QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thí nghiệm nén 3 trục

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

    Để tôi khẳng định lại cho mọi người đỡ hiểu nhầm:

    - Tôi chưa bao giờ nói việt nam chưa làm được nén ba trục cả. Không biết ai đút lời nói này vào miệng tôi nữa.

    - Tôi nói rằng tôi tin chắc là việt nam làm được vì các nước khác cũng làm rồi.

    - Tôi bảo rằng là nén ba trục truyền thống không phản ánh điều kiện thực tế của đất.

    - Tôi bảo rằng là nén ba trục có thể phản ánh điều kiện thực tế của đất, nhưng phải biết cách điều chỉnh "cell pressure" để làm sao cho radial strain=0. Thí nghiệm này không phải là nén ba trục truyền thống.

    - Tôi bảo rằng là các kiểu nén ba trục không truyền thống khác thông thường chỉ dùng trong nghiên cứu ở trường đại học. Cũng chả mấy kĩ sư đang hành nghề hiểu về chúng cả. Nếu bạn hiểu thì chắc bạn khá hơn nhiều người.

    - Tôi chưa bao giờ đề cập đến giá cả của thiết bị này vì tôi không biết giá của nó ở Việt Nam.

    - Tôi chỉ hơi bức xúc bởi vì một số người thích phê phán tôi nhưng không phê phán quan điểm kĩ thuật mà lại thích moi ra những thứ linh tinh để nói.

    - Tôi nói những gì tôi cho là đúng và không xúc phạm đến ai.

    - Tôi không dành trọn cuộc đời cũng như toàn bộ thời gian của mình trên diễn đàn này, không phải là celebrity hay social butterfly trong diễn đàn. Tôi không thích và cũng không thích tranh giành ánh hào quang như nhiều người trong diễn đàn.

    - Bây giờ thì tôi biết là có mấy bác Việt Nam trong này có lòng tự trong cao lắm.

    - Còn về những quan điểm của tôi trình bày nếu các bạn đọc sách cơ học đất của nhóm Cambridge thì sẽ thấy nó dễ hiểu hơn. Sách 'Critical state soil mechanics' của Schofield & Wroth miễn phí trên mạng. Sách này trình bày hơi tóm tắt một tí. Hai quyển sách của ông David Muir Wood thì rõ hơn và tôi cho là hay hơn.


    Thế thôi. Chúc mọi người ngủ ngon.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

      Mình nghĩ mọi người nên gạt đi những thứ tạp nham vô bổ và chuyên tâm tranh luận về khoa học thôi.
      Mình thấy bạn geotek hiểu chính xác tuy bạn trình bày hơi dễ hiểu lầm nếu kô đọc kĩ.
      Đúng là thí nghiệm nén 3 trục khó tiến hành vì chi phí đắt nhưng độ chính xác cao và kô hề khó như nhiều người nói.

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

        Nguyên văn bởi geotek View Post
        Để tôi khẳng định lại cho mọi người đỡ hiểu nhầm:

        - Tôi chưa bao giờ nói việt nam chưa làm được nén ba trục cả. Không biết ai đút lời nói này vào miệng tôi nữa.

        - Tôi nói rằng tôi tin chắc là việt nam làm được vì các nước khác cũng làm rồi.

        - Tôi bảo rằng là nén ba trục truyền thống không phản ánh điều kiện thực tế của đất.

        - Tôi bảo rằng là nén ba trục có thể phản ánh điều kiện thực tế của đất, nhưng phải biết cách điều chỉnh "cell pressure" để làm sao cho radial strain=0. Thí nghiệm này không phải là nén ba trục truyền thống.

        - Tôi bảo rằng là các kiểu nén ba trục không truyền thống khác thông thường chỉ dùng trong nghiên cứu ở trường đại học. Cũng chả mấy kĩ sư đang hành nghề hiểu về chúng cả. Nếu bạn hiểu thì chắc bạn khá hơn nhiều người.

        - Tôi chưa bao giờ đề cập đến giá cả của thiết bị này vì tôi không biết giá của nó ở Việt Nam.

        - Tôi chỉ hơi bức xúc bởi vì một số người thích phê phán tôi nhưng không phê phán quan điểm kĩ thuật mà lại thích moi ra những thứ linh tinh để nói.

        - Tôi nói những gì tôi cho là đúng và không xúc phạm đến ai.

        - Tôi không dành trọn cuộc đời cũng như toàn bộ thời gian của mình trên diễn đàn này, không phải là celebrity hay social butterfly trong diễn đàn. Tôi không thích và cũng không thích tranh giành ánh hào quang như nhiều người trong diễn đàn.

        - Bây giờ thì tôi biết là có mấy bác Việt Nam trong này có lòng tự trong cao lắm.

        - Còn về những quan điểm của tôi trình bày nếu các bạn đọc sách cơ học đất của nhóm Cambridge thì sẽ thấy nó dễ hiểu hơn. Sách 'Critical state soil mechanics' của Schofield & Wroth miễn phí trên mạng. Sách này trình bày hơi tóm tắt một tí. Hai quyển sách của ông David Muir Wood thì rõ hơn và tôi cho là hay hơn.


        Thế thôi. Chúc mọi người ngủ ngon.
        Màu đỏ: Thế cái true triaxial có phải là truyền thống không, cái này người ta thực hiện tầm thập kỷ 60 của thế kỷ trước thì phải

        Màu xanh: Cái này thì tôi thấy rồi

        Màu đỏ tía: Ngoài những người lập ra trang này (nếu có thể) thì chẳng ai dành trọn cuộc đời vào diễn đàn này cả. Nếu muốn làm celebity hay social butterfly như bạn nói thì nên có kết quả học tập tốt và có vài cái paper đăng trên ASCE, can. Goetech, hay tạp chí tương tự. Người nào chả có hào quang khi đi học nước ngoài nhỉ, nên nhìn vào gì cũng thấy thấp.

        Màu xanh lá cây: Tôi vừa mới có kết luận đúng là người Việt mình khác người các nước khác thật cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

        Màu xám: Nhiều khi đọc nhưng không có nghĩa là hiểu. Đọc được và hiểu được cái đọc được là hai phạm trù hoàn toàn không giống nhau.

        Anyway, chúc mọi người một weekend thật là vui tươi và thành công trong học tập, và cả thực hành nữa.
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

          Các bác toàn dân cơ học đất lại du học trời Tây nên tranh luận nhau về lý thuyết khủng quá. Tôi là kỹ sư quèn thôi nhưng cũng đã làm thực tế nhiều nên mạo muội tham gia mấy ý kiến như sau:
          - Các thí nghiệm nén cố kết, nén nở hông, nén ba trục hiện nay hầu hết các phòng thí nghiệm ĐCCT ở HN và TpHCM đều có thể thực hiện được;
          - Thí nghiệm nén cố kết để xđ các thông số áp lực tiền cố kết, chỉ số nén lún Cc, chỉ số nén nở Cs, hệ số cố kết đứng Cv, hệ số thấm K. Các chỉ tiêu này sử dụng để tính lún cố kết nền theo thời gian.
          - Thí nghiệm nén 1 trục nở hông để xác định cường độ kháng nén và kháng cắt của đất. Thí nghiệm này một số anh em thiết kế cầu cảng thường yêu cầu để thiết kế sức chịu tải của cọc, thiết kế dân dụng hầu như không yêu cầu;
          - Thí nghiệm ba trục UU để xác định C và Phi của đất ở trạng thái không thoát nước. Nhiều bác chuyên gia cho rằng Phi phải lấy bằng zero do thí nghiệm mẫu đất ở trạng thái bão hòa và không thoát nước (tôi thì không thông lắm vì nếu giải thích như vậy thì Phi trong thí nghiêm ba trục sơ đồ CU cũng phải bằng zero ah?). C lấy từ thí nghiệm ba trục UU được coi như sức kháng cắt không thoát nước của đất và được sử dụng để kiểm toán ổn định của nền đất yếu trong giai đoạn đầu chất tải. Tuy nhiên, do giá trị C này thường khá nhỏ so với sức kháng cắt không thoát nước xác định bằng các thí nghiệm hiện trường (phổ biến là cắt cánh) nên thực tế kết quả thí nghiệm ba trục UU hầu như chỉ để tham khảo;
          - Thí nghiệm ba trục sơ đồ CU để xác định C và Phi của đất ở trạng thái cố kết và không thoát nước. Tuy nhiên, hầu hết anh em thiết kế thấy không dùng được thí nghiệm CU vào tính toán gì cả. Một số người (trong đó có tôi) thường sử dụng Phi từ thí nghiệm CU để tính giá trị gia tăng cường độ kháng cắt của đất khi thiết kế đắp nền theo nhiều giai đoạn, điều này có vẻ không đúng lắm về mặt lý thuyết nhưng cũng không biết lấy phi ở đâu thì đúng.
          -Thí nghiệm ba trục sơ đồ CD thường chỉ được thực hiện khi nghiên cứu khoa học chứ dân thiết kế hầu như không yêu cầu;
          - Như vậy có thể thấy thí nghiệm nén cố kết (không nở hông) và thí nghiệm ba trục mục đích hoàn toàn khác nhau: một TN để xác định các chỉ tiêu về biến dạng, một TN để xác định các chỉ tiêu về cường độ của đất.
          - Tôi thì cho rằng thí nghiệm nén 3 trục (với áp lực Sigma3 bằng áp lực bản thân của đất tại chiều sâu lấy mẫu) phản ánh đúng hơn về trạng thái làm việc của đất so với thí nghiệm nén một trục không nở hông. Thực tế khi thiết kế xử lý nền chúng tôi vẫn thường bố trí thiết bị đo chuyển vị ngang của đất, kết quả cho thấy đất có nở hông.
          - Có một chỉ tiêu thí nghiệm rất cần khi thiết kế xử lý nền bằng bấc thấm hay giếng cát là hệ số cố kết ngang của đất Ch, mà sao tôi không thấy các bác tranh luận? Về mặt lý thuyết thì có thể xđ được bằng thí nghiệm nén cố kết với mẫu dao vòng lấy theo phương ngang. Tuy nhiên khi thí nghiệm theo phương pháp này, kết quả cho Ch gần bằng Cv không hợp lý. Thực tế khi thiết kế tôi thường chọn Ch bằng 3 lần Cv. Bác nào nhiều kinh nghiệm cho ý kiến về vấn đề này nhé.

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

            định đứng ngoài hóng hớt nhưng thấy ngứa ngáy, xin tham luận chút xíu:

            Nguyên văn bởi pvegeo View Post
            -Thí nghiệm ba trục sơ đồ CD thường chỉ được thực hiện khi nghiên cứu khoa học chứ dân thiết kế hầu như không yêu cầu;
            điều này không hẳn bác ạ bác ạ. Nếu nói đúng ra là ít dùng. Chứ cái chỉ tiêu theo sơ đồ CD là để tính toán trong trường hợp đắp khi nền đã cố kết và thoát nước, nếu thiết kế theo chỉ tiêu này sẽ kinh tế hơn khi chỉ xét điều kiện UU và CU. Tất nhiên, tính toán sẽ rắc rối hơn chút và thí nghiệm tốn kém hơn.

            Nguyên văn bởi pvegeo View Post
            - Như vậy có thể thấy thí nghiệm nén cố kết (không nở hông) và thí nghiệm ba trục mục đích hoàn toàn khác nhau: một TN để xác định các chỉ tiêu về biến dạng, một TN để xác định các chỉ tiêu về cường độ của đất.
            chính xác, về bản chất thí nghiệm nén ba trục là thí nghiệm cắt.


            Nguyên văn bởi pvegeo View Post
            Có một chỉ tiêu thí nghiệm rất cần khi thiết kế xử lý nền bằng bấc thấm hay giếng cát là hệ số cố kết ngang của đất Ch, mà sao tôi không thấy các bác tranh luận? Về mặt lý thuyết thì có thể xđ được bằng thí nghiệm nén cố kết với mẫu dao vòng lấy theo phương ngang. Tuy nhiên khi thí nghiệm theo phương pháp này, kết quả cho Ch gần bằng Cv không hợp lý. Thực tế khi thiết kế tôi thường chọn Ch bằng 3 lần Cv. Bác nào nhiều kinh nghiệm cho ý kiến về vấn đề này nhé.
            lấy Ch bằng 3 hay bằng 8 lần Cv là không có cơ sở nào cả, chẳng qua các bác làm theo kinh nghiệm mòn mà thôi. Tôi cũng đã từng tranh luận với một bác trong làng ĐCCT, bác ấy bảo phải lấy Ch bằng 8 lần Cv, hỏi tại sao thì bác ấy bảo anh làm nhiều thế rồi.... thực ra cái hệ số này nên có thí nghiêm là tốt nhất, bằng không thì phải dựa trên kinh nghiệm có đúc kết qua nhiều loại đất. Nó phụ thuộc vào tính đẳng hướng, mức độ xen kẹp. Ví dụ, với lớp sét xen kẹp nhiều thấu kính cát và các tập cát mỏng như tầng Thái Bình thì ắt hẳn Ch sẽ gấp nhiều lần Cv, trong trường hợp này thì kể cả thí nghiệm cố kết theo mẫu nằm ngang cũng chẳng có nghĩa gì cả. còn với lớp sét màu xám xanh tầng Hưng Yên hay sét đồng nhất như trong trong đồng bằng sông Cửu Long ắt sự chênh lệch giữa Ch và Cv nhỏ hơn nhiều.

            P/S: mong các bác cùng tham luận sâu hơn về chuyên môn để tôi có dịp học hỏi. Tránh tranh cãi, cay cú chỉ vì hiểu lầm nhau. Ở đây là diễn đàn, theo tôi phát biểu đúng sai về chuyên môn là điều dễ hiểu, tuy nhiên đừng vì nó mà bới móc trình độ nhau ra. Thật .
            Gravitation is not responsible for people falling in love

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

              Nguyên văn bởi wasabi View Post
              định đứng ngoài hóng hớt nhưng thấy ngứa ngáy, xin tham luận chút xíu:
              Tất nhiên tham luận trên cơ sở xây dựng và giúp đỡ lẫn nhau là chủ yếu rồi.


              Nguyên văn bởi wasabi View Post
              chính xác, về bản chất thí nghiệm nén ba trục là thí nghiệm cắt.
              Tuy nhiên trong giai đoạn consolidated thì là cố kết. Có thể dùng giai đoạn này để xác định Cc, Cs, và p'c nếu cần thiết




              Nguyên văn bởi wasabi View Post
              lấy Ch bằng 3 hay bằng 8 lần Cv là không có cơ sở nào cả, chẳng qua các bác làm theo kinh nghiệm mòn mà thôi. Tôi cũng đã từng tranh luận với một bác trong làng ĐCCT, bác ấy bảo phải lấy Ch bằng 8 lần Cv, hỏi tại sao thì bác ấy bảo anh làm nhiều thế rồi.... thực ra cái hệ số này nên có thí nghiêm là tốt nhất, bằng không thì phải dựa trên kinh nghiệm có đúc kết qua nhiều loại đất. Nó phụ thuộc vào tính đẳng hướng, mức độ xen kẹp. Ví dụ, với lớp sét xen kẹp nhiều thấu kính cát và các tập cát mỏng như tầng Thái Bình thì ắt hẳn Ch sẽ gấp nhiều lần Cv, trong trường hợp này thì kể cả thí nghiệm cố kết theo mẫu nằm ngang cũng chẳng có nghĩa gì cả. còn với lớp sét màu xám xanh tầng Hưng Yên hay sét đồng nhất như trong trong đồng bằng sông Cửu Long ắt sự chênh lệch giữa Ch và Cv nhỏ hơn nhiều.
              Cái này đúng. Tuy nhiên với việc lấy mẫu bằng dao vòng theo phương ngang thì người ta recommend nên làm với mẫu nguyên dạng lớn, kiểu như mẫu từ sherbrook block sampler để cho tính nguyên dạng của mẫu dao vòng được đảm bảo. Ngoài ra chỗ LCPC người ta còn có thử nghiệm xác định cái ch này bằng cách insert một phần tử thấm vào mẫu oedometer bình thường (bằng tia nước chẳng hạn để không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu).

              Với đất sét yếu khu vực Nhà bè TPHCM thì ch~1.50-3.00cv là phù hợp. Với đất yếu khu vực Cái Mép - Thị Vải thì ch~2.0cv. Các thông số này bao gồm cả smear và well resitance nếu có luôn rồi. Tất nhiên điều này dựa kết quả phân tích và kết quả quan trắc


              Nguyên văn bởi wasabi View Post
              P/S: mong các bác cùng tham luận sâu hơn về chuyên môn để tôi có dịp học hỏi. Tránh tranh cãi, cay cú chỉ vì hiểu lầm nhau. Ở đây là diễn đàn, theo tôi phát biểu đúng sai về chuyên môn là điều dễ hiểu, tuy nhiên đừng vì nó mà bới móc trình độ nhau ra. Thật .
              Cái này hoàn toàn đồng ý.
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                Nhân tiện up lên cho các bác xem cái kết quả bên mình làm CK0CU.



                nc. oanh

                Safety begins with team work

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                  Nguyên văn bởi pvegeo View Post
                  - Thí nghiệm ba trục sơ đồ CU để xác định C và Phi của đất ở trạng thái cố kết và không thoát nước. Tuy nhiên, hầu hết anh em thiết kế thấy không dùng được thí nghiệm CU vào tính toán gì cả. Một số người (trong đó có tôi) thường sử dụng Phi từ thí nghiệm CU để tính giá trị gia tăng cường độ kháng cắt của đất khi thiết kế đắp nền theo nhiều giai đoạn, điều này có vẻ không đúng lắm về mặt lý thuyết nhưng cũng không biết lấy phi ở đâu thì đúng.
                  Không dùng cái phi làm gì bác ợ. Dùng cái này là chuẩn nhất, chỉ có điều phải lập cái hàm này trước.



                  Và đây là tính toán và kiểm tra bằng thử nghiệm hiện trường

                  nc. oanh

                  Safety begins with team work

                  Ghi chú

                  Working...
                  X