QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hỏi một trường hợp tính toán ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin hỏi một trường hợp tính toán ?

    Hôm nay em đọc trong sách Sàn BTCT toàn khối của Bộ môn Công trình BTCT - ĐHXD xuất bản năm 1998 có trường hợp tính dầm phụ của bản. Em thử kiểm tra lại theo cách tính quy đổi ( từ tải hình thang quy về tải phân bố đều ) mà em biết để kiểm tra thì thấy khác nhau. Cụ thể như sau:

    Có một bản sàn kích thước 6x4,2m, có một dầm phụ ở giữa cạnh 6m. Cho biết tải trọng phân bố của sàn tương ứng với tính tải và hoạt tải là 450 và 210 kG/m^2. Tính M của dầm phụ trên.

    Theo sách: Tổng tải trọng ( tĩnh + hoạt ) truyền vào bản là dạng hình thang có giá trị là qa = ( 450+210)*cạnh ngắn = (450+210)*3 = 1980 ( cạnh ngắn =l1). M của dầm phụ trên là dạng dầm đơn giản kê trên hai gối tự do. Vì tải dạng hình thang nên M = qa*l2^2/24(3-4*beta*beta), trong đó l2 là nhịp dài của bản bằng 4,2m, beta là hệ số xác định = 0,5*l1/l2 = 0,357. Thay vào ta có M= 3624 kGm

    Theo cách khác: Quy đổi tải trọng hình thang kia về tải trọng phân bố đều theo công thức
    qtd=anpha*qa, trong đó anpha = (1-2*beta^2+beta^3); qa=qs*l1/2 = (450+210)*3/2; còn hệ số beta tương tự như trên. Do là tải phân bố đều nên M = qtd*l2^2/8 = 1725,8 kGm

    Vậy nó khác nhau ở cái gì mà giá trị chênh quá lớn vậy ?

  • #2
    Ðề: Xin hỏi một trường hợp tính toán ?

    Nguyên văn bởi hminh2008
    Hôm nay em đọc trong sách Sàn BTCT toàn khối của Bộ môn Công trình BTCT - ĐHXD xuất bản năm 1998 có trường hợp tính dầm phụ của bản. Em thử kiểm tra lại theo cách tính quy đổi ( từ tải hình thang quy về tải phân bố đều ) mà em biết để kiểm tra thì thấy khác nhau. Cụ thể như sau:

    Có một bản sàn kích thước 6x4,2m, có một dầm phụ ở giữa cạnh 6m. Cho biết tải trọng phân bố của sàn tương ứng với tính tải và hoạt tải là 450 và 210 kG/m^2. Tính M của dầm phụ trên.

    Theo sách: Tổng tải trọng ( tĩnh + hoạt ) truyền vào bản là dạng hình thang có giá trị là qa = ( 450+210)*cạnh ngắn = (450+210)*3 = 1980 ( cạnh ngắn =l1). M của dầm phụ trên là dạng dầm đơn giản kê trên hai gối tự do. Vì tải dạng hình thang nên M = qa*l2^2/24(3-4*beta*beta), trong đó l2 là nhịp dài của bản bằng 4,2m, beta là hệ số xác định = 0,5*l1/l2 = 0,357. Thay vào ta có M= 3624 kGm

    Theo cách khác: Quy đổi tải trọng hình thang kia về tải trọng phân bố đều theo công thức
    qtd=anpha*qa, trong đó anpha = (1-2*beta^2+beta^3); qa=qs*l1/2 = (450+210)*3/2; còn hệ số beta tương tự như trên. Do là tải phân bố đều nên M = qtd*l2^2/8 = 1725,8 kGm

    Vậy nó khác nhau ở cái gì mà giá trị chênh quá lớn vậy ?
    Việc quy đổi tải trọng hình thang hay tam giác về tải trọng phân bố đều không phải xuất phát từ điều kiện tương đương về mô men giữa nhịp hay lực cắt gối tựa mà chính là điều kiện tương đương về góc xoay - chỉ để thuận tiện khi sử dụng phương pháp chuyển vị. Bây giờ ít phải tính "tay" nên không cần thiết phải quy đổi như vậy nữa.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Xin hỏi một trường hợp tính toán ?

      @ninh47xd: Không phải do em tính ở nhịp mà sách tính ở nút đâu anh ạ. Em đã xem lại sách, đó là M lớn nhất giữa nhịp để tính cốt thep cho dầm phụ đó mà. Trong sách có tính thêm P bản thân nữa, nhưng vì nó là dạng P phân bố đều nên em ko đề cập đến ở đây.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Xin hỏi một trường hợp tính toán ?

        Bạn suy luận không rõ nên có sự hiểu lầm ở đây rồi. Ở đây không phải là quy đổi từ tải trọng hình thang về tải trọng phân bố đều mà chỉ có tải trọng phân bố đều (tải trọng từ bản loại dầm truyền về dầm phụ). Việc tính toán nội lực của dầm phụ trong giáo trình có xét đến sự phân phối lại nội lực cho các trường hợp tổ hợp tải trọng (còn gọi là tính theo sơ đồ khớp dẻo).

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Xin hỏi một trường hợp tính toán ?

          Xin nói lại là không phải mình suy luận mà chỉ đơn giản khi đọc sách thấy trường hợp như vậy nên nảy sinh ra việc tính toán so sánh vì thấy công thức tính M giữa nhịp khác nhau. Mình ko có máy scan để quét trang sách đó lên nên xin giải thích chi tiết lại: Có một ô bản kích thước 6x4,5m và có một dầm giữa nhịp 6m, như vậy dầm phụ đó chia ô bản ra thành 2 ô con có kích thước là 3x4,5m. Bài toán đặt ra tính và bố trí cốt thép cho dầm phụ đó. Về P đặt lên dầm phụ ( theo sách ) gồm tĩnh và hoạt tải do sàn truyền vào; tải trọng bản thân của dầm ( cái này do phân bố đều ) nên tính ko có gì. P do sàn truyền vào là dạng hình thang nên sách tính như mình đã trình bày. Vì mình đang làm ĐA nên thử quy đổi P hình thang đó sang phân bố đều ( cái này hiện nay khi tính P khung do sàn truyền vào bằng tay cũng thường làm ) và tính M theo công thức bình thường mà ai cũng biết thì thấy nó ko khớp nên mới thắc mắc thôi.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Xin hỏi một trường hợp tính toán ?

            Nguyên văn bởi hminh2008
            Theo cách khác: Quy đổi tải trọng hình thang kia về tải trọng phân bố đều theo công thức
            qtd=anpha*qa, trong đó anpha = (1-2*beta^2+beta^3); qa=qs*l1/2 = (450+210)*3/2; còn hệ số beta tương tự như trên. Do là tải phân bố đều nên M = qtd*l2^2/8 = 1725,8 kGm
            Vậy nó khác nhau ở cái gì mà giá trị chênh quá lớn vậy ?
            Theo cách khác: Quy đổi tải trọng hình thang kia về tải trọng phân bố đều theo công thức
            qtd=anpha*qa, trong đó anpha = (1-2*beta^2+beta^3); qa=qs*l1/2 = (450+210)*3/2; còn hệ số beta tương tự như trên.ở đây do có 2 ô sàn truyền vào nên bạn phải nhân 2,công thức trên chỉ là do 1 ô sàn truyền vào thôi bạn nếu 1 ô sàn là qtd=0.5*anpha*qs*l1,nếu 2 ô là
            qtđ=anpha*qs*l1(bạn thay số xem có khác nhiều kô)
            Nói ít 1 chút,làm nhiều 1 chút!!!

            Ghi chú

            Working...
            X