QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quan Niệm Tính đà Kiềng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

    Nguyên văn bởi nonnuoc View Post
    Thưa các bác chữ móng và chữ kiềng khác nhau rồi đó, không biết các bác dầm móng và đà kiềng (dầm kiềng ) có giống nhau không?
    Cái tên gọi chẳng có ý nghĩa gì hết, cơ bản là trạng thái làm việc của cấu kiện.
    Là kỹ sư xây dựng thì nên xem các cấu kiện trong điều kiện làm việc của nó, ví dụ cái dầm móng hay đà kiềng, nếu cứ xem nó là cấu kiện chịu uốn thì chưa chắc đúng, vì khi nhà chịu động đất thì nó còn chịu cả lực dọc. Khi đó thì có khi còn phải tính nó là cột
    Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

      Nguyên văn bởi donchihotte View Post
      Nói như vậy thì đà kiềng vừa chịu tải trọng tường vừa chịu áp lực đất. Vậy khi bố trí thép ta bố trí theo quan điểm của bác dovi fải không các bác. Tức là thép sẽ kéo hết chiều dài mà không cắt thép ở gối và nhịp như trước đây vẫn làm. Quan điểm này theo các bác thấy thế nào ạ?
      tôi không nghĩ là đà kiềng sẽ chịu áp lực của đất, đà kiềng tham gia vào hệ khung btct rồi còn đâu, nếu coi rằng đà kiềng vừa chịu tải trọng tường vừa chịu phản lực của nền đất thì những dầm dọc nhà trên tầng 2 sẽ làm việc thế nào, các dầm đó cũng sẽ đỡ tường tầng 2 và lại chịu phản lực của tường tầng 1 ở dưới à!

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

        Mô hình thử trong SAP rồi so sánh các trường hợp sẽ biết. Khi giải khung không gian mình cũng có thử tách đà kiềng ra giải riêng và so sánh kết quả với người khác thì thấy khác nhau Môment ở gối (rất lớn). Có ai giải thử nhiều trường hợp khác xin cho ý kiến.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

          đúng là khongbietgi nói như vậy cũng nói nữa pótay.com với anh này luôn. Dĩ nhiên là phản lực ở nền chỉ ở mức < tải tường truyền xuống thì làm gì mà có chuyện phản lực tường ở tầng 1 ở đây và nếu có đi nữa thì chắc gia chủ nhà đó sẽ vào bệnh viện trước khi thấy phản lực tường tầng 1.
          Còn điều này nữa, đà kiềng có tác dụng là ổn định hệ khung là chính, nếu có tải trọng tường thì cũng không đáng kể vì khi ghép tải trọng tường chỉ tính 1/3H mà thôi.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

            Còn tùy thuộc vào chuyển vị của cái đà kiềng đó, nếu độ cứng đà nhỏ, tải trọng tường lớn thì chuyển vị đà lớn --> phản lực sẽ lớn. Nếu đà có độ cứng lớn thì có thể bỏ qua áp lực đất.
            Nếu trong mô hình tính mà cho đà kiềng vào thì dẫn đến độ cứng phần chân công trình lớn, và mô men truyền xuống móng nhỏ đi, vì 1 phần vào đà kiềng. Nếu bỏ đà kiềng đi thì mômen tăng, thiên về an toàn. Tất nhiên, khi tính nội lực móng, giả sử với móng đơn, các bác hoàn toàn có thể cho hệ đà kiềng vào để đảm bảo chính xác, nhưng thiết nghĩ sẽ quá mất công vì phải giải cả hệ không gian.

            Ghi chú

            Working...
            X