liên kết với hệ dầm được neo trực tiếp vào tháp
Cầu dây văng hiện đại
Ta có thể tưởng tượng cầu dây văng như hình ảnh một người khổng lồ (trụ cầu), dùng 2 tay (dây cáp) để nâng bổng thanh xà (dầm cầu) ngang qua một đoạn sông. Về cơ cấu truyền lực, ta có thể tưởng tượng một cách đơn giản như sau:
Trọng lượng của các dầm cầu sẽ được chịu bởi các dây cáp xiên. Các dây cáp này được bố trí đối xứng để sao cho tổng hợp lực căng của các dây cáp sẽ chay dọc trục tháp cầu. Tháp cầu sẽ chỉ chịu nén mà không phải chịu lực uốn. Rất nhiều yếu tố cần phải được tính toán sao cho các đặc tính thiết kế của cầu phù hợp với các điều kiện cơ học cũng như điều kiện tự nhiên của địa hình xung quanh.
Ngày nay, bên cạnh yếu tố về đảm bảo giao thông cho phương tiện đi lại trên cầu và tàu thuyền đi lại dưới cầu, yếu tố môi trường và yếu tố cảnh quan cũng được đặc biệt coi trọng. Ví dụ, các tháp cầu có ngăn cản dòng chảy hay không, màu sắc có phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh hay không. Cảnh quan đèn trang trí cũng cần được bố trí sao cho làm nổi bật nét thanh mảnh của dầm cầu, tính khỏe khoắn của các dây cáp xiên và của tháp cầu.
Ngoài ra, một số yếu tố văn hóa khác cũng được tính đến trong thiết kế kiến trúc của cầu. Ví dụ như cầu Nhật Tân dự định được xây dựng sẽ bao gồm 5 tháp trụ tượng trưng cho tư duy của người Phương Đông: Sinh-Lão-Bệnh-Tử-Sinh. Yếu tố kết thúc là sự phát triển và kết thừa của yếu tố ban đầu, tạo nên yếu tố triết học phương Đông ẩn bên trong kiến trúc cầu. (Phần bình luận xin dành cho từng bạn cảm nhận )
Bài viết này giới thiệu sơ lược một số thông tin để mọi người đọc cho vui. Bạn nào muốn hiểu thêm chi tiết về cầu dây văng.
--------------------------------------------------------------------------------
Một câu hỏi nhỏ: Về tên gọi loại cầu này, tiếng Việt là “Cầu dây văng” (có nghĩa là các dây được văng xiên ra từ cột), tiếng Nhật là 斜張橋(có nghĩa là cầu chịu lực căng xiên). Vậy trong tiếng Anh Cable-Stayed Bridge, chữ Stayed có ý nghĩa là gì?
Tră lời (Phần trả lời này chỉ là phần trả lời của mình, không rõ có đúng không, chỉ nêu ra để tham khảo, người viết không chịu trách nhiệm về câu trả lời của mình …hihi.)
Theo mình hiểu, chữ Cable-Stayed Bridge xuất phát từ Cable-Stayed Structure, tức là một kết cấu hoặc một công trình mà sử dụng các dây cáp để neo. Bản thân chữ stay cũng có rất nhiều nghĩa của nó , các nghĩa chủ yếu chia làm ba cách phân loại (chủ quan) như sau
1.(場所に)とどまる,とどまっている,いる : Dừng lại ở chỗ nào đó, ở lại chỗ nào đó
2. …を止まらせる,停止させる : Làm cho nó dừng lại
3. 支柱, 〔建〕控え, 〈物を〉(支持物などの上に)固定する,置く. : Trụ đỡ, nâng đỡ, cố định một cái gì đó
Quay trở về một chút với lịch sử của cầu dây văng, xuất phát điểm của nó là việc sử dụng các dây cáp để cố định cột buồm, hoặc chiếc cầu khởi thủy từ xa xưa là việc sử dụng các dây cáp thẳng, xiên để cột các thanh gỗ nằm ngang vào cột hoặc sườn, vách núi. Vì vậy, chữ “Stayed” nên được hiểu theo nghĩa thứ ba.
Nói rộng ra một chút, bản chất chữ “Cầu dây văng” không phản ánh bản chất chiếc cầu mà chỉ phản ánh bề ngoài của chiếc cầu.
Vấn đề thưc ra rất đơn giản nhưng nếu để ý một chút thì sẽ nảy sinh nhiều chuyện thú vị. Giống như chúng ta sẽ tranh luận xem “Suspension bridge” sẽ là “Cầu Dây Võng” hay là “Cầu treo” , tức là bản chất của loại cầu này là gì vậy?Ngựa Non Tập Chạy
Đường Phẳng Hay Biết Mấy
Ghi chú
-
Ðề: Xu hướng cầu dây văng
Theo mình thì sẻ phát triễn cả hai loại cầu này. Hai loại này có phạm vi sử dụng, hình thức kết cấu ,khả năng vượt nhịp rất phong phú (L=50m-2000m ). Hiện tại Giao thông nông thôn ở địa phương miền núi phát triển nhiều cầu treo nhịp nhỏ, vừa ,... rất kinh tế và đẹp khi vượt qua các khe suối sâu. Mình rất ân tượng về chiếc cầu treo do dân tự làm vượt qua sông Đăkpoco , huyện Đăkglei , tỉnh Kon Tum khoảng 50 m, 1 nhịp , tháp bằng cây rừng, dây chủ bằng 2thep D16, dây treo bằng D8, dầm mặt cầu bằng gổ,........ nhưng vẩn cỏng nổi đoàn xe hon đa chở bắp của đồng bào Dân tộc đi qua. Hôm sau mình tìm và post ảnh cây cầu treo này.
Hiện tại giá cầu treo GTNT cho xe con qua cầu B=3m, dài 200m khoảng 3 tỷ đồng thôi.... đã thi công trên 10 cầu ở Quảng Nam.
Ghi chú
-
Ðề: Xu hướng cầu dây văng
Nguyên văn bởi connhangheoở nước ta còn fân biệt giữa cầu dây võng và cầu treo cơ ah, em tưởng 2 khái niệm này là 1 ???
bạn còn đi học thì nên chú tâm học hành nghiên cứu cho tốt chứ sau này ra làm lạc hâu với người ta nhiều lắm.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú