QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Luận bàn về tiêu chuẩn BTCT các nước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Luận bàn về tiêu chuẩn BTCT các nước

    Hồi đó khi mình học BTCT chỉ biết công thức và áp dụng nên chẳng hiểu gì cả, thậm chí đem ra tính một cây cột đơn giản vẫn còn khá lúng túng và nhiều khi không biết mấy công thức đó từ đâu ra.

    Ngay cả tiêu chuẩn VN cũng chỉ " úp úp, mở mở " mà không nói cặn kẽ sơ đồ tính từng lọai như ACI.

    Ví dụ một cái dầm đơn giản khi chịu uốn thì sơ đồ các điều kiện ứng suất và biến dạng được giả thiết ở trạng thái giới hạn về độ bền của nó sẽ thể hiện như sau :



    ở trên là theo tiêu chuẩn SABS 0100 - tiêu chuẩn BTCT của Nam Phi ( lấy cái lạ lạ cho lạ ), để ý chúng ta thấy ở tiêu chuẩn VN sẽ không thể hiện hình sơ đồ biến dạng ở giữa mà ra sơ đồ ứng suất luôn, ở TC Anh thì sơ đồ này giới hạn độ biến dạng là 0.0035 và ACI là 0.003 .

    ......

    Xin mời anh em cùng thảo luận vấn đề cũ mà hay này.

  • #2
    Ðề: Luận bàn về tiêu chuẩn BTCT các nước

    Tiêu chuẩn nào thì cũng đều sử dụng giả thiết mặt cắt phẳng (thẳng), nghĩa là trước và sau chịu tải đều là phẳng.

    Phần khác nhau là ở cái biểu đồ phân bố ứng suất bê tông, và tất nhiên nó liên quan đến cốt thép. Đơn giản nhất là giả thiết nó là hình chữ nhật, hoặc để tính toán, người ta cũng thường qui đổi thành phân bố chữ nhật. Việc qui đổi này dùng một hệ số (qui đổi từ phân bố đường cong -> hằng số). Mỗi qui trình sẽ giả thiết đường cong này là một hàm nào đó..

    Biểu đồ phân bố ứng suất như trên hình đường dùng để tính toán mặt cắt trong trạng thái giới hạn cường độ. Ở trạng thái khai thác, sự phân bố này được giả thiết là hình tam giác..

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Luận bàn về tiêu chuẩn BTCT các nước

      Em nghĩ việc thiết lập công thức trong cấu kiện chịu uốn của TCVN là khá dễ hiểu đấy chứ ạ ! Nó dựa vào 2 phương trình là tông lực kéo = tổng lực néo và pt thứ 2 là tổng Lực nén của vùng bêtông chịu nén nhân cánh tay đòn đến trục trung hòa bằng Mômen của tiết diện! 2 ẩn là x và As với 2 pt thì luôn ra được kết quả ! các hệ số như alpha si csi hay dk hạn chế chiều cao vùng nén chỉ là các bước để làm đơn giản trong tính toán thôi ! Mong các bác chỉ bảo thêm cho e
      Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

      Ghi chú

      Working...
      X