QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thép sàn nhịp 4.5x6.95 như vậy được chưa?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Thép sàn nhịp 4.5x6.95 như vậy được chưa?

    Nguyên văn bởi betameo View Post
    Trao đổi thêm File Excel của bác Oanh
    Trách nhiệm của người TK là tính đúng, tính đủ , thuận lợi cho thi công và tiết kiệm nhất, mỹ thuật nhất.
    Do đó các vấn đề như sau cần được xem xét:
    1. Tác động của nhiệt độ
    2. Biến dạng của Ct tác động vào sàn
    3. Các tải trọng có thể xảy ra trong quá trình thi công (VD chất đống VL cục bộ trên sàn, thi công nhanh chưa tháo chống thì tải sàn trên truyền xuống theo chống
    4. Các sai số ngẫu nhiên của đơn vị thi công
    5. Mô hình làm việc thực tế ( tính sàn đơn, thực tế là các ô sàn liên tục)
    6. Bản vẽ rỏ ràng, sắt bố trí thuận lợi cho thi công.
    Do đó trong bài tính bác cho a=2.5 là đã xem xét đến sai số thi công, nhưng các mục khác thì sao?
    Với kết quả Fa ở bài tính, khi đưa vào bản vẽ bác còn hệ số K nào nữa không? Kinh nghiệm đối với CT đã thi công được TK như File của Bac có gì băn khoăn không?
    Các bài viết của Bác thật sự bổ ích, đặc biệt ở phần địa kỹ thuật. Mong bác tiếp tục ở nội dung trên.
    Không. Chưa thấy ai đến hỏi thăm sức khỏe cả. Nếu sàn liên tục thì lấy nội lực theo sàn liên tục.

    Bên chỗ tôi làm nếu muốn chất tải khi chưa đủ tuổi thì phải kiểm toán trước khi được phép chất tải.

    1. Vấn đề nhiệt độ không gây quá nhiều rắc rối. Có thể xử lí dễ dàng bằng việc bảo dưỡng với biện pháp khá đơn giản. Dự án trước tôi phải mô phỏng vấn đề thay đổi nhiệt độ luôn vào mô hình kết cấu.
    2. Cái này có thể mô phỏng bằng staged construction nếu muốn làm phức tạp hơn và có vẻ chi tiết.
    3. Bên chỗ tôi làm nếu muốn chất tải khi chưa đủ tuổi thì phải kiểm toán trước khi được phép chất tải. Việc tháo chống, hay bất cứ gì ảnh hưởng đến kết cấu phải được kiểm toán là an toàn trước khi thực hiện.
    4. Các sai số ngẫu nhiên của đơn vị thi công đã được kể đến do các hệ số tải trọng, tổ hợp .....
    5. Thường thì tôi lấy nội lực trong mô hình kết cấu. Bảng tính trên chỉ dùng cho những công trình đơn giản. Không phải dùng mọi lúc mọi nơi.
    6. Cái này thì là đúng.
    nc. oanh
    Last edited by nguyencongoanh; 11-06-2009, 05:50 PM.
    nc. oanh

    Safety begins with team work

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Thép sàn nhịp 4.5x6.95 như vậy được chưa?

      Nguyên văn bởi betameo View Post
      Trao đổi thêm File Excel của bác Oanh
      Trách nhiệm của người TK là tính đúng, tính đủ , thuận lợi cho thi công và tiết kiệm nhất, mỹ thuật nhất.
      Do đó các vấn đề như sau cần được xem xét:
      1. Tác động của nhiệt độ
      .....
      .
      Các bác có thể tham khảo khe co giãn trong bài:
      Nứt sàn
      Tại:
      (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Thép sàn nhịp 4.5x6.95 như vậy được chưa?

        Mình hay làm như thế này, mong các bác có ý kiến đóng góp:
        Nếu sàn mỏng (<10 cm), mũ đặt d8 thì giả thiết sàn bị đạp bẹp 4 phía thép mũ -> sàn kê 4 cạnh khớp -> thép dương. Còn thép âm sàn tính bình thường theo bảng tra. Đối với những ô sàn kê lên dầm có h thấp, dưới nó không kê lên tường thì xem hệ dầm sàn phân tích chung trong sơ đồ kết cấu thế nào để kiểm tra M dương theo 2 phương của sàn (Nếu lớn hơn số tra bảng thì chọn giá trị này để đặt thép).
        Đối với những ô sàn có HT nhỏ thì khi tính sàn, tôi lấy tối thiểu là 200x1.2 kg/m2. Vì nếu không, bạn sẽ mất công đi cải với CĐT & T.Công khi sự cố do chất tải thi công gây ra. Ngoài ra, với trường hợp này tôi chi chú rỏ về tải thi công không chất vượt HT sử dụng mà không có gia cố.
        Đối với những ô sàn dày, lý thuyết bảng tra thường không đúng nữa (khi độ cứng của dầm và sàn gần ngang nhau). Vì khi đó dầm và sàn cùng nhau gánh vác tải. Cái này nên dùng SAFE (hoặc loại TĐ) để phân tích nội lực -> thép. Loại sàn này không sợ đạp thép vì ĐK thép lớn, ô sàn dày, rất dễ định vị thép chính xác khi thi công.
        Các bác nên để ý tải sàn trên truyền xuống: dàn giáo (100 kg) + BT 12 cm (300 kg) + hoạt tải thi công (150 kg)= 450 kg/m2. Nếu sàn dưới đủ 28 ngày mà ht tính 150 kg/m2 thì về lý thuyết sàn sẽ bị nứt nếu cây chống dưới đã tháo. Tôi thấy 90% nhà thầu tháo cây chống dưới rồi mới đức sàn trên. Ngoài ra, tải chất lên sàn trong quá trình thì công bất chợt rất lớn ( có khi lên cả tấn/m2). Ngoài ra, khi đúc Bt trong đk trời nắng nóng mà bảo dưỡng không kỹ thì: theo TC356 sàn ngoài trời chỉ cho phép 25m (không US tính nhiệt) nhưng sàn có thể dài đến 35-40m -> sàn sẽ bị nứt trong quá trình thi công.
        Theo tôi nghỉ, khi kinh tế có nhỉnh lên, để cho các bác thi công được thong thả hơn, chúng ta nên tăng độ dày sàn, Đk thép và nên đặt thép sàn 2 lớp để hạn chế US nhiệt gây ra cho sàn.

        Ghi chú

        Working...
        X