QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

    Nguyên văn bởi dhthaivn View Post
    Mình đã thử nhiều, và thấy sau khi có kết quả chạy:

    K ~ P/S (T/m)...

    Với P là áp lực đầu cọc, T
    S là chuyển vị cọc, m

    Như vậy là với K bằng bao nhiêu, thì quan hệ giữa P và S cũng chẳng khác gì, các bác cho K lớn hơn thì P hầu như k đổi, chỉ có S là giảm đi nhiều..
    Việc lún thực của cọc khi làm việc là bao nhiêu thì hơi khó khăn cho điều kiện VN hiện nay
    Như vậy việc gán cho cọc 1 giá trị Spring là khá mơ hồ

    Còn việc anh Minh nói bố trí cọc để phản lực đầu cọc đều nhau theo ý em là xét đến tính hợp lý về chịu lực, dẫn đến giảm số lượng cọc thui.
    Mong ý kiến của các anh.
    không mơ hồ chút nào . Chỉ vì mình đã hiểu được tới đâu thôi
    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

      Nguyên văn bởi ksminh View Post
      hai cách nào ???/ tôi không hiểu ý chú thế nào ? Không có kết cấu nào mà cho kết quả theo 2 cách khác nhau ; chỉ cho cách nào tính toán một là tiếc kiệm hai là phí ba là sập nhà thôi .
      Đây bác
      Nguyên văn bởi dhthaivn View Post
      Chào bác.
      Đó là sự khác biệt khi lấy nội lực là thanh Pier, và khi lấy nội lực theo phản lực của Points.
      Với thanh Pier: lực dọc nhỏ, và mômen lớn
      Theo phản lực Poitns: Tổng lực dọc lớn, và tổng mômen nhỏ (khi quy về 1 điểm)
      Vấn đề ở chỗ khi ta lấy nội lực theo điểm, ví dụ 1 thanh Pier có 2 điểm, thì chương trình sẽ quy hết lực dọc và mômen của thanh Pier này về 2 điểm, thế là mômen cũng tham gia vào làm tăng cái lực dọc của point.

      Thế là 2 cách làm ra 2 kết quả khác nhau, dù cùng 1 tải trọng. Nó gây ra cách bố trí vị trị cọc rất khác nhau
      Em vẫn thắc mắc chỗ này. Mong các bác giải thích giùm.
      Chờ tin bác nha!!
      Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

        Xin cùng bàn luận với các bác về vấn đề trên
        Thực ra công trình về sự làm việc theo đúng bản chất của nó là làm việc chung cả công trình, móng và nền cùng một lúc. Nhưng do thói quen nên khi dò tìm cách bố trí hệ kết cấu và kích thước của các cấu kiện chịu lực bên trên chúng ta chưa nghĩ tới móng, sau đó mới tìm cách chuyển nội lực từ trên xuống để thiết kế riêng phần đài móng. Từ đó mới nãy sinh ra là nên truyền xuống thế nào?... để xác định lực dồn xuống đầu cọc, để tính ứng suất và cốt thép trong đài bè móng!
        Cách dùng pier của Etabs chẳng qua là mẹo để gom nội lực tại chân của vách và cột được gộp một cách chủ quan khi định nghĩa pier label mà thôi, và cách này cũng chỉ dùng được với etabs mà thôi
        Theo tôi thấy thì ban đầu chúng ta có thể dùng bất kỳ một trong các cách các bác đã đưa ra để tính toán sơ bộ, rút ra số lượng cọc và cách bố trí cọc. sau đó thực hiện bài toàn kiểm tra bằng cách xuất bản móng sàn safe, gắn các liên kết lò xo (có được nhờ phân tích kết quả nén tĩnh) và phân tích toàn bộ hệ thống để có được lực trong các cọc và bản móng. thậm chí có thể vẽ luôn đài cọc, các đoạn đầu cọc bằng phần tử column dài khoảng 1 m, ở chân gắn lò xo đàn hồi, khi chạy sẽ có được lực trong các cọc ngay. Muốn khai báo đài cọc là tuyệt đối cứng thì gắn cho các nút đầu cọc cái constrain nữa.
        Tất nhiên khi chạy kiểm tra có thể thấy phương án hợp lý hay chưa hợp lý, sẽ dần điều chỉnh lại. Cái chính là việc vẽ chung phần thân, đài cọc và cọc sẽ bớt đi vấn đề tranh luận cách truyền lực từ trên xuống móng như thế nào.
        Mong các bác trao đổi thêm.

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

          Các bác có thể xem thêm vấn đề này ở:
          Móng hệ vách lõi
          Tương tác đất-kết cấu
          Mô Hình Hoá Làm Việc Đồng Thời Móng-Công Trình
          Last edited by vi.ketcau.wikia.com; 29-07-2009, 02:45 PM.
          (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

            Nguyên văn bởi dhthaivn View Post
            Đây bác


            Chờ tin bác nha!!
            Nếu nhìn nhận về lực đúng , thì phải tìm mọi cách làm sao 2 cách của bác chỉ là một . trường hợp lấy nội lực từ pier chính xác . còn cách lấy phản lực như kiểu của bác là thiếu mômen dời lực . và sai cơ bản về bài toán vật lý khi lấy tổ hợp bao . Vì chẳng có trường hợp nào sảy ra với công trình như trường hợp bao .
            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

              Nguyên văn bởi ksminh View Post
              Nếu nhìn nhận về lực đúng , thì phải tìm mọi cách làm sao 2 cách của bác chỉ là một . trường hợp lấy nội lực từ pier chính xác . còn cách lấy phản lực như kiểu của bác là thiếu mômen dời lực . và sai cơ bản về bài toán vật lý khi lấy tổ hợp bao . Vì chẳng có trường hợp nào sảy ra với công trình như trường hợp bao .
              Hi. Bác đã biết e lấy nội lực thế nào đâu
              Rùi. Có thể k ai gặp vđề như e, nên có thể e sai.-> Xem lại!!
              Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                Xin cùng bàn luận với các bác về vấn đề trên
                Thực ra công trình về sự làm việc theo đúng bản chất của nó là làm việc chung cả công trình, móng và nền cùng một lúc. Nhưng do thói quen nên khi dò tìm cách bố trí hệ kết cấu và kích thước của các cấu kiện chịu lực bên trên chúng ta chưa nghĩ tới móng, sau đó mới tìm cách chuyển nội lực từ trên xuống để thiết kế riêng phần đài móng. Từ đó mới nãy sinh ra là nên truyền xuống thế nào?... để xác định lực dồn xuống đầu cọc, để tính ứng suất và cốt thép trong đài bè móng!
                Cách dùng pier của Etabs chẳng qua là mẹo để gom nội lực tại chân của vách và cột được gộp một cách chủ quan khi định nghĩa pier label mà thôi, và cách này cũng chỉ dùng được với etabs mà thôi
                Theo tôi thấy thì ban đầu chúng ta có thể dùng bất kỳ một trong các cách các bác đã đưa ra để tính toán sơ bộ, rút ra số lượng cọc và cách bố trí cọc. sau đó thực hiện bài toàn kiểm tra bằng cách xuất bản móng sàn safe, gắn các liên kết lò xo (có được nhờ phân tích kết quả nén tĩnh) và phân tích toàn bộ hệ thống để có được lực trong các cọc và bản móng. thậm chí có thể vẽ luôn đài cọc, các đoạn đầu cọc bằng phần tử column dài khoảng 1 m, ở chân gắn lò xo đàn hồi, khi chạy sẽ có được lực trong các cọc ngay. Muốn khai báo đài cọc là tuyệt đối cứng thì gắn cho các nút đầu cọc cái constrain nữa.
                Tất nhiên khi chạy kiểm tra có thể thấy phương án hợp lý hay chưa hợp lý, sẽ dần điều chỉnh lại. Cái chính là việc vẽ chung phần thân, đài cọc và cọc sẽ bớt đi vấn đề tranh luận cách truyền lực từ trên xuống móng như thế nào.
                Mong các bác trao đổi thêm.
                Em đồng ý với bác. Bh hầu hết các kỹ sư nhà mình sử dụng Etabs và Safe để tính móng và cọc. Bản thân e cũng thế thôi, nhưng nhiều lúc tăn về kết quả lắm. Thứ nhất là bản thân công thức K=P/S, phản lực đầu cọc k phụ thuộc nhiều vào giá trị K. Thứ hai là khi nào đài cọc coi là cứng, khi nào là mềm???...
                Nên nhiều khi em muốn kiểm chứng bằng pp tính tay cổ điển thôi. nên mới gặp phải cái vđề như trên
                Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                  Về quan hệ K=P/S nếu bạn nghiên cứu hồ sơ nén tĩnh sẽ thấy trong đa số (có thể nói là tất cả) trường hợp thì với tải trọng thật truyền xuống đầu cọc đều chưa bằng 1/2 tải phá hoại nền đất (vì tiêu chí thiết kế hệ cọc của ta là phải thỏa lực nén xuống đầu cọc nhỏ hơn sức mang tỉa tính toán của cọc), do vậy có thể xem như vơi mức độ tải trọngt thật đó quan hệ P/S là tuyến tính. Từ đó đa số trường hợp có thể thay cọc bằng lò xo tuyến tính với độ cứng khá lớn, Vây không sợ việc dùng lò xo là không có cơ sở đâu.
                  Thường để đảm bảo điều kiện chống chọc thủng đài cọc thì chiều cao đài khá lớn, hàm lượng thép trong đài không nhiều, nên độ cứng của đài có thể xem như độ cứng của phần bê tông bản thân đài. nếu đài bè thì dùng phần tử shell là được, nếu đài đơn thì dùng solid hay shell có gắn constraint.

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                    Nguyên văn bởi ksminh View Post
                    tâm lực là cân bằng mô men . Tại cái tâm đó ; khi tính tổng mô men tại tâm đó sẽ bằng 0.
                    CÁCh xác định tâm này dựa vào sức bền vật liệu ; nhưng nghe anh HUY nói là có thể xác định từ MÁY . mà mình chưa tìm ra , anh Huy có thể chỉ cách tìm tâm lực từ phần mềm etabs cho anh em HỌc Hỏi .
                    theo tôi có thể dùng section cuts để dồn các lực ở các điểm dưới chân thang máy về 1 điểm, từ điểm này tìm ra tâm lực (theo phương trình cân bằng mômen cân bằng mômen)
                    www.tienichxaydung.blogspot.com

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                      Nguyên văn bởi L_C_H View Post
                      theo tôi có thể dùng section cuts để dồn các lực ở các điểm dưới chân thang máy về 1 điểm, từ điểm này tìm ra tâm lực (theo phương trình cân bằng mômen cân bằng mômen)
                      Cách này cũng là một cách , nhưng không phải lúc nào cũng thành công . CÓ lẽ tôi không biết làm hay làm không chính xác mà nó vẫn không show nội lực section cut được . Dùng pier vẫn có thể gom được cho cả phần tử wall và frame . nếu muốn tính móng cho cả cột lẫn vách.
                      NHược điểm của section cut . là định vị tâm mà nó cần gom lại . Nhưng có auto thì nó có thể tự động tìm tâm hình học chứ không phải tâm lực
                      TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                        Đối với đài móng quan niệm tuyệt đối cứng thì cách này tương đối chính xác
                        Cách lấy nội lực trong section cuts như sau:
                        Attached Files
                        www.tienichxaydung.blogspot.com

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                          Tôi có 1 ý kiến bổ sung là, đối với các đài lớn, nhất là các đài dưới lõi vách, việc tính toán đài cứng coi như tuyệt đối xem chừng độ chính xác không cao. Lý luận là: độ cứng của đài so với kích thước hình học và độ lớn của tải trọng không thể xem là cứng tuyệt đối nữa, lực sẽ đi theo đường ngắn nhất nghĩa là các cọc ngay đưới lõi vách, phản lực lớn hơn rất nhiều so với cọc biên ( so với cách tính thông thường), đặc biệt đứng cho các tổ hợp có momen lớn.
                          Xin bàn cùng mọi người.

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                            Kinh nghiệm của anh rất hay. em nghĩ nó xuất phát từ nguyên tắc làm việc của tải trọng dài hạn và tải trọng tạm thời.
                            cái này theo cách nghĩ của em là: ĐÁNH XONG THẰNG KHỎE RỒI THÌ CÒN NGẠI GÌ MẤY THẰNG LIU RIU .

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                              Nguyên văn bởi hoa11 View Post
                              Tôi có 1 ý kiến bổ sung là, đối với các đài lớn, nhất là các đài dưới lõi vách, việc tính toán đài cứng coi như tuyệt đối xem chừng độ chính xác không cao. Lý luận là: độ cứng của đài so với kích thước hình học và độ lớn của tải trọng không thể xem là cứng tuyệt đối nữa, lực sẽ đi theo đường ngắn nhất nghĩa là các cọc ngay đưới lõi vách, phản lực lớn hơn rất nhiều so với cọc biên ( so với cách tính thông thường), đặc biệt đứng cho các tổ hợp có momen lớn.
                              Xin bàn cùng mọi người.
                              chính xác . xem đài tuyệt đối cứng thì cọc biên tiêu hết . nhưng tinh toán đài mềm thì chưa chắc cọc biên là lớn nhất
                              TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                              Ghi chú


                              • #45
                                mình có một vấn đề muốn tham khảo ý kiến của các bác!
                                trong quá trình xác định hệ số đất nền k=Qa/0.1Sgh
                                dể gán liên kết cho các đầu cọc khi tính móng cho vách cầu thang là đúng hay sai vây? vì mình con ngi ngờ quá

                                mình thấy đơn vị này làm chưa chính xác lám
                                Last edited by ninh47xd; 02-07-2010, 07:30 PM.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X