QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

    KTS đọc… thiếu bản vẽ, nhà dân thiệt hại tiền tỷ!

    (Nguon va Binh luan: Source: http://www.tintuconline.com.vn/vn/xahoi/254141/)


    Thuê kiến trúc sư là một người có chuyên môn và uy tín trong ngành để thiết kế sửa chữa nhà, nhưng không hiểu vì lý do gì, KTS đã đọc… sót bản hoàn công cũ khiến nhà dân thiệt hại tiền tỷ.

    Tiến sỹ về kiến trúc đọc… sót bản vẽ?!

    Năm 2008, gia đình anh Trần Ngọc Phương và chị Vương Thu Hà (số 24/2, ngõ 2 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội) có nhu cầu sửa chữa, cải tạo kiến trúc phần bên trong ngôi nhà 4 tầng cũ của mình để mở rộng diện tích giữa các phòng. Sau khi tham vấn, anh chị đã quyết định mời TS. Phạm Trọng Thuật làm chủ trì thiết kế sửa chữa căn nhà trên. TS. Thuật là giảng viên, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, đồng thời đang làm việc tại Công ty CP Tư vấn phát triển đô thị Hà Nội.

    Trước khi thiết kế, anh chị Phương - Hà đã cung cấp cho TS. Thuật bản hoàn công cũ của căn nhà. Sau khi kiểm tra thực trạng, ông Thuật cho biết, căn nhà trên hoàn toàn có thể sửa chữa theo nhu cầu của gia đình.


    Hiện trạng ngôi nhà 24/2, ngõ 2 Giảng Võ của gia đình chị Hà và phối cảnh mới sau khi sửa chữa. (Ảnh: Thái Kiên)

    Ngày 05/9/2008, hợp đồng kinh tế về thiết kế xây dựng đã được ký kết giữa chủ hộ (bên A) là ông Trần Ngọc Phương và bên B, ông Phạm Trọng Thuật - chủ trì thiết kế. Theo đó, nội dung hợp đồng này bao gồm các điều khoản mà ông Thuật sẽ có trách nhiệm thiết kế hồ sơ sơ bộ; thiết kế hồ sơ kỹ thuật thi công (thực hiện trên cơ sở của phương án sơ bộ được thống nhất giữa hai bên) gồm có: hồ sơ thiết kế kiến trúc; hồ sơ thiết kế kết cấu; hồ sơ thiết kế điện nước; dự trù vật tư chính.

    Ông Thuật cũng đảm trách phần thiết kế hồ sơ nội thất và giám sát tác giả; giám sát các công đoạn quan trọng, kiểm tra thép cho công tác bê tông, tư vấn chọn màu sắc vật liệu hoàn xử, xử lý và tư vấn các biện pháp thi công.


    Bản vẽ công trình nhà 24/2 của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị có hàng cột (phần chấm đen ở giữa) và bản thiết kế mới do ông KTS Phạm Trọng Thuật vẽ không hề có hàng cột này. - (Ảnh: Thái Kiên)

    Chi phí cho việc thiết kế này, gia đình anh Phương, chị Hà phải trả cho bên B số tiền gần 50 triệu đồng.

    Sau khi bản thiết kế hoàn tất, ông Thuật đã giới thiệu cho gia đình anh Phương - chị Hà ông Nguyễn Vũ Băng (ở tập thể Trường ĐH Kiến trúc HN) đảm nhận phần thi công. Ngày 01/12/2008, hợp đồng xây dựng giữa ông Trần Ngọc Phương (chủ hộ) được ký kết với ông Nguyễn Vũ Băng. Việc thi công được tiến hành vào thời gian sau đó dựa trên bản thiết kế của ông Phạm Trọng Thuật.

    Theo bản thiết kế mới mà ông Thuật đưa ra, toàn bộ kiến trúc nội thất bên trong ngôi nhà sẽ được thay đổi. Trước kia, mỗi tầng gồm nhiều phòng nhỏ sẽ được dỡ tường để thông phòng, đồng thời sẽ xây dựng cầu thang bộ ở góc phía trong ngôi nhà cũng như xây dựng thêm phần mái tầng 5 (đổ bê tông) để chống nắng…

    Khi tiến hành thi công đập bỏ phần tường thông giữa các phòng, chị Hà mới biết ngôi nhà cũ của mình còn có thêm… 3 cái cột bê tông ở giữa nhà chạy thẳng 4 tầng. Theo bản hoàn công cũ và hiện trạng ngôi nhà đều thể hiện rất rõ hàng cột chịu lực này. Công trình cũ này do Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội thi công.

    Với sự xuất hiện của hàng cột này, phương án cải tạo kiến trúc nội thất bên trong ngôi nhà là hoàn toàn không phù hợp. Cụ thể, trong bản thiết kế mới của ông Phạm Trọng Thuật không hề có 3 chiếc cột bê tông ở gần giữa nhà, thay vào đó là cửa chính đi vào các phòng. Sự có mặt của 3 chiếc cột ở gần giữa nhà vào đúng vị trí mở cửa trong bản vẽ do TS. Phạm Trọng Thuật thiết kế!

    Thiệt hại tiền tỷ!

    Việc thi công của gia đình anh Phương - chị Hà tiến hành được gần 3 tháng, trong đó chủ yếu thực hiện công đoạn phá bỏ các tường thông giữa các phòng để lấy mặt bằng thi công theo bản thiết kế mới.

    Khi phá bỏ bức tường ngăn giữa các phòng (hiện trạng cũ), phát hiện hàng cột ở giữa nhà (mà trong bản vẽ mới của tiến sỹ Thuật không hề có), gia đình chị Hà đã báo cho bên thiết kế để kiểm tra lại. Thế nhưng, gia đình chị không nhận được bất kỳ thông tin nào từ phía ông Thuật - chủ thiết kế và Công ty CP Tư vấn phát triển đô thị Hà Nội. Cho đến tận cuối tháng 2/2009, khi anh Phương bức xúc gọi điện cho ông Đào Tiến Hoàn - Giám đốc Công ty CP Tư vấn phát triển đô thị HN, thì được ông Hoàn trả lời rất thản nhiên: "Chúng tôi biết có hàng cột ở đó rồi, và đã chỉnh sửa lại bản thiết kế, gia đình xuống mà lấy!".


    3 chiếc cột giữa nhà có ở tất cả các tầng 1-2-3-4. Chủ thiết kế, ông Phạm Trọng Thuật đã cho rằng không biểu hiện trên bản vẽ cũ. Theo kiến trúc nội thất mới, cửa vào các phòng... đâm thẳng vào hàng cột nên không thể thực hiện được theo bản thiết kế của tiến sỹ Thuật. (Ảnh: Thái Kiên)

    Việc thi công đã đạt được gần 60% nên gia đình chị Hà vẫn cố gắng cho làm tiếp. Thế nhưng, anh chị lại phát hiện vết nứt trần tầng 4. Lo lắng, anh chị phải cho dừng thi công. 3 ngày không thi công, tầng 3 lại tiếp tục xuất hiện vết nứt trần.

    Việc cải tạo theo bản thiết kế do tiến sỹ Phạm Trọng Thuật thiết kế đến giờ hoàn toàn bất khả thi. Thời gian gần đây, ngôi nhà 24/2 đã có dấu hiệu nghiêng về phía sau (phần tiếp giáp với bến xe Kim Mã). Nhà dân xung quanh đang yêu cầu gia đình chị Hà phải dỡ bỏ ngôi nhà đề phòng tình trạng xấu có thể xảy ra và để đảm bảo an toàn tính mạng cho họ. Chị Hà cho biết, nếu phải dỡ bỏ và làm mới ngôi nhà, gia đình chị sẽ phải thiệt hại tiền tỷ.

    Vấn đề anh Phương - chị Hà bức xúc nhất, đó là việc ông Phạm Trọng Thuật - chủ thiết kế xây dựng đã rất vô trách nhiệm đối với sự cố này. Khi biết bản vẽ mới không hợp lý, gia đình đã liên lạc rất nhiều lần nhưng ông Thuật đều im lặng.

    “Nếu ngay khi chúng tôi thông báo, ông Thuật sang sửa lại bản vẽ thì sẽ không có vấn đề gì. Đằng này, ông Thuật đã trốn tránh ngay khi đã nhận tiền thanh toán theo hợp đồng mà không thực hiện trách nhiệm giám sát các công đoạn quan trọng như trong bản hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết. Với tình trạng hiện tại, công trình nhà ở của chúng tôi đã bị ảnh hưởng nặng, buộc phải dỡ bỏ để làm mới. Mức độ thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng…” - chị Hà cho biết.


    Vết nứt xuất hiện tại tầng 3 và công trình đang có biểu hiện nghiêng về phía sau (phần tiếp giáp bến xe Kim Mã), buộc chủ hộ phải dỡ bỏ để đảm bảo an toàn tính mạng và công trình dân cư nhà hàng xóm. - (Ảnh: Thái Kiên)

    Phía gia đình chị Hà, anh Phương bức xúc vì cho rằng ông Thuật và Công ty CP Tư vấn phát triển đô thị HN đã cố tình lừa đảo người dân: “Ông Thuật là một tiến sỹ giảng dạy tại trường ĐH nổi tiếng về thiết kế kiến trúc xây dựng, việc “bỏ sót” bản vẽ là vô tình hay cố ý, hay có vấn đề về năng lực chuyên môn? Khi sự việc xảy ra, ông Thuật lại trốn tránh trách nhiệm khiến chúng tôi tự xoay xở, thiệt hại nặng nề về kinh tế, đấy có phải là đạo đức nghề nghiệp của một giảng viên, một KTS?”.

    Chị Hà cho biết, chị sẽ yêu cầu ông Thuật làm rõ trách nhiệm của mình trong vụ việc này. Hiện tại, anh chị đang phải sống nhờ trong nhà một người họ hàng, công trình nhà ở của chị đang trong tình trạng buộc phải dỡ bỏ, vì xuất hiện các vết nứt, nghiêng. Chị cho biết, để khắc phục sự cố này, chị sẽ phải mất trên dưới 2 tỷ đồng, mà nguyên nhân chính đều bắt nguồn từ bản thiết kế sai của tiến sỹ - KTS Phạm Trọng Thuật!

    Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh sự việc này.

  • #2
    Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

    bài báo này tập trung đổ hết trách nhiệm cho người thiết kế với cách nhìn hết sức là con mắt của người ngoài nghề, cái sai của thiết kế ở đây ko phải đơn giản chỉ ở chỗ vẽ thiếu mấy cái cột đúng, đúng là thiết kế lại mà bỏ qua các chi tiết đã có thì thật là cẩu thả và đáng trách. Nhưng trong trường hợp này thì rõ ràng việc dỡ bỏ hệ tường gây cho kết cấu nhà phản ứng không bình thường là vấn đề mà người thiết kế đã không lường trước.
    Thường nhà dân làm móng băng nên hiện tượng lún là hoàn toàn bình thường . Thông thường với hệ tải trọng phân bố đồng đều thì móng lún đều thì kết cấu ko vấn đề j. Nhưng nếu lún lệch thì rất nguy hiểm, trong trường hợp này hệ tường bị phá là nhiều nên việc lún lệch làm nhà nghiêng là hoàn toàn có thể xảy ra.
    Last edited by L_C_H; 31-03-2009, 08:15 PM.
    www.tienichxaydung.blogspot.com

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

      Ngôi nhà này bị nghiêng là do phần móng lệch không đều và móng này là móng đơn. Phương án để đưa ngôi nhà về trạng thái lún đều là chất tải bên hướng kia, dừng tất cả các công tác thi công khác trên ngôi nhà.
      Trắc đạc kiểm tra thường xuyên có bị nghiêng qua hướng khác nữa không và khi về trạng thái ban đầu mới bắt đầu triển khai thi công lại.
      Các bác nêu ý kiến thêm!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

        Đối với con mắt ngoài nghề người ta còn nói như vậy ? Con mắt nhà nghề thì sao ? Ai đời cải tạo nâng cấp gia tải nhà mà không cần biết kết cấu đã có ? Không gia cố móng và cột theo PA phân bố tải mới... thì nó nát... mới học được khôn !! Các bạn kết cấu sư nên cẩn thận với những nhà đôn dên theo kiểu này.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

          Thật buồn cho trình độ các kỹ sư nước nhà. Đọc báo mà không hiểu, cầm bút với laptop đi phán nhăng. Nào là lún do móng lệch, nào là móng đơn, nào là chất tải lệch, nào là cải tạo nâng cấp gia tải. Lại còn: “Trắc đạc kiểm tra thường xuyên có bị nghiêng qua hướng khác nữa không và khi về trạng thái ban đầu mới bắt đầu triển khai thi công lại”. Lại còn thế này mới choáng váng: “Không gia cố móng và cột theo PA phân bố tải mới... thì nó nát... mới học được khôn !!”. Như các kỹ sư này thì nát đời vẫn còn chưa khôn được.
          Thôi các chú xem các comment này mà tự chau dồi lại trình độ đọc hiểu đã.
          Kỹ sư - Không rõ - KS75@yahoo.com
          Tôi không tin là một TS.KTS lại có thể đọc thiếu, đọc sai bản vẽ đến nỗi không nhận ra 1 hàng cột chính giữa nhà để từ đó đưa ra phương án bố trí cửa đúng vào các cột. Chắc chắn là có khúc mắc nào đấy!
          Ho Quang - Không rõ - hoquang@yahoo.com.vn
          Theo bài báo nêu trên thì tôi suy đoán bên thiết kế sửa chữa không hề quan tâm hay có khái niệm gì về 3 hàng cột giữa nhà. Bằng chứng là đã bố trí cửa vào vị trí không hợp lý như trên. Nếu thế thì cần xem xét lại trình độ của KTS. Tuy nhiên với trình độ của một TS.KTS thì việc không xét đến hàng cột giữa là rất khó xảy ra, cũng có thể nói là không thể xảy ra.
          Thứ hai: Việc ngôi nhà 4 tầng kiên cố đã đi vào sử dụng, đã ổn định về mặt kết cấu, lún... mà các vết nứt tại dầm, sàn xảy ra ngay sau khi các tường ngăn được dỡ bỏ để thông tầng là điều cần phải xem xét. Theo quan điểm của tôi điều này rất khó có thể xảy ra. Vì vậy nguyên nhân vết nứt là do đâu cần phải được làm rõ.
          toank10 - Không rõ - toank10@yahoo.com.vn
          Tôi nghĩ một sinh viên đang theo học trong trường nào đó có liên quan đến kiến trúc hoặc xây dựng khi nhìn bản vẽ này đều biết có hàng cột giữa. Hơn nữa trong các bản vẽ hoàn công đâu chỉ riêng bản vẽ mặt bằng này mới thể hiện hàng cột mà rất nhiều bản vẽ khác đều liên quan và sẽ thể hiện hàng cột này ( bản vẽ mặt bằng móng, mặt bằng tầng 1 đến tầng 4, bản vẽ kết cấu...) do đó nói đọc thiếu bản vẽ tôi cho rằng có điều khúc mắc trong vấn đề này.
          Nhẽ ra khi được chủ nhà phản ánh, nhà báo nên tìm gặp ông Thuật để kiểm tra, tìm hiểu thêm thông tin từ 2 phía rồi đưa ra nhận xét đúng đắn chứ không nên chỉ cập nhật thông tin 1 chiều. Đây là nhà khung chịu lực, mới phá bỏ các bức tường ngăn bao che mà đã xuất hiện các vết nứt sàn, nghiêng thì tôi cho rằng chất lượng nhà lúc trước quá kém. Trong cái rủi có may, nhà chất lượng như thế nên đập đi xây lại nếu có điều kiện chứ để như vậy ở rất nguy hiểm.
          Hoàng Hải - Không rõ - arch_sn@yahoo.com
          Xin các bạn đừng vì thông tin một phía mà kết luận. Riêng vụ việc trên tôi thấy như sau:
          1. KTS Thuật vô trách nhiệm là đúng, tuy nhiên không thể đánh giá năng lực của KTS. Khi KTS Thuật nhận công trình, anh ta sẽ chuyển cho một bộ phận nào đó thiết kế, kiểm tra...sau đó đưa hồ sơ cho chủ đầu tư và thu tiền. Có thể KTS Thuật cũng chưa đọc bản vẽ một lần nào.
          2. Tôi cũng là KTS, làm quản lý thiết kế nhiều. Công việc của ông quản lý là tìm việc về cho các cộng sự làm, thời gian đâu đi kiểm tra bản vẽ. Nói như vậy để các bạn hiểu, KTS Thuật không thiết kế bản vẽ đấy đâu.
          Tran Cao Phong - Không rõ - phong_tc1@yahoo.com
          Thường thì 1 KTS lập phương án sửa chữa ngôi nhà sẽ dựa trên bản vẽ hoàn công có sẵn. Vì vậy việc kiểm tra thiết kế của ông Thuật đúng hay sai thì rất dễ, chỉ cần đối chiếu các bản vẽ mới TK với các bản vẽ hoàn công cũ là có thể đánh giá được. Còn việc nhà bị lún và nứt trong quá trình phá dỡ thì lại khác, đó có thể là do lỗi của đơn vị thi công nhà trước kia hoặc đơn vị đang phá dỡ vì theo bài báo thì 3 chiếc cột kia vẫn chưa bị phá (Nếu ai làm trong nghành XD sẽ biết là nhà kết cấu khung chịu lực thì dù có phá hết tường đi cũng không sao). Theo tôi nghĩ chúng ta không thể nhìn sự việc này dưới con mắt của chủ nhà - người đang rất bức xúc với nguy cơ bị mất gần 2 tỷ, mà nên để cơ quan thẩm định có năng lực đánh giá cho khách quan; biết đâu nguyên nhân lại là do lỗi của Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội trước kia đã làm sai.
          Kỹ sư xây dựng - Không rõ - xddn@gmail.com
          Kinh nghiệm từng trải của tôi trong xây dựng cho thấy việc này có nhiều khúc mắc. Việc này không nên thổi phồng mà nên yêu cầu một đơn vị tư vấn độc lập kiểm tra và đưa phương án xử lý. Tất nhiên, khi xây dựng một công trình bất kỳ thi người thi công phải nghiên cứu kỹ Hồ sơ hiện trạng và hồ sơ cải tạo mới thi công được. Đây là một sự cố đáng tiếc thì mọi người nên cùng nghiên cứu để giải quyết chứ đâu phải là hiện tượng giật gân!
          Tran Duc Thang - Không rõ - tranthang2000@yahoo.com
          Tôi nghĩ chúng ta không thể phán xét vấn đề chỉ dựa trên những thông tin mà chủ nhà cung cấp. Sự việc chỉ có thể đánh giá khi có sự kiểm tra, đánh giá của cơ quan chức năng. Chúng ta không thể vì những thông tin một chiều mà có những ý kiến làm tổn hại đến danh dự của KTS Phạm Trọng Thuật.Tôi mong rằng các cơ quan báo chí cần kiểm chứng thông tin trước khi đăng tránh làm tổn hại đến người vô tội.
          Nguyên Hạnh Nguyên - Không rõ - nguyenhanhnguyen72@yahoo.com
          Khi đọc bài báo lần đầu tôi cũng đã cảm thấy khúc mắc. Thứ nhất là tác giả bài báo chỉ lấy tin tức 1 chiều từ phía chủ đầu tư, ở đây không hề thấy có sự đối chiếu với KTS. Thứ 2, nhứng yếu tố xảy ra như trong bài viết, thì 1 người dù không có chuyên môn về Xây dựng cũng hiểu rõ, khi đập ra thấy có thêm cột đỡ thì càng an toàn ngôi nhà và không thể có lý do vì xuất hiện thêm cột lại thấy nứt, rạn. Thứ 3 Nhà bị nghiêng khi chưa hề chất tải mả chỉ giảm tải(do phá và chuyển bớt đi)vậy tại sao lại có chuyện do KTS thiết kế. Cuối cùng: Nếu chủ nhà nói thiệt hại đến tiền tỷ thì chúng tôi nhẩm tính dự toán toàn bộ công trình kể cả phá đi và xây hoàn trả lại đủ cột như cũ, kể cả hoàn lại bản thiết kế mới, số tiền đó cũng chưa đến 1/3. Ở đây thấy có nhiều yếu tố khuất tất???
          KTS.Nguyen Viet Hung - Không rõ - hung02k5@yahoo.com
          Đây là một bài học quá chát đối với chủ nhà cũng như đối với KTS,khi đọc xong bài báo ai cũng có một suy nghĩ phẫn nộ thay cho chủ nhà, nhưng đứng ở cuơng vị một KTS tôi thấy cũng rất nhiều vấn đề khuất tất ở đây :
          Thứ 1 nếu làm trong nghề xây dựng chẳng cần nói đến Tiến Sĩ hay Giáo Sư đi nữa, mà một sinh viên xây dựng cũng thừa hiểu không thể nào phá bỏ hay bỏ sót cũng như đọc thiếu mất đi 3 hàng cột trong kết cấu của công trình, mà hơn nữa đây lại là một công ty chuyên về thiết kế kiến trúc phải trải qua rất nhiều công đoạn thì mới hoàn tất một hồ sơ thi công xây dựng được.Huống chi trong quá trình lên phương án với chủ đầu tư, KTS và chủ đầu tư đã phải trao đổi qua lại rất nhiều, chẳng nhẽ gia chủ không thể nhân biết được căn nhà đã gắn bó bấy lâu nay của mình đã bay mất 3 cái cột mà lại không hề hay biết.
          Chủ đầu tư không biết, KTS thì không thể nói là không biết phân biệt đâu là tường đâu là cột trong một bản vẽ cả - vậy ở đây ai là người có lỗi - hay bản vẽ sai, bản vẽ đưa lên báo thì chuẩn rồi, nhưng liệu bản vẽ hoàn công từ tay gia chủ đến tay KTS liệu có vấn đề gì không ????? đây mới là vấn đề????
          Thứ 2 : đối với nhà khung thì ông Kỹ Sư ông KTS nào cũng hiểu, cột và dầm sàn là chịu lực chính, làm gì có chuyện mới phá vài mảng tường chưa đụng gì đến kết cấu khung cả mà cả nhà đã lún về phía sau, còn chuyện có nứt dăm thì điều đó không thể tránh khỏi khi cải tạo lại nhà roài.Việc lún nhà thì phải kiểm lại chất lượng công trình khi xây cũ????
          duchung - Không rõ - lovezone_hn@yahoo.com
          Nhìn kỹ bản vẽ trên bài báo tôi thấy rằng bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công không khớp nhau không chỉ là các hàng cột mà còn khác nhau cả ở các trục. Ở bản vẽ hoàn công trục 3-4 là trục dài nhất còn trục 1-2, 2-3 gần như bằng nhau. Còn ở bản vẽ cải tạo thì trục 1-2 lại là dài nhất còn trục 2-3, 3-4 là gần như bằng nhau. Kiến trúc sư không bao giờ họ sai như vậy. Do vậy chắc chắn rằng chủ nhà đã đưa bản hoàn công căn nhà không đúng.
          duc anh - Không rõ - keylove_hn@yahoo.com.vn
          việc phá dỡ tường nhà cắch chắn không thể ảnh hưởng đến khung chịu lực của nhà thậm chí còn giảm tải cho cột, dầm và móng do vậy không thể làm nứt sàn, lún nhà được. Biết đâu trong quá trình thi công đơn vị thi công sửa chữa đã để vật liệu quá nặng lên sàn gây nứt sàn. Nên khi chưa có kết luận chính xác không thể đổ cho thiết kế được, làm mất uy tín của họ.
          Hồng Hải - Không rõ - haihai_kt@yahoo.com
          Tôi là một người làm nghề xây dựng đã lâu năm. Tôi thấy bài viết có nhiều vần đề cần bàn như sau:
          1.Trong việc cải tạo nhà thì biện pháp thi công là rất quan trọng nhưng ở đây chúng ta không hề thấy trách nhiệm của người làm thi công? (Nguyễn Vũ Băng) vậy trách nhiệm có bỏ sót không? và khi thi công biện pháp chống đỡ được sử dụng như thế nào. Nếu đập phá, tháo dỡ có được chống đỡ cẩn thận không? Vậy tại sao chỉ quy trách nhiệm cho mỗi TS-KTS Phạm Trọng THuật. Khi thi công nếu thấy bản vẽ sai (như báo nói) tại sao Băng vẫn cho cải tạo. Vậy anh ta không có đầu hay non nớt về trình độ
          2.Tôi được biết khu nhà mà anh Phương và chị Hà là do công ty HUD1 thi công, trong đó có cả nhà 2 hàng cột và cả nhà 3 hàng cột. Vậy chúng ta phải hiểu là chủ nhà cung cấp cho KTS bản vẽ nào? (vì chủ nhà không biết gì về kiến trúc), và khi khảo sát KTS mới biết và điều chỉnh lại là chuyện bình thường. Bình thường khi KTS thiết kế nhà với 2 hàng cột là đã tính đủ tải trọng, vậy tại sao thêm hàng cột thứ 3 lại gây nứt được (mà 3 hàng cột chỉ có thể không hợp lý về nội thất thôi). Bất kỳ ai làm về xây dựng đều có ý nghĩ giống tôi.
          3. Nhà bị nứt và nghiêng và bị nứt khi chưa hề chất tải mà chỉ giảm tải là điều cực kỳ vô lý.Vậy tôi nghĩ có điều gì uẩn khúc và khó hiểu ở đây. Chúng ta không nên vì thông tin 1 chiều từ chủ nhà là anh Phương và chi Hà mà nên để một cơ quan chức năng có thẩm quyền thanh tra.
          Connell Phạm - Không rõ - connell@buynowfurniture.co.nz
          Là một nhà kinh doanh nhiều năm trong ngành nội thất, tôi chẳng bao giờ có những lỗi sơ đẳng trong ngành của mình. Nhưng mà nếu khách hàng quá cao tay thì nhiều khi tôi phải chào thua, đặc biệt là những khách hàng muốn người bán đền bù cho những lỗi do họ gây ra. KTS thiết kế nhà cho khách hàng cũng có khác gì với những người kinh doanh như chúng tôi? TS.Thuật không phải lần đầu đi thiết kế nhà mà lại không thấy mấy cái cột đen to như vậy trên bản vẽ? Khi phát hiện ra cột không có trong bản vẽ mà chủ nhà vẫn cố cho thi công tiếp? Liệu phải chăng đây là hiện tượng "ăn vạ" nhà cung cấp thời hiện đại ? Tôi thấy bài báo chỉ phản ánh thông tin được cung cấp từ một phía mà không thấy một kết luận nào của công ty điều tra? Đối với những gì chưa rõ ràng, bài báo này đã xúc phạm đến danh dự của TS. Thuật nói riêng và các KTS nói chung.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

            Liễu Trai - Không rõ - Vaio_picachu@yahoo.com
            Bài viết được chủ nhà đặt nên không có chuyện nghe 2 tai.Chủ nhà chắc phải làm việc với KTS về ý tưởng và khảo sát hiện trạng cũng như trên hồ sơ hoàn công.Xem MB hoàn công rất rõ hàng cột giữa vậy khi duyệt phương án cải tạo thấy không còn hàng cột giữa không thắc mắc sao?Còn TS KTS Thuật thì quá vô trách nhiệm !?? Đừng làm như vậy mà ảnh hưởng đến những người làm tư vấn.Hãy đối mặt với thực tế để cùng chủ nhà làm rõ trách nhiệm để khắc phục khi chưa muộn .Đã ký chủ trì TK thì không làm vẫn phải chịu trách nhiêm .
            vancong - Không rõ - concad70@yahoo.com.vn
            Chúng ta đang tiếp cận thông tin một chiều tư phía chủ nhà cung cấp, đánh giá khách quan sự việc ta có thể nhận thấy mấy điểm cần xem xét lại như sau:
            - Thứ nhất, để lập được hồ sơ thiết kế cải tạo người thiết kế cần phải dựng lại hồ sơ trên cơ sở bản vẽ hoàn công. Có thể nhận thấy rằng người thiết kế không thể cùng lúc bỏ sót 03 cột BTCT trong bản vẽ cải tạo như bài báo đã đưa. Vậy câu trả lời là cần phải kiểm tra lại bản vẽ hoàn công chủ nhà cấp cho bên thiết kế có đúng như bản vẽ hoàn công chủ nhà đã cung cấp cho báo.
            - Thứ hai, hồ sơ hoàn công cho thấy ngôi nhà có kết cấu khung chịu lực (có thể cho phép tháo dỡ toàn bộ các tường ngăn che mà không ảnh hưởng đến kết cấu và sự bền vững của ngôi nhà). Như vậy hiện tượng nứt sàn, nghiêng nhà có thể do hai nguyên nhân: chất lượng thi công lần đầu không đảm bảo (nhà khung kết hợp tường chịu lực?) hoặc biện pháp thi công cải tạo chưa đúng (công tác phá dỡ khoan, đục…). Đây hoàn toàn không thể là nguyên nhân ở khâu thiết kế.
            - Thứ ba, sau những gì mà chủ nhà đã kết luận về năng lực và trách nhiệm của bên thiết kế (theo phân tích ở trên là không có cơ sở) thì thái độ và phản ứng của bên thiết kế cũng dễ hiểu.Như vậy đánh giá lại có thể thấy cần phải xem xét lại trách nhiệm của các bên thi công, bên thiết kế cũng cần bắt tay chủ nhà để hoàn chỉnh lại bản vẽ cải tạo phù hợp với hiện trạng công trình đã phá dỡ và thi công dở dang để hoàn thành trách nhiệm của thiết kế. Chủ nhà cũng cần thay đổi quan điểm ứng xử với bên thiết kế sau khi đã phân định rõ trách nhiệm của các bên.
            Nguyen Dinh Duc - Không rõ - dinhduc81@yahoo.com
            Tuy không phải là KTS nhưng đọc bài này tôi thấy không khách quan. Thông tin từ một phía, không có sự đối chiếu của TS Thuật.
            Pham Thanh Long - Không rõ - ptlong04x1@yahoo.com
            Là một học sinh của thầy, được tiếp xúc và được thầy hướng dẫn tỉ mỉ, tôi hiểu rõ tính cách và tinh thần trách nhiệm của thầy. Xưa nay, thầy chưa từng ầu thả (khi thầy hướng dẫn đồ án cho tôi). Tôi không tin là thầy có thể đọc thiếu bản vẽ.
            VanCong - Không rõ - concad70@yahoo.com.vn
            Chúng ta đang tiếp cận thông tin một chiều tư phía chủ nhà cung cấp, đánh giá khách quan sự việc ta có thể nhận thấy mấy điểm cần xem xét lại như sau:
            Thứ nhất, để lập được hồ sơ thiết kế cải tạo, người thiết kế cần phải dựng lại hồ sơ trên cơ sở bản vẽ hoàn công. Có thể nhận thấy rằng người thiết kế không thể cùng lúc bỏ sót 03 cột BTCT trong bản vẽ cải tạo như bài báo đã đưa. Vậy câu trả lời là cần phải kiểm tra lại bản vẽ hoàn công chủ nhà cấp cho bên thiết kế có đúng như bản vẽ hoàn công chủ nhà đã cung cấp cho báo.
            Thứ hai, hồ sơ hoàn công cho thấy ngôi nhà có kết cấu khung chịu lực (có thể cho phép tháo dỡ toàn bộ các tường ngăn che mà không ảnh hưởng đến kết cấu và sự bền vững của ngôi nhà). Như vậy hiện tượng nứt sàn, nghiêng nhà có thể do hai nguyên nhân: chất lượng thi công lần đầu không đảm bảo (nhà khung kết hợp tường chịu lực?) hoặc biện pháp thi công cải tạo chưa đúng (công tác phá dỡ khoan, đục…). Đây hoàn toàn không thể là nguyên nhân ở khâu thiết kế.
            Thứ ba, sau những gì mà chủ nhà đã kết luận về năng lực và trách nhiệm của bên thiết kế (theo phân tích ở trên là không có cơ sở) thì thái độ và phản ứng của bên thiết kế cũng dễ hiểu.Như vậy đánh giá lại có thể thấy cần phải xem xét lại trách nhiệm của các bên thi công, bên thiết kế cũng cần bắt tay chủ nhà để hoàn chỉnh lại bản vẽ cải tạo phù hợp với hiện trạng công trình đã phá dỡ và thi công dở dang để hoàn thành trách nhiệm của thiết kế. Chủ nhà cũng cần thay đổi quan điểm ứng xử với bên thiết kế sau khi đã phân định rõ trách nhiệm của các bên.
            ngoc trâm - Không rõ - ngoctram_19732000@yahoo.com
            Tôi cũng thấy có gì đó không được chính xác về những vấn đề mà báo đưa tin. Xin các bạn đừng vì thông tin 1 phía mà đã vội kết luận. Riêng vụ việc trên tôi thấy cơ quan chức năng thanh tra nên vào cuộc để kiểm tra xem sai sót này là do ai? có phải do KTS Phạm Trọng Thuật không hay do sự xuông câp của ngôi nhà trước khi cải tạo hay từ phía người nhận thi công cải tạo (KS Nguyễn Vũ Băng).
            Thanh Hồng - Không rõ - Hong_19732000@yahoo.com
            Tôi là người đã làm nghề xây dựng hơn 10 năm, thời gian chưa thực dài nhưng cũng đủ để đánh giá một công trình, nhất là công trình về nhà dân. Thứ nhất: Khi cải tạo nhà thì biện pháp thi công là rất quan trong nhưng ở dây, chúng ta chưa thấy nới gì đến trách nhiệm của người thi công là KS Nguyễn Vũ Băng. Nhà chưa xây thêm, chưa có tải trọng sao lại gây nứt hay nghiêng được, có chắc chỉ là do kết cấu của ngôi nhà trước khi cải tạo đã quá xuống cấp.Hay do lỗi của người thi công. Tôi được biết KTS Phạm Trong Thuật và KTS Ngô Kim Dung là 2 đối thủ sáng giá để lên chức Trưởng phòng đào tạo. KS Nguyễn Vũ Băng là em rể của KTS Ngô KIm Dung. Vậy có điều gì khuất tất trong chuyện này không???
            Thứ 2: Ngôi nhà nếu 2 hàng cột thì KTS đã tính đủ chiu lực, thì khi có thêm hàng cột thứ 3 thì công trình càng chắc chắn. Tại sao lại gậy nứt và nghiêng???Thời gian gầng đậy có nhiều công trình xuống cấp, nhưng nếu là người chuyên môn, người ta trước tiên tiên sẽ kiểm tra về thi công trước rồi mới kiếm tra đến bản vẽ thiết kế sai ở chỗ nào. Nhưng ở đây chúng ta chỉ thấy phê phán bên thiết kế mà không nói đến bên thi công là không khách quan??
            Nguyễn Lê Mai - Không rõ - Lemai_86@yahoo.com
            Tôi là sinh viên đã từng được thầy Thuật hướng dẫn đồ án. Thầy rất giỏi và hiền lành. Thầy rất cẩn thận khi chỉnh sửa hay hướng dẫn cho chúng tôi. Ở trường Kiến trúc của tôi, thầy Thuật là thần tượng của nhiều giáo viên và sinh viên. Chúng tôi mong rằng sự thật vẫn là sự thật, mong rằng sự uẩn khúc của việc này sẽ được đưa ra ánh sáng
            Minh Hoang - Không rõ - minhhoang_hanoi@yahoo.com
            Theo thông tin mà bạn Thanh Hồng đưa: "Tôi được biết KTS Phạm Trong Thuật và KTS Ngô Kim Dung là 2 đối thủ sáng giá để lên chức Trưởng phòng đào tạo. KS Nguyễn Vũ Băng là em rể của KTS Ngô KIm Dung. Vậy có điều gì khuất tất trong chuyện này không???" Tôi nghĩ chắc đây là một âm mưa nhằm làm tổn hại danh dự của TS KTS Phạm Trọng Thuật nhằm tranh chấp chức vị.
            Nguyễn Việt Anh - Không rõ - anhviet@yahoo.com
            Tôi rất đồng tình với bạn Minh Hoàng, chúng ta không nên vội chỉ trích KTS Thuật, tạo điều kiện cho những người ham quyền cố vị, chà đạp lên cả đồng nghiệp.
            Phan Đăng Lưu - Không rõ - dangluuphan@yahoo.com
            Là một học sinh của thầy, được tiếp xúc và được thầy hướng dẫn tỉ mỉ, tôi hiểu rõ tính cách và tinh thần trách nhiệm của thầy. Xưa nay, thầy chưa từng ầu thả (khi thầy hướng dẫn đồ án cho tôi). Tôi không tin là thầy có thể đọc thiếu bản vẽ. Có lẽ thầy là nạn nhân của một vụ tranh chấp quyền lợi như nhiều bạn đọc đã nêu ở trên.
            Vũ Minh Đức - Không rõ - minhduc97k5@yahoo.com
            Thầy Thuật kính yêu của em, chúng em, thế hệ sinh viên 97k luôn tin tưởng ở thầy, thầy chỉ là người bị hại. Thầy yên tâm, sự thật sẽ được làm sáng tỏ, và những người vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác sẽ phải trả giá.
            Hồ Tuấn - Không rõ - bacni2000@yahoo.com
            Tôi không nghĩ rằng với trình độ của ông Thuật mà lại có sự sai sót như vậy, có thể chỉ là ông ta nhận công trình, về đưa cho nhân viên, hoặc sinh viên của ông Thuật làm, sau đó ông chỉ kiểm tra qua nên không để ý. Nhưng làm sai thì phải sửa, không thể trốn tránh như vậy được.
            Nguyễn Đình Văn - Không rõ - Dinhvannguyen_02K@yahoo.com
            Thầy Phạm Trọng Thuật là giáo viên có năng lực, đã hướng dẫn và dìu dắt nhiều sinh viên trở thành KTS có thể làm việc được ngay. Thầy là sự gương mẫu cho sự học giỏi (là sinh viên tiêu biểu của Châu Á). Vậy tại sao có chuyện thầy không cẩn thận khi đọc xót bản vẽ. Tôi không tin những điều báo đã đưa tin.Hãy để thanh tra xây dựng kết luận chính xác ai sai, ai đúng. Thầy luôn là thần tượng của chúng em. Thấy hãy cố gắng lên thầy nhé. Chúng em luôn ủng hộ thầy và quý mến thầy
            Đoàn Khoa - Không rõ - Doankhoa_1960@gmail.com
            Tôi là một người quản lý một công ty xây dựng có tiếng ở Hà Nội, tôi đã theo dõi bài viết và đã đọc những phản hồi của các bạn. Có những phản hồi của những người trong nghề xây dựng và không làm nghề xây dựng nhưng tôi có thể đuc kết môt số ý kiến như sau:
            1. KTS Phạm Trọng Thuật có thể sai sót khi không hợp tác chặt chẽ với chủ nhà để xảy ra sư cố (như báo đưa) chỉ là 1 phần trách nhiệm thôi, còn chủ yếu phải nhắc đến nhiều nhất là chủ thi công KS Nguyễn Vũ Băng, nhưng không hiểu vì lý do gì mà chủ nhà ưu ái và báo chí không nhắc đến là điều tôi cùng thấy thắc mắc (không biết có phải vì sự cạnh tranh như một số bạn đưa tin không) nhưng chuyện khi cải tạo nhà mà nghiêng là điều khó có thể xảy ra vì chưa có xây mới, chưa có tải trọng đè nén.
            Còn KS Băng khi cải tạo nhà có chống đỡ cột từ tầng 1 lên đên tầng trên không hay đập phá tầng nào mới chồng tầng đó. Khả năng gây nứt theo chủ quan của tôi không thể do bản thiết kế gây ra được.Mà phải quy kết trách nhiệm từ bên nhận thi công mới đúng.
            2. Bản vẽ 3 hàng cột và bản vẽ 2 hàng cột mà báo đưa là hoàn toàn khác nhau và rất vô lý, vậy chúng ta phải xem chủ nhà đã cung cấp thông tin nào cho báo.Nếu trong công trình nhà thiết kế 2 hàng cột nhưng khi cải tạo phát hiện thấy hàng cột thứ 3 (không dập đi) là không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.Vậy tại sao bài báo chỉ thấy đả kích 1 phía mà không nhắc đến người thi công của chủ thi công là KS Nguyễn Vũ Băng
            3. Cuối cùng, chủ nhà đưa ra thông tin là mất hàng tỷ đồng cũng là điều nực cười, nếu ai chịu khó nhẩm tính sẽ thấy số tiền đó là đang ở trên mây.Vậy tôi thấy chúng ta đừng nên bàn tán, phê phán lung tung nữa hãy để một cơ quan chức năng kiêm chứng chinh xác.
            Trần Kiên - Không rõ - KienTTC@yahoo.com
            Không nên đưa vấn đề chính trị ra bàn ở đây. Hãy làm rõ vì sao công trình xảy ra sự cố, làm rõ trách nhiệm của cả bên Thi công. Trong quá trình làm rõ các vấn đề sẽ biết có hay không có những hành động chính trị bẩn thỉu ở đây.Theo kinh nghiệm từ các công trình thì ông Nguyễn Vũ Băng nên chuẩn bị trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra ngay từ bây giờ!
            nguyễn Hằng - Không rõ - hangnguyen_1977@yahoo.com
            Sự tranh đấu là điều cần thiết để cuộc sống được tốt hơn, nhưng sự canh tranh không lành mạnh là điều chúng ta cần lên án mạnh mẽ. Điều bạn Thanh Hồng nói là điều có thực, chúng tôi biết và thật sốc khi cùng con người, cùng đồng nghiệp với nhau mà lại làm điều thất đức như vậy. Mong rằng toà án lương tâm sẽ cắn rứt họ suôt đời.
            Phạm Dũng Nguyên - Không rõ - archnpth@yahoo.com
            Khi đọc bài này tôi có một số ý kiến như sau:1. Bài báo một chiều, thiếu khách quan. Những thông tin như "thi công đã đạt được gần 60% nên gia đình chị Hà vẫn cố gắng cho làm tiếp", "thiệt hại tiền tỷ"... rất ngô nghê cảm tính, không chính xác. Đề nghị người viết cần có thông tin hai chiều để người đọc nhìn nhận sự việc được chính xác. Nêu lên một việc thiếu trách nhiệm để mọi người phê phán là đáng hoan nghênh, nhưng đưa chứng cứ không chính xác dựa vào lợi ích một bên để một người tốt bị oan, bị ảnh hưởng tới sự nghiệp là có tội.
            Nếu sự việc được làm rõ: tài liệu cung cấp cho bên tư vấn không có hàng cột như trong bài, hoặc cung cấp chậm trễ sau khi đã có thiết kế, KTS Phạm Trọng Thuật hoàn toàn có thể khởi kiện nhà báo vì đã bị vu khống, bôi nhọ danh dự.
            2. Trong khi cải tạo, rạn nứt tường là chuyện bình thường. Nghiêng lún chắc chắn do biện pháp thi công hoặc chất lượng ngôi nhà, trong trường hợp này hoàn toàn có thể khắc phục
            .3. Gia chủ và KTS và nên ngồi lại trực tiếp với nhau tìm ra cách giải quyết một cách thẳng thắn.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

              Và đây là bài báo tiếp theo của vietnamnet. Bài này càng thể hiện sự đồi bại của các phóng viên.
              http://ttol.com.vn/vn/xahoi/215862/index.html
              Chưa tìm được tiếng nói chung vụ KTS đọc thiếu bản vẽ
              06/04/2009 00:00 (GMT +7)
              Về việc KTS đọc… thiếu bản vẽ, nhà dân thiệt hại tiền tỷ, phía gia đình người dân và bên thiết kế xây dựng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
              Chị Vương Thu Hà (chủ ngôi nhà số 24/2, ngõ 2, Giảng Võ) cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã liên lạc với bên Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội để tìm phương án giải quyết. Nhưng đến thời điểm hiện tại, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
              Ngày 24/3/2009, ông Phạm Trọng Thuật đã cùng ông Đào Tiến Hoàn (GĐ Công ty CP Tư vấn Phát triển Đô thị HN) đến gặp gia đình chị Vương Thu Hà. Gia đình chị Hà yêu cầu bên thiết kế xây dựng làm một bản xác nhận chỉ ra những sai phạm của bên B, và trách nhiệm của bên B trong vấn đề này như thế nào.

              Thế nhưng cho đến cuối ngày 28/3, gia đình chị Hà vẫn chưa thấy bên B liên lạc. Sốt ruột, gia đình chị đã gọi điện tới ông Phạm Trọng Thuật và nhận được câu trả lời của bên B: cần có thời gian để đánh giá mức độ đúng sai, nguyên nhân vì sao… trước khi có phương án giải quyết.
              Chị Hà cho biết: gia đình chị không bắt bên B (bên thiết kế xây dựng) phải bồi thường thiệt hại cho gia đình. Anh chị chỉ bức xúc trước việc, khi gia đình phát hiện bản thiết kế xây dựng có sai sót, nhưng phía công ty CP tư vấn Phát triển đô thị Hà Nội đã thiếu trách nhiệm trong việc cùng người dân khắc phục sự cố.
              Ngày 03/4, chị Vương Thu Hà đã xuống trường ĐH Kiến trúc HN phản ánh sự việc trên với Phòng đào tạo, đề nghị nhà trường can thiệp. Gia đình chị đề nghị nhà trường tạo điều kiện về thời gian để ông Phạm Trọng Thuật giải quyết dứt điểm sự cố này.
              Làm việc với gia đình chị Vương Thu Hà, ông Thuật thừa nhận có sai sót trong bản thiết kế, đề nghị trả lại tiền thiết kế và xin được thanh lý hợp đồng.
              Ông Chu Văn Đu, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho biết: nhà trường tạo điều kiện về thời gian để ông Phạm Trọng Thuật giải quyết dứt điểm vụ việc đối với gia đình chị Vương Thu Hà. Trong sự việc này, khi ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng, ông Thuật với danh nghĩa là đại diện của Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội, do đó nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện để ông Thuật giải quyết công việc riêng của mình.
              Khi sự việc xảy ra, gia đình chị Hà đã cho dừng việc thi công. Trong bản thanh lý hợp đồng (phụ lục hợp đồng số 01 giữa bên thi công với gia đình ông Trần Ngọc Phương) có ghi rõ: Ngày 01/12/2008, bên nhận thầu (đại diện là ông Nguyễn Vũ Băng) ký kết hợp đồng xây dựng ngôi nhà số 24/2 Giảng Võ. Ngày 20/01, khi đang tiến hành thi công phá dỡ tường ngăn của các tầng thấy có thêm hàng cột ở giữa (theo bản thiết kế mới của ông Phạm Trọng Thuật thì không có hàng cột này). Bên thi công đã thông báo cho bên thiết kế kiểm tra để có hướng xử lý. Bên thi công chuyển sang cắt cầu thang tầng 5.
              Ngày 01/3/2009 (sau 4 ngày cắt cầu thang tầng 5) phát hiện thấy vết nứt sàn tầng 4 và ba ngày sau nứt thêm sàn tầng 3. Sau khi kiểm tra nhận thấy nguy hiểm nếu vẫn tiếp tục thi công. Để đảm bảo an toàn cho chủ nhà và bên thi công, hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng, không có tranh chấp. Tổng số tiền bên A đã thanh toán cho bên thi công là 80 triệu, tính đến thời điểm hợp đồng được thanh lý.
              Bản thiết kế mới của ông Phạm Trọng Thuật xác định không có hàng cột ở giữa nhà, nhưng khi thi công lại xuất hiện. Điều này làm ảnh hưởng đến mỹ thuật của nội thất bên trong ngôi nhà, và do đó, phương án cải tạo mới bên trong (theo bản thiết kế của ông Thuật) là không khả thi. Hiện trạng ngôi nhà nứt (và có biểu hiện lún về phía sau), nguyên nhân không phải do bên thiết kế. Gia đình chị Hà cũng không đổ trách nhiệm cho bên thiết kế về sự cố này. Tuy nhiên, chị khẳng định, nếu bên thiết kế có trách nhiệm với gia đình chị, xuống khảo sát và điều chỉnh lại bản vẽ, thì hậu quả trên có thể sẽ không có, và không khiến gia đình chị thiệt hại nặng nề như vậy!
              Theo ông Vũ Mạnh Tuấn, kỹ sư xây dựng (Công ty tư vấn xây dựng trường ĐH Xây dựng Hà Nội): Bên thiết kế đã có sai sót trong việc khảo sát trước khi thiết kế. Mặt khác, trong bản vẽ phần móng của ngôi nhà thể hiện rõ hàng cột ở giữa nhà. Nếu bên thiết kế sớm điều chỉnh lại bản vẽ cho phù hợp, thì sẽ không có những việc đáng tiếc như vậy.
              Hiện tại, gia đình chị Hà đã thuê người đến dỡ bỏ phần mái bê tông tầng 5 (tum). Theo yêu cầu của các hộ dân xung quanh, anh chị phải đảm bảo an toàn cho các nhà xung quanh bằng việc che chắn kín công trường. Tuy nhiên, việc thi công gây tiếng ồn, nhiều người hàng xóm đã yêu cầu anh chị phải có biện pháp… giảm tiếng ồn thì mới tiếp tục được thi công tiếp.
              “Nếu thuê giám định công trình vào để xem nguyên nhân vì sao lún nứt, thiệt hại do bên nào thì mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, và chúng tôi cũng đã thực sự kiệt sức! Chúng tôi vừa phải làm hợp đồng với bên phá bỏ ngôi nhà với chi phí 35 triệu đồng và toàn bộ sắt thép của công trình cũ!” – anh Trần Ngọc Phương cho biết.
              Theo tính toán, để công trình hoàn thành, anh chị sẽ phải mất thời gian tính bằng năm. Trong thời gian đó, anh chị phải thuê nhà để ở. “Chúng tôi cần biết bên thiết kế có trách nhiệm với những sai sót của họ như thế nào, mà trước tiên đó là thái độ và tinh thần trách nhiệm. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa bắt bên thiết kế phải có trách nhiệm bồi thường kinh tế. Tôi đã quá mệt mỏi vì chờ đợi, vì bên B chưa thể hiện được tinh thần trách nhiệm cùng chúng tôi giải quyết hậu quả này! Tôi cũng sẽ tính đến khả năng nhờ sự can thiệp của pháp luật để giải quyết vụ việc này.” - chị Hà cho biết.
              Phóng viên đã nhiều lần liên lạc với cá nhân ông Phạm Trọng Thuật để tìm hiểu sự việc, thế nhưng, cũng như gia đình chị Vương Thu Hà, chúng tôi cũng phải… chờ đợi!
              Theo Thái Kiên


              và đây là các comment:

              arthurine - arthurine_usa@yahoo.com
              Tôi là một người đang học Thạc sĩ kiến trúc ở Mỹ về thăm nhà, tôi đã theo dõi bài viết về "Kiến trúc đọc xót bản vẽ" tôi thấy bài viết có nhiều cái uẩn khúc: Thứ nhất: Bài viết trước thì đầy bức xúc quy kết KTS vô trách nhiệm, . . . nên gây nghiêng, nứt nhà mà ở bài này thì chính chủ nhà lại khắc định không do lỗi Kiến trúc sư, vậy thì chắc chắn do bên thi công hay do người thi công trước khi cải tạo.

              Thứ hai: Bài viết trước nói là do đọc xót bản vẽ nên không biết 2 hàng cột và 3 hàng cột là điều phi lý vì tôi cũng học kiến trúc nên điều đó là không thể xảy ra, trừ phi chủ nhà đưa cho KTS bản vẽ đầu là 2 hàng cột, sau đó mới đưa bản vẽ 3 hàng cột. Nhưng ở bài trước chủ nhà cũng nói là KTS đã sửa lại theo 3 hàng cột rôi khi mà nhà chưa xây mới, mới chỉ đập tường thì đã ảnh hưởng gì đến nội thất, kiến trúc nhà. Vì nhà đập xong mới xây mới mà không theo bản vẽ 3 hàng cột mới ảnh hưởng đến nội thất nhà chị Hà chứ, đăng này đã xây mới đâu mà ảnh hưởng đến nội thất nhà chị.

              Thứ 3: Chủ nhà không đòi KTS Thuật bồi thường về tiền vậy thì chủ nhà cho đăng báo là vì mục đích gì? phải chăng làm mất danh dự người khác và tôi cũng thấy lời phản hồi của bài viết trước khíên những độc giả chúng tôi thấy đằng sau nó có rất nhiều khuất tất cần xem xét.
              haihai_kt - Haihai_kt@yahoo.com
              Tôi thấy bài viết có dụng ý làm tổn hại thanh danh KTS Thuật khi bài viết trước thì quy kết trách nhiệm do lỗi của KTS Thuật làm gây nghiêng, lún nhà thế mà ở bài viết này chị Hà lại khẳng định: "Hiện trạng ngôi nhà nứt (và có biểu hiện lún về phía sau), nguyên nhân không phải do bên thiết kế. Gia đình chị Hà cũng không đổ trách nhiệm cho bên thiết kế về sự cố này." Vậy lỗi này không phải do lỗi của KTS Thuật, vậy gia đình chị Hà còn muốn gây khó dễ cho KTS vì mục đích gì?
              Còn ông Vũ Mạnh Tuấn đưa ra rằng do bên thiết kế không khảo sát trước nên gây sự cố. Vậy tôi đưa ra câu hỏi này: Là ông có biết chủ nhà đưa cho KTS luc đầu là bản vẽ 2 hàng cột trước hay 3 hàng cột trước? vì đọc xót bản vẽ là điều không thể có. Trong khi chủ nhà mới chỉ đập tường, chưa xây mới sao ảnh hưởng đến kết cấu khung nhà và nội thất nhà được. "Bên thi công đã thông báo cho bên thiết kế kiểm tra để có hướng xử lý" điều đó có đúng không ? mà sao chưa có sửa đổi bản vẽ của KTS mà bên thi công đã tự ý sửa đổi : " Bên thi công chuyển sang cắt cầu thang tầng 5". Vậy có thể hiểu là lỗi này không do KTS mà do lỗi của KS Nguyễn Vũ Băng, sao chủ nhà lại ưu ái không truy cứu trách nhiệm của thi công? vậy có uẩn khúc của mối quan hệ nào đây mà các phản hồi trước đã nhắc tới không?
              vương hồng long - vuonghonglong@gmail.com
              Kính thưa toà soạn! Với bài báo lần này thì tôi thấy có phần sác đáng và công minh hơn bài báo vừa qua.Sư việc một khi chưa sáng tỏ thì không cần phải đưa những lời lẽ quá nặng nề để làm phương hại đến danh dự của người khác. Mọi việc cần từ từ làm rõ và trả sự thực về đúng vị trí của nó. Nhưng trong bài này tôi vẫn chưa thấy vai trò thực sự của ông Nguyễn Vũ Băng trong việc này?

              Phải chăng cần có sự điều tra và làm sáng tỏ vấn đề của bên cơ quan điều tra? Chứ cứ viết vậy thì cho dù báo viết là không đổi lỗi, nhưng hình như chủ nhà đang có hướng đẩy phần trách nhiệm đó cho bên thiết kế hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi cũng không phủ nhận việc thiết kế của bên HUDC có sai sót nhưng nhìn một cách công tâm một bản thiết kế cải tạo kiến trúc nếu có sai sót thì hoàn toàn không có vấn đề gì nghiêm trọng phương hại đến kết cấu nên việc lún lệc là có vấn đề. Vấn đề ở đây chính là trong thi công hay trong chất lượng công trình?

              Tôi rất muốn sự việc nên làm rõ dứt điểm để không khiến dư luận có những đánh giá không tốt đến một công ty xây dựng gây thiệt hai cho công ty đó và làm phương hại đến danh dự của một người thầy đã được nhiều thế hệ sinh viên của trường kính trọng và yêu quý về phẩm chất đạo đức cũng như trình độ chuyên môn sâu.
              Last edited by quỳnh tuất; 23-04-2009, 12:19 AM.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

                Trần Tuấn Anh - anhtuan_arc@gmail.com
                Tôi cũng là một KTS, với bài viết này tôi có ý kiến như sau: "Khi phá bỏ bức tường ngăn giữa các phòng (hiện trạng cũ), phát hiện hàng "cột ở giữa nhà" "anh Phương bức xúc gọi điện cho ông Đào Tiến Hoàn - Giám đốc Công ty CP Tư vấn phát triển đô thị HN, thì được ông Hoàn trả lời rất thản nhiên: "Chúng tôi biết có hàng cột ở đó rồi, và đã chỉnh sửa lại bản thiết kế, gia đình xuống mà lấy!".

                Vậy thì ở bài viết này nhận thấy nhà mới chỉ tháo dỡ tường ngăn nên chưa ảnh hưởng đến khung nhà và nội thất nhà vì KTS đã chỉnh sửa khi chưa xây mới. Vậy thì tại sao lại khẳng định là bản thiết kế không khả thi khi đã chỉnh sửa. "Hiện trạng ngôi nhà nứt (và có biểu hiện lún về phía sau), nguyên nhân không phải do bên thiết kế. Gia đình chị Hà cũng không đổ trách nhiệm cho bên thiết kế về sự cố này". Chủ nhà cũng tự khẳng định là lỗi này không phải do KTS, vậy là do lỗi của công trình trước khi cải tạo hay lỗi của KS Nguyễn Vũ Băng. Vậy tại sao chủ nhà vẫn quy kết do lỗi của KTS Thuật. Đọc 2 bài báo này, tôi thấy nhiều cái không thoả đáng, yêu cầu làm rõ có phải cố tình "bôi nhọ thanh danh KTS" nhằm tranh quyền chước vị như các phản hồi trước không??? hay điển hình của "ăn vạ" thời hiện đại.
                triminh - triminh108@ymail.com
                Thưa toà soạn.Sau khi tôi đọc bài viết của quí toà tôi thấy có mấy điều cần chú ý.Thứ nhất tôi thấy Quí toà nên có tư vấn về kiến trúc và xây dựng khi đăng bài để hiểu rõ ràng hơn về vấn đề này,để làm sao khi đăng bài mình là người hiểu biết rõ ràng nhất về nội dung bên trong sự việc,tránh sự lợi dụng của hai bên.Theo tôi được hiểu khi có vấn đề về khi thi công thì bên thi công phải dừng lại để báo cho bên thiết kế điều chỉnh cho phù hợp.Vậy vấn đề ở đây là bên thi công không đảm bảo đúng khi thi công.Bên thi công nên đứng ra chịu chách nhiệm trước ra đình vụ việc này.Mong quí toà đang bài của tôi để thấy rõ sự anh minh của Quí toà.Xin cảm ơn
                Tuyên - TuyenBD@gmail.com
                Chúng ta hãy xét đến mặt khác của vấn đề: khi KTS Thuật cũng là 1 khách hàng của nến kinh tế thị trường. Trong đó người người đều được khuyến khích làm kinh tế, xây dựng và khẳng định thương hiệu của bản thân của doanh nghiệp, góp phần xây dựng đất nước thì rõ ràng ở đây ông TS.KTS Thuật lại là người bị hại. Tôi cho rằng phải thuê 1 đơn vị thẩm tra độc lập để xác định nguyên nhân gây nứt, lún của ngôi nhà. Sau khi đã xác định nguyên nhân không phải do THIẾT KẾ SỬA CHỮA KIẾN TRÚC (chắc chắn 99% là không phải lỗi do thiết kế) Thứ 1: ông Thuật có có thể kiện gia đình bà Hà và các cá nhân liên quan đã đưa thông tin và có những khẳng định chưa chính xác, tạo dư luận xấu làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của bản thân. Thứ 2: Công ty Cổ phần Tư vấn phát triển đô thị Hà Nội cũng có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu có những hợp đồng bị hủy, hoặc lỡ cơ hội kí kết hợp đồng vì các thông tin sai lệch mà bà Hà đã đưa lên báo chí. Thiết nghĩ nếu phải đưa gia đình bà Hà ra kiện thì tôi cũng ủng hộ, đây sẽ là bài học cho những người khác khi vô tình hay cố ý bôi xấu danh dự của người khác.
                Tran Cao Phong - phong_tc1@yahoo.com
                Đọc cả 2 bài báo thì có thể dễ dàng nhận thấy KTS Thuật đã thiết kế nội thất ngôi nhà này dựa trên 1 bản vẽ hoàn công sai (bản vẽ thật mà ông Hoàn nói là "đã chỉnh sửa lại, gia đình xuống mà lấy" thì chắc chắn KTS Thuật đã không được biết). Mặc dù vậy, bên thiết kế đã trả lại tiền vì thiết kế nội thất không phù hợp với hiện trạng (do phát sinh hàng cột). Mặt khác, chủ nhà cũng thừa nhận việc ngôi nhà bị lún, nứt không phải do lỗi của thiết kế nội thất. Vậy không hiểu tại sao gia đình chủ nhà lại cứ đi yêu cầu bên thiết kế là KTS Thuật lập 1 bản "xác nhận sai phạm của bên B" để làm gì nữa!? Trong khi bên đơn vị thi công nhà trước kia - đại diện là giám đốc Hoàn, và đơn vị đang phá dỡ nhà hiện nay - đại diện là KS Băng, lại không bị quy trách nhiệm. Liệu KTS Thuật chỉ làm việc tại 1 công ty bình thường mà không phải là 1 thầy giáo trong trường ĐH Kiến Trúc thì có bị vu vạ thế này không?
                Văn Hoàng - habaccd@gmail.com
                Hiện tôi đang là sinh viên xây dựng của một trường đại học.Tôi cũng có theo dõi hai bài báo của tòa. Tôi thấy vấn đề là phải giải quyết được những thiệt hại của bên A do bên B gây ra trong quá trình thiết kế và thi công công trình, nhưng phải giải quyết làm sao cho thỏa đáng cả hai bên mới quan trọng . Vậy thì ông Phạm Trọng Thuật phải đứng ra giải quyết , thể hiện trách nhiệm của mình một cách hợp tình hợp lý thay vì cứ phải kéo dài, lẩn tránh.
                Nguyễn Thị Hoa - Hoa_80@yahoo.com
                Tôi là người đã sống ở gần nhà của chi Hà và anh Phương và vừa đi lấy chồng nhưng vẫn thường xuyên về thăm gia đình. Anh Hà chị Phương mới mua lại ngôi nhà này và đang cải tạo. Tôi đã theo dõi bài viết về kiến trúc sự đọc sót bản vẽ . . . và có ý kiến như sau: 1. Khu nhà chúng tôi là do công ty HUD1 đấu thầu với 2 loại: Nhà 2 hàng cột và loại nhà 3 hàng cột. 2. Ngôi nhà của anh Hà và chị Phương không hề nghiêng, nứt ra phía sau (tiếp giáp bến xe Kim Mã). Điều này thanh tra xây dựng có thể kiểm tra được. 3. Một lần tôi cùng mấy người hàng xóm vô tình thấy ông Thuật từ nhà chi Hà về đã bị chị Hà đuổi theo chửi bới, hăm doạ (điều này có thể kiểm chứng bằng lời nói của những người hàng xóm). Vậy thì chủ nhà có thật sự muốn hợp tác cùng kiến trúc sư không? hay chưa tìm được tiếng nói chung . . . như báo đã đăng
                Hoàng Long - songdauchideyeu1@yahoo.com
                Tôi không hiểu căn cứ vào đâu mà chủ nhà nói thiệt hại 2tỷ. Tôi làm phép tính nhẩm : phí thiết kế: 50tr, tiền trả cho thi công 80tr, chi phí xây lại như cũ (giả sử) 50tr = 180triệu. Rõ ràng 2 hàng cột ở giữa chẳng ảnh hưởng gì đến kết cấu mà càng làm cho ngôi nhà chắc chắn để không đến nỗi chưa gì đã lún nghiêng. Khi bài báo đầu mới ra, thác lũ thông tin ập vào công ty thiết kế với giọng gay gắt. Nhưng dần dần các KTS những người trong nghề kiến trúc xây dựng nhảy vào thì mới rõ sự thật không phải một chiều như bầi báo đã nêu. Sự im lặng của KTS Thuật là cần thiết, không việc gì phải thanh minh khi lỹ lẽ thuộc về mình, dư luận dần ủng hộ và chờ đợi thông tin trả lời từ cơ quan có thẩm quyền. Tôi đoán là bên thiết kế sẽ không còn lưu giữ bản hiện trạng bên A cung cấp và bên A dựa vào đó làm ồn là tiến sĩ KTS đọc thiếu bản vẽ - lỗi sai KHÔNG THỂ XẢY RA. Là người viết báo, toà soạn cần các chuyên gia trong các lĩnh vực của mình, để tránh viết những suy nghĩ thiển cận, võ đoán gây thiệt hại danh dự uy tín của các bên
                KTS. Phi Nguyễn - littleapricote@yahoo.com
                Là người đọc và theo dõi cả 2 bài viết, tôi thấy ở bài viết này đã có lời lẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng tôi lại thấy mẫu thuẫn giữa 2 bài rất lớn. Bài viết trước gần như chủ nhà đổ lỗi hoàn toàn do KTS, nhưng bài viết này lại nói là “nguyên hân không phải do bên thiết kế”. Vậy việc nhắc đi nhắc lại về trình độ, khả năng của KTS, kể cả nêu tên trường ĐH Kiến Trúc một cách hồ đồ như vậy có phải là dụng ý bôi nhọ danh dự, uy tín nghề nghiệp của 1 nhà giáo, của 1 KTS và hơn nữa là của cả 1 cơ sở đào tạo đầu ngành Kiến Trúc.

                Tôi thiết nghĩ tòa soạn cũng phải lưu ý tới phóng viên viết bài để họ thận trọng trong lời lẽ, tránh để bị ảnh hưởng của 1 bên nào đó. Hơn nữa trong bài này “gia đình chị Hà không đổ trách nhiệm cho bên thiết kế”, và bản thân KTS đã “đề nghị trả lại tiền thiết kế và xin được thanh lý hợp đồng” có nghĩa là KTS đã có thiện chí giải quyết mẫu thuẫn theo hướng tích cực. Vậy tại sao gia đình chị vẫn “yêu cầu bên thiết kế xác nhận những sai phạm”. Vậy là rất mâu thuẫn. Tại sao gia đình sau khi bôi nhọ danh dự KTS lại vẫn tiếp tục làm khó dễ cho họ.

                Trong khi đó chúng tôi chờ đợi đến bài viết này vẫn không thấy chủ nhà nói đến trách nhiệm của bên thi công? Vì sao có sự ưu ái này?. Sau tất cả những gì đã xảy ra, sau khi bên Cty CP tư vấn Phát triển đô thị Hà Nội đã thiết kế lại 1 bản vẽ khác sau những gì đã gặp phải, tôi đồng ý với ý kiến cho rằng KTS Thuật và Công ty thiết kế có quyền kiện gia đình chị Hà vì đã bôi nhọ danh dự, làm mất uy tín cá nhân và ảnh hưởng đến uy tín Công ty.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

                  Nguyễn Đình Kiên - KTDE@yahoo.com
                  Khi đọc bài viết trước và bài viết sau của nhà báo Thái Kiên có nhiều mâu thuẫn. Bài viết trước đổ lỗi cho KTS làm gây nứt, nghiêng, lún nhà thì bài viết này lại khẳng định không phải lỗi của KTS. Vậy KTS có thể kiện chủ nhà và nhà báo Thái Kiên về tội “vu khống” khi đưa sai sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự, phẩm chất của người KTS và một trường ĐH danh tiến. Tôi nghĩ rằng, chủ nhà và nhà báo nên chấm dứt chuyện bôi nhọ người khác khi chưa được kiểm chứng sự thật. Và các độc giả đã nghe bạn Hoa phản hồi không? Vậy có thể hiểu đâu là sự thật, đâu là bịa đặt. Và chúng ta tự hỏi nếu KTS Thuật không phải là người sáng giá để lên chức trưởng phòng, là một giáo viên của trường danh tiếng (như phản hồi trước của bài biết KTS đọc xót . . .) thì có bị “đánh” như vậy không? Tôi nghĩ qua đây Nhà trường và báo nên cân nhắc thật kỹ khi đánh giá đạo đức một con người để nên bảo vệ những ai? Và hiểu rõ lòng người hơn.
                  Vũ Hồng Dương - vuhongduong.hau@gmail.com
                  Tôi là đồng nghiệp của anh Thuật tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, dù khác đơn vị nhưng tôi biết anh Thuật là người có chuyên môn giỏi, được sinh viên đánh giá cao. Tôi thấy thật đáng tiếc khi sự việc như thế này xảy ra, dù thế nào cũng nó cũng đã ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của một con người, một đơn vị.

                  Tôi là kĩ sư kết cấu cũng đã thiết kế, thi công hàng chục công trình lớn nhỏ, cả làm mới và cải tạo sửa chữa, nên cũng có nhận định của riêng mình. Nội tình sự việc thì tôi không muốn bình luận gì thêm vì chỉ có thông tin một chiều của nhà báo Thái Kiên. Khi đọc bài báo thứ hai này, tôi buộc phải lên tiếng về sự cẩu thả của nội dung bài báo.

                  Thứ nhất, người viết không biết phân biệt bên A, bên B, cơ quan tư vấn, thiết kế,..trong một dự án xây dựng. Thứ hai, thông tin chưa chính xác, đồng chí Chu Văn Đu không phải là Trưởng phòng đào tạo. Thứ ba, nội dung về sự cố nghiêng của công trình qua hai bài báo khác nhau, không nhất quán.

                  Cuối cùng, tôi mong sự việc được giải quyết ổn thoả, hợp tình, hợp lý, tác giả bài báo cũng cần cung cấp thông tin chuyên nghiệp hơn, khách quan hơn, không nên đưa tin kiểu chụp mũ như vậy.
                  Hoàng Hiền - guinangchoai_87@yahoo.com
                  Thưa quý báo: Đứng ngoài cương vị của một KTS một ngừoi đọc bình thường cũng nhận thấy bài báo có quá nhiều mâu thuẫn và uẩn khúc cần giải đáp: -“Nếu thuê giám định công trình vào để xem nguyên nhân vì sao lún nứt, thiệt hại do bên nào thì mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, và chúng tôi cũng đã thực sự kiệt sức! Chúng tôi vừa phải làm hợp đồng với bên phá bỏ ngôi nhà với chi phí 35 triệu đồng và toàn bộ sắt thép của công trình cũ!” Nếu như thiệt hại lên tới 2 tỷ đồng như bài báo đã viết và trách nhiệm thuộc về bên thiết kế thì tôi dám chắc gia đình Chị Hà sẽ gấp gấp đi kiểm định ngay lập tức để lấp vào cái"thiệt hại" của mình.

                  - Hiện trạng ngôi nhà nứt và lún là nguyên nhân chính khiến công trình ngừng thi công- đây là vấn đề mấu chốt tại sao ngừoi đọc lại không được "mắt thấy" mà chỉ là tai nghe? -"Bản thiết kế mới của ông Phạm Trọng Thuật xác định không có hàng cột ở giữa nhà, nhưng khi thi công lại xuất hiện. Điều này làm ảnh hưởng đến mỹ thuật của nội thất bên trong ngôi nhà, và do đó, phương án cải tạo mới bên trong (theo bản thiết kế của ông Thuật) là không khả thi. Hiện trạng ngôi nhà nứt (và có biểu hiện lún về phía sau), nguyên nhân không phải do bên thiết kế. Gia đình chị Hà cũng không đổ trách nhiệm cho bên thiết kế về sự cố này" vậy tại sao cứ bắt KTS Thuật " lập bản xác nhận chỉ ra sai phạm" để làm gì? phải chăng nếu có bản xác nhận ấy thì có thể lấp đầy khoảng thiệt hại của chị Hà"??? - KHông giám định công trình thì làm sao biết rõ trách nhiệm ở bên nào mà quy trách nhiệm cho KTS Thuật? vậy mà cũng dám"

                  Tôi cũng sẽ tính đến khả năng nhờ sự can thiệp của pháp luật để giải quyết vụ việc này" Thật là liều quá!

                  - Thiết nghĩ: Đứng ở góc độ nhà báo ngòi bút nên ngay thẳng để đảm bảo công tâm cho cả hai bên. Ngòi bút thiên lệch nhằm bất cứ mục đích gì thì cũng không đáng tin cậy. Khi chưa có chứng cứ xác thật thật thì không nên bày tỏ quan điểm võ đoán, thiếu cơ sở, kém chuyên môn của mình nhằm bôi nhọ, hạ bệ bất cứ bên nào. Nhất là đối với một kiến trúc sư- một nhà giáo nhiệt huyết biết bao thế hệ sinh viên kính phục vì sự nhiệt thành, nghiêm túc và chuyên môn sâu rộng. ất cứ sự giả dối nào, nhằm mục đích gì thì cũng sẽ được đưa ra ánh sáng dù được che đậy rất khéo trong khi bài báo này còn quá vụng về ở nhiều vấn đề cũng như óc lôgic của ngừoi viết. Về vấn đề kỹ thuật và chuyên môn đã được nói rất rõ bởi các KTS ở trên xin miễn bàn thêm.
                  Pham DN - archnpth@yahoo.com
                  Người viết vẫn mắc phải những lỗi khiến người đọc nghi ngờ về sự để tâm khách quan nghiên cứu sự việc này cũng như kiến thức về ngành xây dựng - kiến trúc.
                  1. “Một sai sót không đáng có khiến người dân thiệt hại tiền tỷ” nhà báo giật tít dưới ảnh nghe kêu thế, chắc chưa xây, sửa nhà bao giờ hoặc không thật sự để ý. Đây là chuyện chủ nhà không muốn cải tạo theo phương án có 03 cột ở giữa nhà nữa nên bỏ hẳn tiền tỷ ra đầu tư xây nhà mới. Còn để sửa tiếp, nghiên cứu tìm ra rõ nguyên nhân nứt lún và có biện pháp khắc phục thì có ai thiệt hại gì đâu. Nứt, lún là do bên thi công hoặc do chất lượng nhà thì tuyệt nhiên không bàn đến, vẫn giả tiền. Cứ nắm cái đầu thằng có tóc không biết có ý đồ gì.
                  2. “Ông Chu Văn Đu, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho biết: nhà trường tạo điều kiện về thời gian để ông Phạm Trọng Thuật giải quyết dứt điểm vụ việc đối với gia đình chị Vương Thu Hà. Trong sự việc này, khi ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng, ông Thuật với danh nghĩa là đại diện của Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội, do đó nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện để ông Thuật giải quyết công việc riêng của mình.” Ông Chu Văn Đu là cán bộ của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội nhưng không phải trưởng phòng đào tạo, chẳng biết nhà báo lấy tin kiểu gì hay nghe ai nói lại. Ông Thuật lấy danh nghĩa một đơn vị khác chẳng liên quan gì tới trường thì tại sao Nhà trường lại phải có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ giải quyết việc riêng - viết kiểu này sao khó nghe quá. Nghe thế cứ như Nhà trường có liên hệ gì với HUDC, thực ra là không liên hệ gì, cứ túm chằng vào nhau thế người đọc sẽ không có cái nhìn chính xác.
                  3. Tiếng nói chung chỉ có được khi hai bên muốn có nó, nếu một bên bất hợp tác tỏ thái độ thiếu tôn trọng thì sự tìm kiếm là vô ích, nghe những gì họ nói trong lúc giận dữ chỉ phản tác dụng, tốt nhất cần có một cơ quan chuyên môn kiểm định khách quan. Như bài viết phản hồi của chị Hoa ở gần công trình và của một bạn phản hồi lần trước, chủ nhà có thái độ đe doạ với ông Hoàn (GĐ công ty HUDC), chửi bới, hăm doạ với ông Thuật - thái độ đó không bình thường. Người viết bài nên tiếp cận thông tin nhiều hướng và có tính trách nhiệm hơn để bài viết đạt được sự khách quan và chính xác .
                  Vương Đức Quang - quangvd@yahoo.com
                  Sau khi đọc 2 bài này, tôi tự hỏi PV Thái Kiên là ai, có hiểu biết gì về Kiến trúc - Xây dựng không mà viết những bài mang đầy tính chủ quan, thiếu hiểu biết trong lĩnh vực này.
                  MINH HAO - nguyenhao504@yahoo.com
                  Tôi là 1 người làm về kinh tế, có quan tâm ít nhiều về kiến trúc, và cũng là người vừa hoàn thiện 1 căn nhà của mình. Đọc các bài viết về việc này, tôi thấy 1 số điểm như sau: Dù có tranh cãi, giằng co rằng đây là lỗi của bên nào đi nữa: Chủ nhà? Thiết kế? Thi công?... Thì kết quả sau cùng vẫn thể hiện rất cụ thể, và mạch lạc.
                  Rằng: - Người thiệt thòi về kinh tế: Chủ nhà. Người vừa mất tiền, vừa mất công sức và cả một chút “không suôn sẻ” khi xây nhà - Người bị thiệt về danh tiếng (và có thể, cả về địa vị): là KTS Thuật. Và, thật mỉa mai, và (trên 1 khía cạnh khác), là người thật “may mắn”: Bên thi công, giám sát xây dựng công trình nhà chị Hà. Họ không bị quy kết trách nhiệm, không bị phán xét.

                  Chưa kể, lại còn được nhận tiền thù lao đầy đủ cho Một_công_trình_chưa_hoàn_thiện. Như vậy, chúng ta có thể thấy, trên 1 khía cạnh nào đó, bên Chủ nhà, và bên Thiết kế, đều là người bị thiệt, đều chỉ là nạn nhân mà thôi. Xét về khía cạnh chuyên môn, nếu là 1 nhà giám sát thi công có kinh nghiệm, việc đọc bản vẽ thiết kế cũng như đọc kết cấu của 1 công trình, chắc chắn, họ phải hiểu hơn ai hết. Nếu trong quá trình thi công, khi thực hiện đến tầng 2 của ngôi nhà, họ hoàn toàn có thể biết được “nhà có đủ chắc không??” và, nếu có trách nhiệm với công việc và công tâm với chủ nhà, họ hoàn toàn có thể góp ý, hoặc tư vấn cho chủ nhà việc tiếp tục xây dựng như thế nào? Và nếu họ đọc được bản thiết kế, họ hoàn toàn có thể thắc mắc ngược trở lại đơn vị thiết kế về bản vẽ. Chỉ đơn giản vậy thôi, mọi khúc mắc đã không xảy ra.
                  Ấy vậy mà, họ - một đơn vị thi công đầy năng lực (???), kinh nghiệm, và trách nhiệm- họ vẫn tiếp tục thi công. Cho đến khi, tự bản thân ngôi nhà không đứng vững. Họ phản ứng như thế nào? Họ vẫn thản nhiên nhận tiền thi công? Cho dù công trình của họ chưa hoàn thiện, chứ đừng nói là phải làm lại. Lại nói về khía cạnh kinh tế, số tiền mà họ nhận được, đã là hậu hĩnh và cao hơn so với mức trung bình của thị trường rồi nhé. Liệu rằng, sau khi ngôi nhà được tháo dỡ để làm lại, thì đơn vị này có tiếp tục công trình của mình, để rồi, lại được nhận thêm 1 khoản thù lao hậu hĩnh nữa hay không? Họ có “được” nhiều quá không nhỉ??? Về phía chủ nhà, đương nhiên, họ là người chịu thiệt về mặt kinh tế. Tuy nhiên, nếu họ có những người “cố vấn” công tâm và đủ tỉnh táo để bảo vệ duy nhất quyển lợi của chủ nhà, thì cách xử lý vấn đề của họ đã không xoay nhiều chiều đến vậy.
                  Đầu tiên, họ đổ lỗi cho bên thiết kế, Sau rồi lại nói 1 câu rất “vuốt đuôi” rằng không phải lỗi của bên thiết kế. Và, tuy đã nói là “không bắt bên thiết kế phải bồi thường”, nhưng họ lại lên tận nơi làm việc của Bên thiết kế, nói chuyện với Cấp trên của KTS Thuật (???)… Nếu chỉ là vì công việc thôi, thì sao không đến Công ty Thiết kế, mà lại đến cơ quan người ta– một trường Đại Học – để làm ầm lên như vậy??? Về phía Thiết kế, là bên chịu thiệt thòi về mặt danh tiếng của đơn vị thiết kế, và gián tiếp,về mặt kinh tế ( khi công việc bị ảnh hưởng ít nhiều về sự cố xảy ra). Chưa kể, những thiệt thòi có thể đến với công việc “tay phải” ở trường Đại Học. Thiệt thòi về mặt kinh tế thì có thể cày kéo để bù lại, nhưng thiệt thòi vế danh tiếng, ai có thể đảm bảo là anh có thể lấy lại ngày 1 ngày 2…
                  Đây, có lẽ sẽ là 1 bài học phải trả giá quá cao đối với KTS Thuật. Việc cần làm bây giờ, có chăng, là giúp chủ nhà làm nốt những vấn đề còn lại về mặt thiết kế để hoàn thiện ngôi nhà. Để chứng minh được “Trách nhiệm” của đơn vị thiết kế - trách nhiệm mà một số người vô tình hay cố ý bóp méo đi. Còn sau này, có lẽ, KTS Thuật sẽ tự mình biết thận trọng hơn với mỗi một hợp đồng thiết kế, và các điều khoản trong hợp đồng thiết kế, nên được cụ thể hơn.
                  Nguyễn Xuân Trường - Truong_teacher@yahoo.com
                  Nếu KTS Thuật có làm đơn kiện chủ nhà Hà, Phương và phóng viên Thái Kiên ra toà vì tội "vu không" hay viết sai sụ thật thì những độc giả chúng tôi cũng sẵn sàng ủng hộ. Khi bài viết nêu rõ KTS Thuật không sai sót nhưng vẫn gặp chủ nhà nhận sai sót và trả lại tiền thiết kế thế mà vẫn bị chủ nhà "ăn vạ", hăm dọa, lại đến trường Đại học của KTS để phá quây, thay vì phải đến công ty đã ký hợp đồng với chủ nhà. Qua đây, ta thấy có nhiều dụng ý không phải vì tiền bạc, mà có nhiều vấn đề mà bạn đọc thấy thắc mắc và uẩn khúc. Nếu dúng, anh Thuật là người thầy giỏi, có uy tín (mà điều này tôi rất tin vì có rất nhiều đồng nghiệp và sinh viên đã sẵn sàng ủng hộ anh ta) thì tôi nghĩ nhà trường cũng biết nên làm gì để những người tốt không bị những người xấu hãm hại để moi người luôn tin vào con người, vào năng lực thực chất của con người.
                  Binh Nguyen - nguyenbinh@hotmail.com
                  Tôi là một người đã theo dõi cả 2 bài báo cũng như tất cả các bình luận của các bạn độc giả. Tôi có một thắc mắc như thế này, bài báo trước được rất nhiều bạn bình luận về sự uẩn khúc của KS. Nguyễn Vũ Băng và KTS.Ngô Kim Dung. Vậy tại sao nhà báo Thái Kiên không điều tra về 2 người này mà chỉ vào trường Kiến trúc để quấy rầy 1 mình KTS Thuật thôi. Toàn bộ 2 bài báo không nhắc đến một chút trách nhiệm nào của đơn vị thi công mà đại diện trực tiếp là ông Băng cả. Phải chăng có liên hệ gì của KS.Băng và KTS.Dung với nhà báo Thái Kiên??? Đây là 1 điều rất không minh bạch và cần phải làm rõ... Tôi cũng đồng quan điểm với rất nhiều bạn đã phản hồi trên đây, nếu KTS.Thuật có kiện gia đình chị Hà và nhà báo Thái Kiên ra tòa vì tội "vu khống" thì độc giả như chúng tôi cũng sẽ ủng hộ. Luật pháp luôn đứng về người đúng!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

                    Rất cảm ơn bạn Quỳnh Tuất đã cập nhật thông tin và đăng lên tất cả các thông tin phản hồi nhiều chìêu.
                    Cũng mừng là có vẻ TTOL cũng nhận ra việc cần phải cẩn trọng hơn khi đăng bài, và khi cần thiết nên nhờ các chuyên gia phù hợp để tư vấn trước khi đăng bài
                    Tôi nghĩ, dù sao đây cũng là bài học để anh em trong nghề rút kinh nghiệm (với những sai sót của bản thân), hoặc để tự bảo vệ mình (với những lỗi không phải do bản thân gây ra, nhưng đôi khi lại bị quy chụp trách nhiệm)
                    Đến lúc này, thiết nghĩ, mà có tiếng nói của Hiệp hội nhà thầu hoặc Tổng hội xây dựng Việt Nam, hoặc một tổ chức nghề gì gì đó có phải hay không!!!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

                      Chủ nhà đã chính thức xin ông Phạm Trọng Thuật không kiện chủ nhà và báo Vietnamnet.
                      Tuy nhiên, qua vụ việc này chúng ta cũng thấy buồn cho các đồng nghiệp và hiệp hội. Sự việc này có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta, nhưng các hội thì ăn lương, họ sợ hãi, họ vô cảm. Các đồng nghiệp thì chia sẻ, nhưng chẳng giúp được nhau. Lại cũng có những kỹ sư linh cẩu như Nguyễn Ngọc Lân - Trưởng phòng Dự án (Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà - Tổng Công ty Sông Đà):

                      bài 3 của vietnamnet
                      KTS đọc thiếu bản vẽ sắp bị khách hàng khởi kiện
                      Cập nhật lúc 14:29, Thứ Tư, 20/05/2009 (GMT+7)
                      ,
                      - Sau rất nhiều thời gian chờ đợi, chủ ngôi nhà số 2 (ngõ 2 - Giảng Võ) đã quyết định uỷ quyền cho Văn phòng luật sư Hồng Hải (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chuẩn bị các thủ tục pháp lý để giải quyết hậu quả của Hợp đồng kinh tế với KTS Phạm Trọng Thuật - đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội.



                      “Bên B” không đưa ra chính kiến!



                      Sau khi VietNamNet phản ánh sự việc nói trên, rất nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi bức xúc về sự việc nêu trên. Nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự cảm thông với gia đình chị Vương Thu Hà và góp ý, gia đình chị Hà nên quay phim, chụp ảnh… làm chứng cứ để giải quyết sự việc với Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội (bên B).



                      Ngày 10/4/2009, VietNamNet đã gửi Công văn số 126/CV-VNN tới Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội đề nghị công ty này làm rõ những nội dung mà VietNamNet phản ánh. Ngày 24/4/2009, Giám đốc Công ty CPTVPTĐTHN đã có công văn phúc đáp số 27/ CV–HUDC trả lời VietNamNet.




                      Bản thiết kế cũ (phải) của HUDC có biểu hiện của hàng cột giữa và bản vẽ mặt bằng hiện trạng tầng 3 do KTS Phạm Trọng Thuật đã không có biểu hiện của hàng cột này!





                      Nội dung công văn của HUDC có đề cập: “Khi ký hợp đồng thiết kế, gia đình anh Trần Ngọc Phương (chủ hộ ngôi nhà C2 - ngõ 2/Giảng Võ) đã cung cấp hồ sơ hoàn công phần móng có hai hàng cột. Công ty đã thiết kế theo hai hàng cột và điều chỉnh kích thước theo thực tế mà HUDC đo vẽ tại hiện trường.



                      Sau đó, anh Phương lại đem thêm bản vẽ hoàn công móng có 3 hàng cột đến công ty. Sau khi kiểm tra, chúng tôi (HUDC) đã thực hiện chỉnh sửa bản vẽ theo ba hàng cột”.



                      HUDC cũng nêu rõ, Công ty CPTVPTĐT Hà Nội sẽ có trách nhiệm với sản phẩm của mình theo quy định hiện hành.



                      Ngày 7/5, sau một thời gian dài chờ đợi mà chưa tìm được tiếng nói chung, gia đình anh Phương - chị Hà đã quyết định uỷ quyền cho Văn phòng luật sư Hồng Hải - Đoàn luật sư Hà Nội đứng ra lo các thủ tục pháp lý cần thiết để giải quyết sự việc trên. Ông Phương cho biết, rất có thể, ông sẽ khởi kiện HUDC ra toà án kinh tế.



                      KTS Phạm Trọng Thuật có “bỏ sót” bản vẽ?



                      Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Lân - Trưởng phòng Dự án (Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà - Tổng Công ty Sông Đà) khẳng định: Theo đánh giá chuyên môn, bản thiết kế của KTS Phạm Trọng Thuật hoàn toàn sai về chuyên môn và không khả thi!



                      Căn cứ trên hồ sơ thiết kế đối với công trình nhà số 2 (ngõ 2 - Giảng Võ) của Tổng Công ty ĐTPT Nhà và Đô thị (HUDC) - chủ đầu tư công trình và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công (Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội), ông Lân khẳng định: phương án thiết kế của KTS Phạm Trọng Thuật không phù hợp với nền móng hiện có và thiếu cơ sở khoa học.




                      Công văn phúc đáp của CTCP TVPTĐT Hà Nội gửi đến VietNamNet.

                      Ông Lân cho biết: Trong bản vẽ hoàn công phần móng, hạng mục nhà số 6 (công trình nhà số 24/2 bây giờ) có biểu hiện chi tiết hàng cột giữa gồm 4 cột trên bản đồ. Đây là hàng cột chịu gần 50% tải trọng của công trình. Chủ đầu tư (Tổng Công ty ĐTPT Nhà và Đô thị) thiết kế phần móng này cho phép chịu tải trọng của công trình cao tối đa 4 tầng (trên thực tế xây dựng, công trình này cao 3,5 tầng). Kiểu thiết kế này dành cho nhà khung, do đó không cho phép phá bỏ bất kỳ hàng cột nào.



                      Ông Lân khẳng định: đây là công trình dân dụng đặc biệt vì nó thuộc vùng địa chất yếu. Chủ đầu tư cũ phải sử dụng phương pháp cọc ma sát chịu lực ép theo bản vẽ thiết kế là 15T; lực nén đầu cọc trong bản vẽ hoàn công là 40,3 tấn/1 đầu cọc. Hàng cột giữa (gồm 4 cột) được đặt trên 12/28 cọc chịu lực. Bất kỳ một phương án cải tạo kiến trúc bên trong của ngôi nhà, đều không được phép cắt bỏ hàng cột giữa này. Nếu cắt bỏ hàng cột giữa, chắc chắn công trình sẽ bị sập.

                      Bản thiết kế cải tạo mới do KTS Phạm Trọng Thuật thiết kế, ông Lân khẳng định, KTS Thuật đã không bỏ sót hàng cột này, vì trong bản vẽ hiện trạng, ông Thuật có biểu hiện hàng cột này. Sai phạm lớn của ông Thuật, đó là đã phá bỏ 3 trong tổng số 4 chiếc cột giữa ở các tầng, một điều không cho phép. Về chuyên môn, ông Lân khẳng định, đây là phương án không khả thi.



                      “Sự lầm lẫn bỏ sót hàng cột giữa khi đọc trên bản vẽ thiết kế phần móng là một điều không thể. KTS Phạm Trọng Thuật không đọc sót hàng cột này trên bản đồ, mà đưa ra phương án cắt bỏ 3 chiếc cột nói trên. Riêng chiếc cột giữa vị trí số 1, ở bản hiện trạng tầng 1, không có biểu hiện và cũng không có phương án giữ hay cắt bỏ, mà tôi thấy đó là phần tường. Các tầng 2, 3, 4 cũng thế. Như tôi đã nói, lỗi nghiêm trọng ở đây là KTS Thuật đã đưa ra phương án cắt bỏ những chiếc cột chính chịu tới gần 50% tải trọng của cả công trình. Phương án này là thiếu khoa học và chứng tỏ, người thiết kế không xem xét kỹ hồ sơ thiết kế cũ của ngôi nhà và bản vẽ hoàn công!” – ông Lân cho biết.



                      Sự việc kéo dài không tìm được tiếng nói chung đã khiến gia đình chủ hộ nhà C2 nói trên khốn đốn trong một thời gian dài vì không có chỗ ở. Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội, đơn vị nhận thiết kế nói trên, đã thực sự có trách nhiệm đối với sản phẩm của họ làm ra, như họ đã nói?

                      Thái Kiên


                      Bài báo này đã được vietnamnet hô biến sau khi văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải đã chứng minh sự ngu xuẩn về luật pháp và chuyên môn cho họ thấy. Phóng viên báo đang lo.
                      Last edited by quỳnh tuất; 20-08-2009, 12:03 AM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

                        Ồ, tôi cũng có muốn pót hết lên thế đâu. Nhưng vì link bị hô biến nên phải copy paste, và kể cả link còn tồn tại thì cũng ít khi chúng ta đọc hết các comment để hiểu đúng vấn đề mà.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

                          Sợ mấy ông nhà báo thật. Anh em nhà mình gần đây cứ bị dập tả tơi.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

                            Ha ha, Tôi có hỏi mấy chú sinh viên thực tập:
                            "Nghĩ sao về việc thày Thuật của chúng mày".
                            Cả mấy đứa đều trả lời: "chúng em lấy đây là bài học kinh nghiệm ạ".
                            Hỏi: "bài học gì"
                            "Dạ chúng em không biết ạ"
                            "Thế không đọc hết à"
                            "Dạ, đọc hoài mà không hiểu ạ" ha,ha!
                            "ừ, thế cứ đi học đi đã"

                            Làm d gì có lún mới nghiêng nào mà cứ như làm như mình giỏi chuyên môn lắm.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Có phải nhà bị ngiêng do phá bớt tường???

                              Nguyên văn bởi quỳnh tuất View Post
                              Làm d gì có lún mới nghiêng nào mà cứ như làm như mình giỏi chuyên môn lắm.
                              ý bác là "lún mới nghiêng" hay "lún với nghiêng"? Em đọc hoài ko hiểu ý bác thế nào. Nếu từ "mới" là đúng thì ngoài trường hợp lún không đều gây nghiêng thì còn trường hợp nào nữa (ko nói về trường hợp cái nhà trên)? Mong bác cho chỉ giáo...

                              Ghi chú

                              Working...
                              X