QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Shield tunnel and Pipe jacking

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Shield tunnel and Pipe jacking

    Chào các anh chị,

    Em đang muốn tìm hiểu về 2 phương pháp thi công này nhưng còn tù mù quá. Có phải chúng đều dùng kích để đẩy cái máy khoan đi vào trong lòng đất. Rồi lắp ống theo sau? Và cái máy bơm Slurry có phải là bơm Bentonite không? Shield ở đây hiểu thế nào ạ?

  • #2
    Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

    http://www.pipejacking.org/
    Vào đó tìm hiểu nhé
    Last edited by nttungbg; 29-08-2009, 12:40 PM. Lý do: Gõ tiếng Việt không dấu

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

      Em cũng đã vào đó rồi. Nhưng đó chỉ là Pipe jacking. Vẫn chưa chi tiết lắm. Ví dụ như xử lý cái Interjack sau khi hoàn tất thi công thế nào...
      EM muốn tìm hiểu cái qui trình vận hành của 2 phương pháp này quá

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

        Hiện nay, tại SG có dự án cải tạo môi trường nước đang sủ dụng pipe...cậu có thể liên hệ để hỏi rõ
        đây là d/c của công ty thi công http://www.itd.co.th/en/index.php
        dự án này do liên doanh NES thi công, bọn italian thai chỉ là thầu phụ
        giai đoạn 2 của dự án cũng sủ dụng pp này

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

          Nguyên văn bởi Quang Duc
          Chào các anh chị,

          Em đang muốn tìm hiểu về 2 phương pháp thi công này nhưng còn tù mù quá. Có phải chúng đều dùng kích để đẩy cái máy khoan đi vào trong lòng đất. Rồi lắp ống theo sau? Và cái máy bơm Slurry có phải là bơm Bentonite không? Shield ở đây hiểu thế nào ạ?
          Mình cũng vào 2 trang web của tb Thanh giới thiệu, ở đây, mình chưa hiểu rõ lắm về phương pháp thi công mà bạn muốn tìm hiểu, vì làm TUNEL, nơi đất cứng, người ta mới khoan trước và lắp ống sau.
          Nếu chỉ về pipe (ống cấp nước hoặc thoát nước) không thôi thì hiện nay, ở Tp. HCM chỉ có 1 phương pháp đang được nhà thầu Nhật & Trung Quốc thi công, ở dự án kên Nhiêu Lộc, nhà thầu TQ đã không tiếp tục được (có thể do kỹ thuật và kinh tế):
          Phương pháp đẩy ống: Giữa 2 hố ga, sâu khỏang 16-24 m, đường kính 16-20 m, ở đây có đặt 2 cửa van, người ta đặt hệ kích và từng đoặn ống (D=2,4m, L=2-2,4m) xuống và dùng hệ kích đẩy sang hố ga đối diện, vì ở TP, nề đất rất yếu nên phải hết sức cẩn thận, đầu ống sẽ chúc xuống, không tới được phía bên kia, hoặc lệch sang hướng khác.
          mình có thể gửi cho bạn thiết kế 1 đoạn ống thoát nước để bạn tham khảo.
          Attached Files

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

            Theo em hiểu thì nó phải có thiết bị dẫn đường. Em nghe không biêt có phải nhà thầu TQ trong SG bị trục trặc chính là do thiết bị này. Chứ như kiểu mà anh nói thì thường áp dụng cho đoạn ống ngắn qua đường sắt chẳng hạn.
            Cám ơn anh vì đã gửi tài liệu tham khảo.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

              Nguyên văn bởi Dang Dinh Nhiem
              Mình cũng vào 2 trang web của tb Thanh giới thiệu, ở đây, mình chưa hiểu rõ lắm về phương pháp thi công mà bạn muốn tìm hiểu, vì làm TUNEL, nơi đất cứng, người ta mới khoan trước và lắp ống sau.
              Nếu chỉ về pipe (ống cấp nước hoặc thoát nước) không thôi thì hiện nay, ở Tp. HCM chỉ có 1 phương pháp đang được nhà thầu Nhật & Trung Quốc thi công, ở dự án kên Nhiêu Lộc, nhà thầu TQ đã không tiếp tục được (có thể do kỹ thuật và kinh tế):
              Phương pháp đẩy ống: Giữa 2 hố ga, sâu khỏang 16-24 m, đường kính 16-20 m, ở đây có đặt 2 cửa van, người ta đặt hệ kích và từng đoặn ống (D=2,4m, L=2-2,4m) xuống và dùng hệ kích đẩy sang hố ga đối diện, vì ở TP, nề đất rất yếu nên phải hết sức cẩn thận, đầu ống sẽ chúc xuống, không tới được phía bên kia, hoặc lệch sang hướng khác.
              mình có thể gửi cho bạn thiết kế 1 đoạn ống thoát nước để bạn tham khảo.
              Mình đã nhận được qua đc Email, mình xin nói là ống thóat nước của tuyến Nhiêu Lộc-Thị Nhè chứ 0/ phải đoạn ngắn qua đường sắt!!!!!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

                Nếu anh có tài liệu nào mà anh nhận được bằng Email thì anh có thể share tiếp cho em. Hai file mà anh up lên 4r chỉ là thiết kế của giếng kích. Dự án Kênh Đôi Tẻ em được biết là lớn hơn Nhiêu Lộc Thi Nghè và giếng kích họ thiết kế bằng bê tông.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

                  I Shield tunnel
                  Nói đến Shield tunnel là nói đến phương pháp thi công bằng máy khiên đào(Shield machine) Khiên là vỏ kín bằng thép để bảo vệ người và thiết bị trong không gian ngầm chưa được chống giữ vì máy khiên đào được chế tạo để đào trong môi trường đất(có khả năng trượt lở vào khoảng không gian ngầm ngay khi khai đào nếu không có biện pháp chống giữ).Với những ưu điểm vượt trội về tính an toàn và tốc độ đào lớn nên máy khiên đào ngày càng được áp dụng và phát triển trên thế giới ,dự tính khi thi công Tàu điện ngầm ở Hà nội sẽ có một đoạn khoảng 3km được thi công theo phương pháp này.
                  Có rất nhiều vấn đề liên quan đến máy khiên đào không thể nói hết nhưng có thể có cái nhìn tổng thể về shield machine như sau:
                  Phân loại:
                  * Theo cơ chế đào đào đất:
                  1- Máy khiên đào toàn phần ký hiệu SM-V(Đầu cắt có dạng mâm cắt hay đĩa cắt tỳ sát vào đất đá(Gương hầm) dùng mômen quay rất lớn
                  cắt đất đá nhờ các răng cắt bố trí trên mâm cắt
                  2- Máy khiên đào từng phần ký hiệu SM-T.Máy này không có chế độ bảo vệ hay chống giữ gương hầm do gương hầm hở.bộ phận đào đất thường dùng loại tay gầu (có thể thuận hoặc ngược)giống bộ phận gầu xúc của các máy xúc lộ thiên.
                  *Theo biện pháp chống đỡ gương hầm
                  1- Không chống đỡ gương hầm (loaiij máy SM-V1,SM-V2 và các máy SM-T)
                  2-Chống đỡ gương hầm bằng cơ học SM-V3
                  3-Chống đỡ gương hầm bằng khí nén SM-V4
                  4-Chống đỡ gương hầm bằng cân bằng áp lực đất SM-V5
                  Tùy điều kiện địa chất và khả năng đáp ứng thiết bị mà lựa chọn loại máy và kết hợp các loại máy một cách hợp lý nói chung có rất rất nhiều vấn đề liên quan nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên chỉ trình vày rất sơ lược.

                  II- Pipe jacking
                  Đây cũng là một phương pháp xây dựng công trình ngầm được áp dụng nhiều trên thế giới nhưng chủ yếu để thi công những đoạn đường ống có đường kính nhỏ(với công nghệ hiện tại D<2m).
                  Sơ bộ về phương pháp:dọc theo tuyến đã định người ta thi công theo từng đoạn mỗi đọan sẽ có hai giếng (đủ chiều rộng và độ sâu)để đặt thiết bị và cao độ của tuyến chiều sâu giếng phải lớn hơn cao độ của tuyến.Sau đó từ giếng đầu tyến đưa thiết bị(máy kích thủy lực,thiết bị định vị...)
                  Bước 2 kích từng đoạn ống dẫn hướng (D=100-150mm) từ giếng đầu tuyến cho tới giếng tiếp theo
                  Bước 3 Tiến hành doa mở rộng bằng đầu cắt (theo tyến)có đường kính bằng đường kính ngoài của ống cống
                  Bước 4 các ống cống đúc sẵn được đẩy ngay sau đầu cắt từng đốt một và kết thúc ở giếng tiếp theo
                  Sở dĩ pp này mới dừng lại ở các đường ống có D nhỏ vì lực ma sát giữa thành ống và đất tăng dần theo D ống và chiều dài giữa hai giếng liên tiếp nên năng lực của máy ép thủy lực có hạn và cũng có nhiều vấn đề cần được giai quyết

                  Vì kiến thức và thời gian còn hạn chế nên tôi chỉ cung cấp những thông tin cơ bản và sơ lược nhất rất cảm ơn sự góp ý và nhận xét chân tình của bạn đọc có gì thắc mắc các bạn nhắn lại nhé!
                  Sinh viên XD công trình ngầm và Mỏ k48
                  ĐH Mỏ - Địa Chất

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

                    Cám ơn bác! Rất rành mạch!
                    Em muốn hỏi thêm là với Pipe Jacking thì thiết bị định vị nó nằm luôn trong cái ống dẫn hướng D100-D150 đấy ạ? Và khi doa mở rộng thì làm thế nào để kiểm soát nó đi đúng tuyến đã dẫn, đặc biệt những đoạn hơi cong?
                    và với Shield tunnel thì vẫn phải dùng kích để tì máy vào đất chứ ạ?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

                      Thiết bị định vị gồm một máy trắc đạc bằng laze một màn hình hiển thị ,ngoài đốt dẫn hướng đầu tiên có thiết bị quang học bên trong và đầu cắt vát nhọn tất nhiên là kín còn các đốt dẫn hướng khác rỗng mục đích là cho máy trắc đạc chiếu tia laze thẳng vào tận ống đầu tiên kết quả của quá trình ép ống dẫn hướng sẽ được điều chỉnh thông qua màn hình(từng chút một khá mất thời gian)bằng cách xoay đầu vát của ô dẫn hướng.
                      Chính công nghệ dẫn hướng này là một đặc điểm của pp có nghĩa là tuyến đường ống giữa hai giếng luôn là thẳng,và để thi công những tuyến cong thì buộc phải thi công những tuyến ngắn gần với đoạn cong thiết kế nhất có nghĩa là phải thi công càng nhiều giếng nếu muốn độ cong càng trơn.
                      Khi đầu dẫn hướng đầu tiên đã chui ra từ giếng kế tiếp thì ở giếng ban đầu lắp luôn đầu doa nối tiếp vào đoạn ống dẫn hướng và chính chiều dài đoạn dẫn hướng sẽ làm nhiệm vụ đảm bảo tuyến ống cống theo thiết kế.Như vậy đã thông chưa bạn?
                      Shield machine dùng hệ thống kích tỳ vào chính kết cấu vừa lắp dựng phía đuôi khiên vì kccg thường là BTCT đúc sẵn(Tupbing BTCT)
                      Last edited by Patriot; 28-02-2008, 03:57 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Shield tunnel and Pipe jacking

                        Nguyên văn bởi Patriot View Post
                        Thiết bị định vị gồm một máy trắc đạc bằng laze một màn hình hiển thị ,ngoài đốt dẫn hướng đầu tiên có thiết bị quang học bên trong và đầu cắt vát nhọn tất nhiên là kín còn các đốt dẫn hướng khác rỗng mục đích là cho máy trắc đạc chiếu tia laze thẳng vào tận ống đầu tiên kết quả của quá trình ép ống dẫn hướng sẽ được điều chỉnh thông qua màn hình(từng chút một khá mất thời gian)bằng cách xoay đầu vát của ô dẫn hướng.
                        Chính công nghệ dẫn hướng này là một đặc điểm của pp có nghĩa là tuyến đường ống giữa hai giếng luôn là thẳng,và để thi công những tuyến cong thì buộc phải thi công những tuyến ngắn gần với đoạn cong thiết kế nhất có nghĩa là phải thi công càng nhiều giếng nếu muốn độ cong càng trơn.
                        Khi đầu dẫn hướng đầu tiên đã chui ra từ giếng kế tiếp thì ở giếng ban đầu lắp luôn đầu doa nối tiếp vào đoạn ống dẫn hướng và chính chiều dài đoạn dẫn hướng sẽ làm nhiệm vụ đảm bảo tuyến ống cống theo thiết kế.Như vậy đã thông chưa bạn?
                        Shield machine dùng hệ thống kích tỳ vào chính kết cấu vừa lắp dựng phía đuôi khiên vì kccg thường là BTCT đúc sẵn(Tupbing BTCT)

                        Việc thi công tunnel trong điều kiện đất sét yếu đến rất yếu trong điều kiện địa chất VN hoàn toàn không đơn giản chút nào cả. Cái công nghệ này các bác Củ Sâm gọi chúng là semi-shield- tunelling. Dự án trước bên mình cũng dùng phương pháp này để băng sông Saigòn với đường kính 2000. Mình cũng đã cảnh báo trước nhưng thầu phụ là công ty Tuksu construction và một chú construction manager của Hyundai Mobis không nghe nên kết quả là cái lưỡii khoan trị giá hơn 2M USD phải nằm lại dưới đáy sông Saigòn và anh chàng thầu phụ này phải bỏ của chạy lấy người các bác ạ.

                        Biện pháp thi công phương pháp này định vị lưỡi khoan bằng laze, và làm giảm ma sát thành ống và lưỡi khoan với đất nền xung quanh bằng dung dịch bentonite các bác ạ. Bán kính cong của profile ống vào khoảng tầm 500m (con số này tôi không nhớ rõ lắm). Khi đến giữa sông thì cái lưỡi này chẳng thể đi theo bán kính cong thiết kế được trong điều kiện đất yếu.

                        Mà cái thằng Tuksu này nó đã thi công rất nhiều công trình tương tự tại xứ Hàn Quốc thành công mỹ mãn nên rất tự tin khi vào dự án của tôi. Tuy nhiên các chú này không hiểu hoặc có thể không muốn hiểu tính phức tạp của địa chất, cộng với một lượng chủ quan nên đành phải lãnh một hậu quả đáng tiếc.

                        Kết quả là gói thầu này phải thay đổi thành phương pháp dìm ống chứ không dùng phương pháp pipe jacking bằng semi-shield tunneling nữa.

                        Trường hợp nếu tuyến quá dài thì nó còn đòi hỏi các kích trung gian nữa các bác ạ.

                        Cái gói thầu của em băng song sàigon nó có chiều dài tầm 600m là khoảng cách từ jacking well và receiving well các bác ạ.

                        Nên kết luận rằng: Cần phải hiều cái địa chất trước đã rồi mới nói chuyện ứng dụng công nghệ. Và nên chọn nhà thầu cùng công nghệ và đã thi công trong điều kiện địa chất tương tự.

                        nc. oanh
                        nc. oanh

                        Safety begins with team work

                        Ghi chú

                        Working...
                        X