QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Neo thép

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Neo thép

    @cmengenie Neo thép trên gối là neo cả bó, ở cái gối của bạn, nếu người tính họ tính 2p20 đủ để neo cái dầm vào cột rồi thì thôi, họ đâu cần uốn thanh p18. Bởi thế, mình nghĩ bạn nên đọc thuyết minh tính toán cái dầm đấy mới hiểu được.


    @PTslab : cái thep U đấy chắc là phải đường kính nhỏ hơn thép chính của dầm bởi vì nó chỉ phục vụ neo dầm vào tương ? ví dụ thép chính dầm p25 mà uốn một cái U như thế thì khó lắm.

    Không biết các bạn ở VN có hay dùng U thế không nhĩ, mình thì chưa hề dùng.

    À, bạn gữi cho mình cái detail M53 (dầm kê lên tường gạch ?) xem người ta neo thép thế nào với !

    Nguyên văn bởi PTslab
    Thực ra, với liên kết đầu dầm (kể cả gối tựa hẹp), người ta hay làm như hình dưới đây (dùng thanh hình chữ "U"):

    Xin chào,

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Neo thép

      Nguyên văn bởi tal

      @PTslab : cái thep U đấy chắc là phải đường kính nhỏ hơn thép chính của dầm bởi vì nó chỉ phục vụ neo dầm vào tương ? ví dụ thép chính dầm p25 mà uốn một cái U như thế thì khó lắm.

      Không biết các bạn ở VN có hay dùng U thế không nhĩ, mình thì chưa hề dùng.

      À, bạn gữi cho mình cái detail M53 (dầm kê lên tường gạch ?) xem người ta neo thép thế nào với !
      Gữi bạn hình MS3 (slab) và 1 hình nữa về moment connection ban đầu mà bạn cmegenie quan tâm.

      Với thép U, cho dầm người ta chỉ dùng đến thép 18 thôi (quy đổi nhiều thanh hơn).

      Xin chào,
      Attached Files
      Last edited by PTslab; 19-04-2009, 07:03 PM.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Neo thép

        Nguyên văn bởi tal
        Neo thép trên gối là neo cả bó, ở cái gối của bạn, nếu người tính họ tính 2p20 đủ để neo cái dầm vào cột rồi thì thôi, họ đâu cần uốn thanh p18. Bởi thế, mình nghĩ bạn nên đọc thuyết minh tính toán cái dầm đấy mới hiểu được.
        Nếu chỉ để cho cái dầm nó lủng lẳng được trên chóc cột thì nói làm gì.

        Thế này nhé, tôi nói đúng những gì mà tôi được học và hiểu: lấy ví dụ như hình trên tôi post, tại mặt cắt bên phải của cái cột 400 này, trạng thái giới hạn I, tất cả bê tông và thép phải cùng đạt giới hạn để cả hai cùng phá hủy, điều đó dẫn đến cả thanh 20 và 18 phải cùng đạt được Ra và bê tông thớ dưới đạt Rb, tức là tại trạng thái giới hạn này cả 3 thanh 20, 18 phải làm thế nào cho chúng nó đạt nổi công suất làm việc tại mặt cắt này mà nó được chỉ thị.
        Đấy, để 20 lẫn 18 đạt nổi khả năng danh định của nó thì bác phải làm sao? mặt cắt bên phải này thép cần bị kéo đứt trước khi bị lôi tuồn tuột ra.

        Nguyên văn bởi tal

        À, bạn gữi cho mình cái detail M53 (dầm kê lên tường gạch ?) xem người ta neo thép thế nào với !
        Dầm kê tường thì coi là đầu khớp, có thể neo như bác PTslab, hoặc là dùng thêm bản thép hàn đặt sẵn rồi hàn vào thanh cần neo.
        Lạ nhể, tôi thấy có gì là lạ thì phải
        Last edited by cmengenie; 19-04-2009, 07:23 PM.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Neo thép

          @cmengenie Đây là bài toán kiểm tra, bạn cần gì phải giả sử thép đạt đến Ra hay không. Bạn có Moment, tiết diện thép, tiết diện dầm thì bạn tính được ứng suất trong thép mà.

          Mình tính đơn giản thế này :

          1. Lực kéo trong thép n°1+n°2 Ft = M / z -> lực kéo trong mỗi thanh F1, F2 (dựa vào điều kiện F1+F2= Ft và biến dạng là như nhau e1=e2=e)

          2. Với chiều dài neo của thanh n°1, n°2 có sẳn, bạn tính xem lực nhổ Fa1, Fa2 tối đa là bao nhiêu ? thanh n°2 nếu mà có móc ở đầu thì lực nhổ tăng lên đáng kể đấy. Cách tính lực nhổ này phụ thuộc vào tiêu chuẩn của từng nước, mình khồng rành TCVN, bọn mình thì thế này :

          Fa = pi*d*t*l (t = ứng suất dính giữa béton / thép, l chiều dài neo ) với neo thẳng, nếu có móc thì khác đi một chút.

          3. Cuối cùng bạn so sánh lực nhổ cho phép Fa với lực nhổ tính toán ở (1), nếu lớn hơn thi OK.

          Mình hỏi thật, nếu với thanh n°2 neo thẳng 40cm như thế, bạn biết là cần lực bao nhiêu để nhổ nó ra khỏi thép không ? Hoặc là khi nhổ thì ước lượng là nó bị đứt hay bị nhổ ?

          Với mình, mấy con số 25d, 30d, 45d... chỉ là các xấp xĩ để họa viên vẽ cho nhanh trong các trường hợp bình thường, còn khi nghi ngờ thì kỹ sư hoàn toàn có thể phải tính lại.

          Mình giả dụ là nếu ở 3, bạn không thỏa mãn, cũng là bài toán kiểm tra, bạn đọc thuyết minh tính toán xem người tính có kể đến sự phân bố lại moment ở ngàm không ? beton làm sao ngàm cứng 100% được ? nếu không kể đến bạn có thể tự cho phép mình phân bố lại một ít để làm giảm moment ở gối, rồi kiểm tra lại neo.

          Nếu mà không thỏa mãn nữa thì chỉ có kêu bọn Hilti tới, đập bớt thớ trên của dầm đi rồi cấy thêm thép vào. Lúc đấy bọn Hilti nó sẽ làm phép tính i như mình vừa làm vậy để xác định tiết diện và chiều dài thép cần cấy. Có khi bọn ấy chỉ cấy thép có chiều dài neo là 10d thôi, chứ khoan 25d nhanh hư máy lắm !

          Vậy nhé, mình xem hết trận MU sẽ vào comment tiếp !

          Nguyên văn bởi cmengenie
          Nếu chỉ để cho cái dầm nó lủng lẳng được trên chóc cột thì nói làm gì.

          Thế này nhé, tôi nói đúng những gì mà tôi được học và hiểu: lấy ví dụ như hình trên tôi post, tại mặt cắt bên phải của cái cột 400 này, trạng thái giới hạn I, tất cả bê tông và thép phải cùng đạt giới hạn để cả hai cùng phá hủy, điều đó dẫn đến cả thanh 20 và 18 phải cùng đạt được Ra và bê tông thớ dưới đạt Rb, tức là tại trạng thái giới hạn này cả 3 thanh 20, 18 phải làm thế nào cho chúng nó đạt nổi công suất làm việc tại mặt cắt này mà nó được chỉ thị.
          Đấy, để 20 lẫn 18 đạt nổi khả năng danh định của nó thì bác phải làm sao? mặt cắt bên phải này thép cần bị kéo đứt trước khi bị lôi tuồn tuột ra.



          Dầm kê tường thì coi là đầu khớp, có thể neo như bác PTslab, hoặc là dùng thêm bản thép hàn đặt sẵn rồi hàn vào thanh cần neo.
          Lạ nhể, tôi thấy có gì là lạ thì phải

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Neo thép

            Chà, cái tôi cần không xa thế này. Cám ơn bác nhiều.
            Chứ bài ngửa với bác, chương trình học ĐH của tôi là chương trình của Pháp bê vào Vn đấy, mấy cái này tôi biết rồi. Nhưng tôi cũng không nói ra đây làm gì, tất cả chỉ vì tôi muốn cho nó đơn giản hóa, dễ hiểu nhất thôi. Quan điểm của tôi là làm sao đơn giản nhất mà nói được nhiều thông tin nhất. Xa quá đâm loãng.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Neo thép

              Nota : thua độ bóng đá nên hơi nóng ! Xóa !
              Last edited by tal; 21-04-2009, 12:43 AM.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Neo thép

                Tính mình rất tham lam nên lở hỏi rồi thì hỏi tới bến luôn, mình có 2 câu này mong bác PTSlab trả lời !

                1. Theo như cái thép U mà bác dùng, thì tiết diện Au của U nên lấy như thế nào ? bằng tiết diện của thép chính As hay nhỏ hơn ? Mà theo như TCVN ở trên, thì cái lneo nó được tính từ chổ nào ?



                2. Với trường hợp gối đơn MS53, cũng theo TCVN thì lneo (theo công thức 3-58) được tính từ đâu với lại có cần phải thỏa mãn cái "lneo min" mấy d kia không ?




                Cảm ơn bác trước !

                Nguyên văn bởi PTslab
                Gữi bạn hình MS3 (slab) và 1 hình nữa về moment connection ban đầu mà bạn cmegenie quan tâm.

                Với thép U, cho dầm người ta chỉ dùng đến thép 18 thôi (quy đổi nhiều thanh hơn).

                Xin chào,

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Neo thép

                  ^^ thế này thì tôi chịu. Vậy bác cứ thảo luận nhé. Cám ơn

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Neo thép

                    Nguyên văn bởi tal
                    @cmengenie : Mình nhầm, đấy là chương 10.

                    @PTslab : Mình không biết cái định nghĩa lneo của TCVN5574 đấy có đúng là cho neo thép trên gối không. Bọn mình thì tính neo thép trên gối đơn giản như thế này: - Tùy theo V, M mà xác định chiều dài gối a - thép neo có đủ hay không.

                    Cái hình này của bác là để tính chiều rộng của gối nhằm đảm bảo cường độ của bielle (concrete stress) chứ có phải để tìm chiều dài neo đâu ạ

                    Mấy công thức này cũng chỉ đúng nếu bielle nghiêng 45 độ. Còn có những trường hợp bielle nghiêng từ 25 đến 60 độ mà bác

                    [/QUOTE]

                    Mình nghĩ cái chiều dài lneo định nghĩa ở cái hình của bạn của TCVN là chiều dài dùng để tính khi cắt thép trên dầm (chứ không phải neo vào gồi !) kiểu như thế này:


                    Chứ nếu không, cứ 25d mà phang thì làm sao mà đặt dầm lên các gối mỏng như tường 16cm bằng béton chẳng hạn, như người ta vẫn đang đặt khắp nơi.[/QUOTE]

                    Cái này cũng chẳng khác với việc neo vào gối thế nào đâu ạ. Đối với sàn ( hoặc dầm ) có thép đai thì tại gối tựa ( coi như khớp) thớ dưới vẫn bị căng do ảnh hưởng của lực cắt. Thép tính ra cho cái thằng này phải neo chứ bác. Cái độ nghiêng của bielle mà em nói ở trên cũng làm thay đổi chiều dài neo ( cân bằng nút tại gối tựa)

                    Còn trường hợp bác có momen âm ở đầu dầm thì thép phải neo hết chứ bác. Tất nhiên trừ trường hợp bác tính dôi gấp đôi lượng thép cần thiết rồi chỉ neo một nửa

                    Còn neo bao nhiêu thì tuỳ xem bác dùng loại gì: crochet (hook) hay để thẳng. Để thẳng thì như tính như cái công thức bác có ở trên, nếu để crochet thì bác có thể giảm chiều dài neo.

                    PS: À quên , với sàn không có thép đai thì lực cắt trong sàn được truyền theo cơ chế vòm (l'arc et tirant). Tại gối tựa dù không có momen bác vẫn phải ngàm thép để bielle tựa vào Trường hợp này chỗ em cho phép neo một nửa số thép max tính tại giữa nhip.
                    Last edited by akphung; 21-04-2009, 04:00 AM.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Neo thép

                      Nguyên văn bởi cmengenie
                      @tal: bác viết nhanh quá, tôi còn nhanh hơn
                      Mô men thì xin thỉnh ý bác: dầm này của tôi có kéo thớ trên (99% các trường hợp cũng thế)
                      Vì thế, nó phải được neo.
                      Nhưng, tại sao lại có trường hợp có thanh không cần được neo mới là vấn đề bác ạ.
                      Chắc thẩm tra họ cũng có ý của họ, không phải vô cớ mà 2 bên tk với tt lại cùng quan điểm trong trường hợp này.
                      Mong tiếp tục nhận thêm ý kiến đóng góp bác và mọi người.
                      Đương nhiên là thẩm tra có ý kiến riêng của họ rồi. Nếu bạn là người thiết kế thì bạn sẽ xử lý nó thế nào. Trường hợp tổng quát thì cắt neo thép theo tiêu chuẩn, nhưng công tình cụ thể thì có những ứng xử khác mà mình phải quan tâm. Đơn giản thế này, Thép số 1 có 2 thanh 2 bên được neo , còn lại thép số 2 ở giữa không cần neo cũng được vì số thanh neo vượt chiếm 2/3 rồi.
                      "KHÔNG ĐƯỢC TRÌ HOÃN NGÀY MAI NHỮNG GÌ CÓ THỂ TRÌ HOÃN NGÀY HÔM NAY"

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Neo thép

                        Nguyên văn bởi tal
                        Tính mình rất tham lam nên lở hỏi rồi thì hỏi tới bến luôn, mình có 2 câu này mong bác PTSlab trả lời !

                        1. Theo như cái thép U mà bác dùng, thì tiết diện Au của U nên lấy như thế nào ? bằng tiết diện của thép chính As hay nhỏ hơn ? Mà theo như TCVN ở trên, thì cái lneo nó được tính từ chổ nào ?



                        2. Với trường hợp gối đơn MS53, cũng theo TCVN thì lneo (theo công thức 3-58) được tính từ đâu với lại có cần phải thỏa mãn cái "lneo min" mấy d kia không ?




                        Cảm ơn bác trước !
                        Chào Tal,

                        Đúng là bạn quá tham lam, không hiểu là bạn có vấn đề gì về đọc hiểu tiếng Anh 2 hình mà tôi gửi lên không nữa.

                        Xin chào,

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Neo thép

                          Nguyên văn bởi mainguyenanvina1
                          Đương nhiên là thẩm tra có ý kiến riêng của họ rồi. Nếu bạn là người thiết kế thì bạn sẽ xử lý nó thế nào. Trường hợp tổng quát thì cắt neo thép theo tiêu chuẩn, nhưng công tình cụ thể thì có những ứng xử khác mà mình phải quan tâm. Đơn giản thế này, Thép số 1 có 2 thanh 2 bên được neo , còn lại thép số 2 ở giữa không cần neo cũng được vì số thanh neo vượt chiếm 2/3 rồi.
                          Thế là cũng có 1 con số cụ thể nào đó, dù không định lượng 2/3 à, có thể chỉ cho tôi biết số này lấy ở đâu được không? Sách, tiêu chuẩn gì cũng được.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Neo thép

                            Mình đông í với bạn akphung, rỏ ràng khi kiểm tra neo này nọ vào gối thì phải kiểm tra hết - tính chiều dài neo, neo thẳng hay có móc, phân tích bielle xem gối thế nào ?

                            Nguyên văn bởi akphung
                            Cái này cũng chẳng khác với việc neo vào gối thế nào đâu ạ. Đối với sàn ( hoặc dầm ) có thép đai thì tại gối tựa ( coi như khớp) thớ dưới vẫn bị căng do ảnh hưởng của lực cắt. Thép tính ra cho cái thằng này phải neo chứ bác. Cái độ nghiêng của bielle mà em nói ở trên cũng làm thay đổi chiều dài neo ( cân bằng nút tại gối tựa)
                            Bởi thế ngay từ đầu mình đã bảo bạn cmengenie cần phải có nội lực M, V thì mới kiểm tra được. Nhìn mà phán thì chịu.

                            Mình thường gặp một số bạn khi tính béton thường chú ý nhiều đến tính toán tiết diện mà quên đi phần khá quan trọng và cơ bản là tính neo, phân tích gối. Khi hỏi thì chỉ bảo mang máng là mấy lân đường kính, còn bảo tính thế nào thì chịu. Còn khi hỏi thế cái dầm này kê lên cái gối này có được không, phải dùng gì để kiểm tra, cũng chịu nốt.

                            @PTslab bác em chưa trả lời câu hỏi của tôi rồi, mấy cái chi tiết gối đấy dùng để detailing là rỏ rồi, cái mình cần là Arup dùng công thức gì để tính ? Làm sao ra được máy con số như ở MS53 ? với lại cái Au thì mình chả thấy đâu cả bác chỉ luôn tôi cái !
                            Last edited by tal; 21-04-2009, 01:10 PM.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Neo thép

                              Nguyên văn bởi cmengenie
                              Thế là cũng có 1 con số cụ thể nào đó, dù không định lượng 2/3 à, có thể chỉ cho tôi biết số này lấy ở đâu được không? Sách, tiêu chuẩn gì cũng được.
                              Tính toán chiều dài neo theo TCVN đi rồi so sánh. Nếu đủ khả năng tức là đứt thép mà không tuột là ok rồi. Chiều dài neo này phụ thuộc khá nhiều vào cấp BT và cấp thép.

                              Nếu bí quá thì kiểm tra bằng một cái thí nghiệm neo để kiểm tra đi. Cũng đâu có mất nhiều tiền.

                              Ai biết được là ông bạn cùng công ty với pác không "Vô tình nhận được cái bình nhỉ" Chỗ đó làm gì có bí kíp bí kiếc gì.

                              Theo tôi được biết nếu là do VN thiết kế thì tôi chưa thấy ai tính chiều dài nao bao giờ cả (mà cái này chẳng giống nhau cho tất cả các công trình - Vì cấp thép và BT chẳng giống nhau).

                              nc. oanh
                              Last edited by nguyencongoanh; 21-04-2009, 02:08 PM.
                              nc. oanh

                              Safety begins with team work

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Neo thép

                                Nguyên văn bởi nguyencongoanh

                                Theo tôi được biết nếu là do VN thiết kế thì tôi chưa thấy ai tính chiều dài nao bao giờ cả (mà cái này chẳng giống nhau cho tất cả các công trình - Vì cấp thép và BT chẳng giống nhau).

                                nc. oanh
                                Tôi cũng nghĩ thế nên gặng hỏi để xem các bác khi phải tính thì tính như thế nào ? Chứ hay tính thì đã không có kiểu như thế này :

                                Lực cắt thì đai với khả năng kháng kéo của bê tông chứ bác nhỉ, hay tôi có gì nhầm ở đây bác ??
                                Tức là các bác ít nghĩ là, ngay cả thép dưới (đoạn neo vào cột) cũng có khả năng chịu kéo F = V-M/z khi V lớn mà M nhỏ, tức là cũng có khả năng bị kéo tuột ra ngoài làm dầm treo lũng lẳng

                                Hoặc là thế này :

                                Nếu thớ dưới chịu kéo (gió làm đổi chiều) 30d = 600mm, đã có 400mm, bẻ lên 200mm nữa.
                                Tức là với các bác neo thẳng cũng như neo cong, ví dụ bắt buộc phải 30d thì thẳng đã có 400 rồi, cần 200 nữa là ổn. Chứ các bác không nghĩ rằng nếu đã bỏ tiền ra thuê người uốn cong thì mình có thể tiết kiệm được vài x*d thép. Thời buổi khủng hoảng, tiết kiệm kilo thép nào hay kilo nấy chứ

                                Thôi, thời khủng hoảng, công ty thiếu việc nên vào cà khịa các bác cho vui, tranh thủ ôn lại kiến thức tí. Có gì không phải mong các bác bỏ qua. Chúc các bác vui, em kiếu.

                                t@l

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X