QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Nguyên nhân gây lật nhà 13 tầng tại TQ

    Nguyên văn bởi toan1
    Gửi ae tham khảo nguyên nhân gây lật tòa nhà.
    Tks anh Toàn! cũng theo 1 bài viết của 1 bác người Canada, thì nguyên nhân đã đc xác định, do bên cạnh công trình có 1 hố đào, tầm 4,6m; trong khi đất đc đào lên lại lại đổ về phía bên kia công trình. Nền đất gặp mưa lại yếu, gây trượt. Cọc không đủ kháng cắt, kéo, đứt luôn. Ctrình không sập thì hơi phí .

    Từ đây các bác nhà mình khi thiết kế biện pháp thi công, đặc biệt mấy bác làm tường chắn fải hết sức lưu ý vụ này! Tôi cũng làm nhiều thể loại này rồi, giờ nghĩ lại thấy kinh quá!
    tphuongcdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Nguyên nhân gây lật nhà 13 tầng tại TQ

      mấy công ty kinh doanh coc ống chắc chuẩn bị ngáp rùi quá !!!!!!!!

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

        Nguyên văn bởi XUAN THUY
        Thanks bác Toản, tài liệu của bác có nhiều facts hữu ích mà anh em ta chưa có.
        Nhưng xem đi xem lại bài phân tích trên và mấy đoạn trích dẫn báo Tàu của tác giả, tôi thấy còn một số điểm chưa thuyết phục về nguyên nhân lật đổ, tác giả chỉ cho áp lực đất là nguyên nhân duy nhất, hình vẽ cho thấy sự khiên cưỡng của giả thuyết này. (Tòa nhà bên cạnh cũng có đống đất cao như thế).

        Tôi lý giải thế này, độ chênh cao độ mặt đất giữa bên đào và bên đổ cứ cho là 14.6m, (theo bài báo), đất tơi xốp có thấm nước mưa, chú ý là bề mặt tiếp xúc giữa đống đất này với móng tòa nhà chỉ tầm 1m, vì thế không có cơ sở để cho rằng áp lực của đống đất này tác động ngang toàn phần vào tòa nhà (chỉ phần tiếp xúc của cọc với đất mới gây nên lực này). (1) Giả sử ở mức độ tiếp xúc hoàn toàn, thì áp lực đất H cũng chỉ chừng 10 tấn/m. Với vị trí tác động ngay ở mặt móng, thì moment gây lật hết sức chi là nhỏ. Trong khi đó moment kháng lật của trọng lượng tòa nhà hết sức hoành tráng. Vì thế áp lực này không đủ để gây lật tòa nhà.

        (2) Áp lực đất này cũng không lớn hơn khả năng chịu cắt của hai hàng cọc bê tông ở móng nói trên (với cọc D500, mỗi cọc có sức kháng cắt khoảng 10 tấn).
        Hic, từ (1) và (2) cho thấy, cái trò chơi thưởng tiền cho anh tài nào rút được tờ giấy bạc đặt dưới đáy ly nước đầy mà không làm đổ nước trong ly, xem ra cũng rất chi là thú vị.

        Vậy đâu là nguyên nhân?:
        (3) chiều dài tự do của hàng cọc ở phía đào tăng lên, khi đó với trọng lượng siêu lớn của tòa nhà, độ mảnh tương đối của cọc tăng lên, các cọc này bị uốn. (hịc, chưa kể đến việc các bác ấy đào làm hỏng mất một cây cọc thì khỏi nói). Cọc uốn thì lún lệch.
        (4) sức chịu tải do ma sát của cọc cũng bị giảm do đất bị đào => lún cọc.
        Từ (3) và (4) dẫn đến phương trình (5) "Tòa nhà 13 tầng này = Kỳ quan thứ 8 của thế giới".
        Địa chất cũng có thể không giống nhau pác Xuan Thuy àh.

        Nó khủng hơn nhiều đó pác. Trong trường hợp sức chống trượt trên mặt trượt ở trạng thái tới hạn.

        Cái này phải xem lại pác àh. Hơn nữa sức chống cắt 1 cọc là 10 tấn thì cũng chẳng nghĩa lí gì. Nếu đo được vị trí cọc bị cắt đôi ra thì cũng có thể tương đối ước lượng bán kính cung trượt.

        Để hôm khác tôi pót cái cọc thép lôi lên sau khi nền bị trượt để cho các pác tham khảo. Bán kính càng lớn thì moment gây trượt cũng đáng kể phết đấy pác ạh. Tuy nhiên như tôi pót ở các bài trên thì cần có hồ sơ địa chất, biện pháp thi công, thiết kết kết cấu ....thì việc đánh giá mới chính xác được pác ạh.

        nc. oanh

        Safety begins with team work
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

          Nguyên văn bởi XUAN THUY
          Bác ncoanh ơi, theo cái bài báo ấy thì lực xô ngang là do áp lực ngang của đống đất (dạng tường chắn), chứ chưa phải là do cung trượt (mất ổn định mái dốc), dù sao thì cái bán kính cung trượt cũng chưa đến nỗi vượt quá chiều sâu chôn cọc.
          (Bài báo trên nói áp lực ngang là 3000tấn??? mà không nói phân bố trên chiều dài bao nhiêu mét)

          Bác xem 2 cái hình ở trang 6 ấy, hình vẽ cho "cắt" cọc ở phía đất đắp trước (vì phía đó có áp lực đất chủ động), thế mà tòa nhà thực tế lại sập về phía đất đào???? Nếu như thế nó phải đổ về phía ngược lại chứ.

          Tui cũng chỉ góp thêm một nhận định thôi.

          Khẹc, đọc báo Tàu cũng thấy giống bên ta, quan chức quản lý ra mặt báo phán ngay một câu là "bất ngờ" (enormous sock),... 46 năm trong nghề chưa từng đụng phải...", khẹc khẹc.
          46 năm trong nghề ăn nhậu chưa từng đụng phải là đúng rồi còn gì pác xuanthuy.

          nc. oanh

          Safety begins with team work
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

            Theo tôi nghĩ áp lực cung trượt khiến các cọc ở phía hố đào bị gãy do chịu thêm áp lực ngang quá lớn -> nhà bị nghiêng về phía hố đào và phá hoại các cọc còn lại -> đổ.
            (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

              Nguyên văn bởi toan1
              Bài báo đó do một người quen bên Singapore gửi. Như anh XuanThuy nhận định, thực tế có một số vấn đề chưa dc rõ lắm.

              Nếu do áp lực cung trượt, thì đáng lý nó phải sập về phía đống đất. Nhưng thực tế nó lại sập về phía hố đào.

              Theo hình vẽ minh họa, có lẽ do tòa nhà nằm ngay mái dốc hố đào dẫn đến bị trượt. Hàng cọc phía hố đào bị gãy trước nên làm cho tòa nhà bị sập về hướng hố đào.
              Em nghĩ nếu sự trượt xảy ra đột ngột thì đúng là nó phải sập về phía đống đất, nhưng nếu sự trượt này xảy ra đầu tiên từ từ sau đó mới trượt thì nó đổ về phía hố đào là đương nhiên.
              em có vài suy nghĩ thế này không biết có hợp lý không:
              - địa chất lớp đất phía trên vốn dĩ đã yếu lại bị tác động bởi trận mưa lớn làm cho nó yếu thêm.
              - khi mưa lớn sẽ xuất hiện dòng nước ngầm chảy vào hố đào(theo hướng từ đống đất tới hố đào) sẽ làm cho sự trượt xuất hiện một cách từ từ phụ thuộc vào lượng mưa và thời gian mưa. Điều này sẽ sinh ra lực ngang tác dụng lên nhóm cọc làm cọc bị uốn(uốn nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào lực ngang và địa chất dĩ nhiên chưa tính đến trọng lượng của tòa nhà bên trên).
              - khi cọc uốn dưới tác dụng của tải trọng cực lớn của tòa nhà kết hợp sẽ tạo ra mômen và lực cắt( em nghĩ chủ yếu là do lực cắt do thấy mặt cắt cọc bị cắt chéo đột ngột, ít thấy có sự phá hủy do mômen) lớn lên cọc gây phá hủy cọc.
              Last edited by billbill; 22-07-2009, 05:10 PM.

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                Có thể như bạn nói, cọc bị phá hoại chủ yếu do cắt vì cọc dự ứng lực có tiết diện rỗng do đó khả năng chịu cắt kém.
                (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                  Nguyên văn bởi vi.ketcau.wikia.com View Post
                  Có thể như bạn nói, cọc bị phá hoại chủ yếu do cắt vì cọc dự ứng lực có tiết diện rỗng do đó khả năng chịu cắt kém.
                  Bác có tài liệu về cọc khoan nhồi loại này không gởi cho em với, địa chỉ vinhvuxuan@Gmail.com. Em cảm ơn trước!

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                    Thưa các bác theo em thấy hình như bọn tàu nó không thuê chuyên gia VN tính phần gió động nên công trình bị gió thổi đổ đấy, nếu các bác không tin đi qua bên tàu xem gió thổi kinh lắm đổ cà tòa nhà 13 tầng
                    Nhìn lên trời xanh thấy thấy nhà cao cao
                    Nhìn xuống đất thấy người đông đông

                    Ghi chú

                    Working...
                    X