QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

    Nguyên văn bởi nguyendodung_tn
    -Cám ơn bác trả lời em....
    -Nhưng em nghĩ nếu không viết chương trình thì Phương Pháp PTHH sẽ bị mất giá trị đi nhiều lắm đó...vì phương pháp này chỉ có giá trị khi nó gắn với chương trình thôi...học nó để làm gì khi ma chỉ với một bài toán nhỏ của kết cấu mà cũng là bài toán quá khổng lồ với con người trong việc tính toán...
    Tôi rất không hiểu ý của bạn lắm. Có phải ý bạn là học phương pháp PTHH thì nên viết chương trình luôn? Và những người không viết được chương trình thì sẽ rất tệ với cái thứ này, không hợp và như thế là không cần thiết?

    Bạn hãy giải thích rõ hơn được không, tôi sợ tôi hiểu lầm.

    Nguyên văn bởi nguyendodung_tn
    -Trong lý thuyết thì ngắn gọn chỉ là "3 mô hình và 6 bước giải thôi" nhưng trong chương trình thì nó tương đương tới cả chục ngàn câu lệnh....thế nên phải làm thì mới có thể thấy được kết quả và có kết quả thì mới hứng học những cài khó hiểu như PTHH...
    Rồi, theo như bạn nói, "phải làm", làm ở đây là làm gì, giải kết cấu đó, làm bằng tay, viết chương trình, ứng dụng chương trình? Hình như tôi lại hiểu là bạn nói phải (làm)..viết chương trình thì mới có hứng học.

    Tôi đoán bạn là người yêu thích phương pháp này, cả việc lập trình nữa. Nhưng đừng nên ép đặt cái sở thích "tự sướng" của mình cho những người khác, khi mà hình như mình chưa nắm rõ lắm chính cái mình đang làm (nói) là gì.

    Nguyên văn bởi nguyendodung_tn
    -Chương trình thì nhiều người họ viết rồi.Nhưng mà ở VN thì hình như chưa có.Chắc cả 20->30 Năm nữa cũng chưa có người ,hoặc công ty...có thể viết được một cái hoàn thiện có thể bán được...
    Chương trình thì có nhiều loại, bạn nên nói rõ loại nào. Câu "hình như" của bạn chấp nhận được.

    Theo tôi hiểu, bạn đang phát triển một chương trình tính kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Chắc bạn làm cho CIC, hoặc một đơn vị tương tự. Nếu bạn chỉ viết chương trình để học, và để có hứng, để vui thôi thì không nói. Còn nếu bạn có một ý định lớn hơn, bạn nên bắt đầu thận trọng ở nhiều điểm.

    Ví dụ, bạn phát triển chương trình SBT gì đó từ chương trình của Cường, bạn có ý định thương mại không? Chương trình chạy tốt chứ, mà hình như tốc độ của nó được khen nhiều lắm hả, chẳng thua kém gì mấy chương trình khác, thậm chí có khi SAP còn chạy chậm hơn?

    Chắc bạn khoái với điều này lắm, nó là cơ sở khá thuận lợi để bạn phát triển ý tưởng của bạn, để giải quyết bài toán lớn, phức tạp.

    Nhưng bạn cũng nên để ý rằng, cái mã nguồn hàng vạn dòng đó, chỉ xét cho phần giải hệ phương trình, là ai viết đấy ạ? Cường viết? Bạn viết? Hay một anh em nào đó trong nhóm bạn viết? À, giờ chắc bạn bắt đầu hiểu ra. Đó là một mô đun giải hệ phương trình được lấy từ đâu đó. Thì đương nhiên rồi, mạng internet này sẵn lắm. Bạn lôi về dùng, chỉ tốn vài phút thôi mà. Nhưng mà hãy cẩn thận, nếu bạn định thương mại hóa chương trình, bạn hãy xem lại kỹ hơn nguồn gốc của đống mã đó, nó đến từ tổ chức nào? Có phải từ "Mã nguồn mở" không? Đúng vậy, nó có luật của nó. Hoặc chương trình của bạn viết ra phải tiếp tục là mở, và miễn phí, hoặc bạn phải bỏ tiền để mua đoạn mã đó với một sự thỏa thuận nào đó, hoặc bạn được..ra tòa.

    Vậy bạn hãy thận trọng hơn nếu nghĩ đến chuyện bán, như SBT chẳng hạn, ngoài những thứ khác chưa bàn đến.

    Nguyên văn bởi nguyendodung_tn
    -Phương pháp PTHH không nên chỉ áp dụng cho những bài toán quá phúc tạp...Mình nghĩ ở VN thì chúng ta chỉ giới hạn viết chương trình cho những bài toán nhỏ ,dễ trong việc kiểm tra,và sử dụng...như thế mới có thể nuôi hi vọng bán được sản phẩm....
    Rồi, bạn có một tham vọng, lựa chọn đối tượng, và vạch kế hoạch thực hiện để biến nó thành hiện thực. Đó là một điều tốt. Chúc bạn thành công !

    Một điều nhỏ thôi: Bạn là người có khả năng viết được chương trình, rất tốt. Diễn đạt ngôn ngữ để máy tính hiểu và thực hiện tốt được ý đồ là việc không phải ai cũng làm được. Nhưng bạn nên dành thêm thời gian để viết những trao đổi trên diễn đàn rõ nghĩa hơn. Để bà con hiểu đúng hơn những gì bạn muốn nói. Có gì không phải, bạn bỏ qua nhé.

    Ghi chú


    • #92
      Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

      Tôi thì nghĩ chỉ 2-3 năm nữa, VN có nhiều sp PTHH được thương mại (hiện tại CIC làm rồi). Còn chuyện viết những bài toán nhỏ để thương mại ở VN thì cũng nên, nhưng mình cũng nên làm cái lớn, không bán được ở VN thì bán hẳn ra nước ngoài. Người VN mình giỏi tin thế cơ mà.

      Ghi chú


      • #93
        Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

        Nguyên văn bởi hien nghiem
        Tôi thì nghĩ chỉ 2-3 năm nữa, VN có nhiều sp PTHH được thương mại (hiện tại CIC làm rồi). Còn chuyện viết những bài toán nhỏ để thương mại ở VN thì cũng nên, nhưng mình cũng nên làm cái lớn, không bán được ở VN thì bán hẳn ra nước ngoài. Người VN mình giỏi tin thế cơ mà.
        hiện nay, nếu thương mại hóa chương trình PTHH, thì đền nghị đi theo hướng đặc biệt.... khác người ,.... dĩ nhiên là chưa ai có như bác nói.
        Trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM đang có đề tài xây dựng mô hình PTHH dùng cho nền đất (môn cơ học đất trạng thái tới hạn đây)
        - Mô hình dự kiến :
        + Phần tử rắn : đất nè
        + phần tử khí : Lổ rỗng không chứa nước
        + Phần tử chất lỏng : thường là nước rùi
        quan trọng là kết hợp 3 phần tử trên nó ra làm sao???? (phần tử tiếp xúc nè...)
        - Mí chuyên gia PTHH mình nên để í chứ không là... người ta làm xong mà mình.... hỏng biết thì kẹt lắm ả.....

        Ghi chú


        • #94
          Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

          Tôi thấy làm được cái như họ đã làm (k phải đặc biệt) đã bở hơi tai rồi, như bản thân tôi chẳng thể nghĩ được cái gì đặc biệt khi những cái thông thường còn chưa nắm hết được.

          Ghi chú


          • #95
            Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

            Đúng như anh hien nghiem nói, thật không đơn giản để làm được cái gì đó "đặc biệt khác người". Chỉ cần học theo được những cái đã có và vận dụng để giải quyết được những bài toán "bình tường" đã là tốt lắm rồi. Việc theo một cái đặc biệt nào đó, ý tôi hiểu là cái mới hoàn toàn, thì cứ cho là thực hiện được, thì thương mại chương trình cũng không phải dễ dàng gì. Các sản phẩm của nước ngoài có khả năng phân tích tương đối tốt những bài toán kỹ thuật hiện nay, giá gọi là cao đấy (so với thói quen dùng miễn phí nhà mình), nhưng nhìn chung lại, thì nó cũng xứng đáng thôi. Khi mình có làm được một chương trình có khả năng tương tự, thì chi phí để thực hiện điều đó, cũng đã chẳng thấp hơn mấy đâu.

            Nói về đề tài, khi đăng ký thường phải có điểm là, phải mới, thời sự. Nhưng để làm được cái gọi là "khác người" hiểu theo nghĩa tích cực (là có chất lượng tốt và mới) thì cần phải cân nhắc và có cái độ nghiêm túc. Tất nhiên, không phải là không thể có cái mới với khả năng của dân mình.

            Mấy nội dung mà anhosg liệt kê ở kia, nhìn vào thì đúng là chỉ biết thán phục mà thôi. (Mong là nhóm thực hiện làm được như vậy). Còn theo hiểu biết của tôi, thì chỉ riêng về phần kỹ thuật tính toán thôi, chưa nói đến bản chất vấn đề cần giải quyết (vốn là cái rất khó), nắm được đã là vất vả lắm rồi. Với các tính toán phi tuyến, thì thật sự là khó khăn nhiều lắm.

            Mong anhosg có thêm thông tin chỉ bảo.

            Ghi chú


            • #96
              Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

              -Em chào các bác .....
              Trước tiên cho em xin lỗi các bác nha.... Em xin lỗi bác tnLinh.
              -Em còn trẻ nhiều khi nói chưa suy nghĩ trước sau.Mong các bác tha lỗi cho em.Thật sư PTHH thi cũng chỉ biết được một ít thôi,chắc còn phải học hỏi các bác nhiều.
              -Em cám ơn các bác nhiều.Các bác đã có rất nhiều nhận xét cho em.
              Àh các bác ơi!các bác đang công tác ở đâu vậy!chắc có nhiều kinh nghiêm lắm rùi nhỉ...Em thì chưa ra trường.chưa đi làm đâu cả.Cũng ít quen những cao thủ trong kết cấu và PTHH....Các bác cho em làm quen với nhá.Em cám ơn nhiều. Àh các bác đừng bảo em làm ở CIC.Các anh trên đấy mắng em chết...
              -SBT là sản phẩm của anh Cường.Em thì chỉ đi theo học nghề thôi...
              Last edited by nguyendodung_tn; 21-07-2007, 06:51 PM.

              Ghi chú


              • #97
                Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

                tui nghĩ đề tài này hay í chứ, nghiêm túc mừ nói là tui muốn tìm hiểu về vấn đề dùng phương pháp tuyến tính hóa (hình học, và vật liệu) để giải bài toán phi tuyến. Níu có cao thủ nào biết, xin chỉ dẫn.....

                Ghi chú


                • #98
                  Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

                  Nguyên văn bởi anhosg
                  tui nghĩ đề tài này hay í chứ, nghiêm túc mừ nói là tui muốn tìm hiểu về vấn đề dùng phương pháp tuyến tính hóa (hình học, và vật liệu) để giải bài toán phi tuyến. Níu có cao thủ nào biết, xin chỉ dẫn.....
                  Thế từ trước đến nay người ta giải phi tuyến không phải bằng phương pháp tuyến tính hóa hả bác?

                  Ghi chú


                  • #99
                    Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

                    Nguyên văn bởi hien nghiem
                    Thế từ trước đến nay người ta giải phi tuyến không phải bằng phương pháp tuyến tính hóa hả bác?
                    bài toán phi tuyến là bài toán thường thấy cuả lý thuyết dẻo thui mưh, thông thường có 2 cách giải quyết mà tôi đã có lần nói ở 1 bài nào đó trên diễn đàn
                    - Phương pháp giải từng bước : Tuyến tính hoá là 1 cách giải của nhóm phương pháp này đây
                    - Phương pháp tìm nghiệm trực tiếp : Định lý cận trên, cận dưới,... pp này chả cần để ý tuyến tính, phi tuyến gì hết cứ cho đầu vào (lực, kết cấu) kết quả sẽ có 1 tập nghiệm thoả mãn dk và nghiệm được chọn (xác suất nhất) là nghiệm thoả mãn điều kiện nào đó (cận trên, cận dưới) chẳng hạn

                    Ghi chú


                    • Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

                      Nguyên văn bởi anhosg
                      bài toán phi tuyến là bài toán thường thấy cuả lý thuyết dẻo thui mưh, thông thường có 2 cách giải quyết mà tôi đã có lần nói ở 1 bài nào đó trên diễn đàn
                      - Phương pháp giải từng bước : Tuyến tính hoá là 1 cách giải của nhóm phương pháp này đây
                      - Phương pháp tìm nghiệm trực tiếp : Định lý cận trên, cận dưới,... pp này chả cần để ý tuyến tính, phi tuyến gì hết cứ cho đầu vào (lực, kết cấu) kết quả sẽ có 1 tập nghiệm thoả mãn dk và nghiệm được chọn (xác suất nhất) là nghiệm thoả mãn điều kiện nào đó (cận trên, cận dưới) chẳng hạn
                      Bác vào đây mà download tài liệu về phương pháp đó:
                      caswww.colorado.edu/courses.d/NFEM.d

                      Ghi chú


                      • Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

                        Nguyên văn bởi hien nghiem
                        Bác vào đây mà download tài liệu về phương pháp đó:
                        caswww.colorado.edu/courses.d/NFEM.d
                        cám ơn rất nhiều...

                        Ghi chú


                        • Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

                          Nguyên văn bởi arnold
                          Quay lại vấn đề chính thôi, các bác ơi. Em nhờ các bác giải hộ em bài này với, em cũng giải rồi, nhưng không rõ phương pháp có đúng không. Các bác cho em hướng giải cũng được.
                          Nếu yêu cầu là vẽ biểu đồ nội lực thì đơn giản quá (k hiểu sao bạn lại hỏi nhỉ, SV năm 3 sau khi học sức bền vật liệu có thể làm được rồi):
                          Phương trình biểu đồ mô men là:
                          M=qx^2/2+Px
                          Phương trình biểu đồ lực cắt là:
                          Q=qx+P
                          x là khoảng cách từ điểm đặt lực P đến mặt cắt tính nội lực (x=0->3a)
                          Bài này thêm gối tựa đứng ở đầu bên phải hoặc tìm chuyển vị tại vị trí bất kỳ trên thanh thì mới cần làm.

                          Ghi chú


                          • Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

                            Nguyên văn bởi arnold
                            Em muốn hỏi làm theo cách của PTHH cơ mà. Còn giải kết cấu thông thường thì chắc đọc lại cũng biết. Cũng lâu lắm rồi không sờ đến nên quên mất.
                            y hệt trường hợp thanh thẳng thui, tuy nhiên vì J phụ thuộc z nên [K]e là hàm theo z => giải hệ phương trình [K].{q}={P} ra kết quả {q} cũng là hàm theo z. Túm lại là kết quả tính được đều phụ thuộc z. Hỏng bít có đúng hong nữa

                            Ghi chú


                            • Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

                              Nguyên văn bởi arnold
                              Em muốn hỏi làm theo cách của PTHH cơ mà. Còn giải kết cấu thông thường thì chắc đọc lại cũng biết. Cũng lâu lắm rồi không sờ đến nên quên mất.
                              Chỉ xét dầm chịu uốn:
                              kích thước dầm tại vị trí cách đầu trái x:
                              B=2*b+x*(b/2-2*b)/(3*a)
                              Mô men quan tính tại vị trí cách đầu x:
                              I=B^4/12;
                              Như vậy I là bậc 4.
                              Thay vào công thức tích phân tính ma trận độ cứng:
                              K=tích phân từ 0 đến 3a {EI([BT][B])}
                              Hàm trong {} có dạng đa thức bậc 6
                              Bạn dùng maple để tính tích phân (nhập cả biểu thức dưới dạng ma trận)
                              Hàm dạng giống như thanh k thay đổi tiết diện
                              Ma trận tải trọng cũng giống như thanh k thay đổi tiết diện

                              To anhosg:
                              Ma trận K chỉ chứa hằng số (k phụ thuộc vào z)
                              Kết quả {q} cũng vậy (là hằng số)
                              Last edited by hien nghiem; 04-08-2007, 03:59 PM.

                              Ghi chú


                              • Ðề: Phuong Phap Phan Tu Hư Han (finite - Element Method)

                                Nguyên văn bởi hien nghiem
                                To anhosg:
                                Ma trận K chỉ chứa hằng số (k phụ thuộc vào z)
                                Kết quả {q} cũng vậy (là hằng số)
                                hình như chữ z của em nó = chữ x của bác thì phải

                                Ghi chú

                                Working...
                                X