QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

    Hỏi cả nhà nhé,

    Tôi đang muốn tính toán khả năng chịu cắt của kết cấu bê tông không cốt đai. Bác nào biết về việc mô hình hóa và tính toán sự phát triển của nứt do cắt của cấu kiện bê tông cốt thép thì trình bày giúp nhé.

    Nếu có kết quả thí nghiệm thì tốt quá.

    Thanks

  • #2
    Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

    Nguyên văn bởi tnlinh View Post
    Hỏi cả nhà nhé,

    Tôi đang muốn tính toán khả năng chịu cắt của kết cấu bê tông không cốt đai. Bác nào biết về việc mô hình hóa và tính toán sự phát triển của nứt do cắt của cấu kiện bê tông cốt thép thì trình bày giúp nhé.

    Nếu có kết quả thí nghiệm thì tốt quá.

    Thanks
    Cái này nếu tính toán thuần túy thì đã có CT. Nếu nghiên cứu thì chắc phải làm vài chục cái dầm nho nhỏ, dùng cái kích nho nhỏ để thức chứ pác.

    Pác thử hỏi anh casanovavn xem, anh là một trong những người đang nghiên cứu sâu và BT đó. Chắc cũng có phần mềm mô phỏng được vết nứt thì phải.

    Safety begins with team work
    nc. oanh
    nc. oanh

    Safety begins with team work

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

      Nguyên văn bởi tnlinh View Post
      Hỏi cả nhà nhé,

      Tôi đang muốn tính toán khả năng chịu cắt của kết cấu bê tông không cốt đai. Bác nào biết về việc mô hình hóa và tính toán sự phát triển của nứt do cắt của cấu kiện bê tông cốt thép thì trình bày giúp nhé.

      Nếu có kết quả thí nghiệm thì tốt quá.

      Thanks
      Cái này nếu tính toán thuần túy thì đã có CT. Nếu nghiên cứu thì chắc phải làm vài chục cái dầm nho nhỏ, dùng cái kích nho nhỏ để thức chứ pác.

      Pác thử hỏi anh casanovavn xem, anh là một trong những người đang nghiên cứu sâu và BT đó. Chắc cũng có phần mềm mô phỏng được vết nứt thì phải.

      Không biết mấy cái này pác tnlinh đang cần tìm chăng.
      Safety begins with team work
      nc. oanh
      Attached Files
      Last edited by nguyencongoanh; 30-06-2009, 05:11 PM. Lý do: pót tài liệu
      nc. oanh

      Safety begins with team work

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

        Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
        Pác thử hỏi anh casanovavn xem, anh là một trong những người đang nghiên cứu sâu và BT đó. Chắc cũng có phần mềm mô phỏng được vết nứt thì phải.
        Phần mềm mô phỏng vết nứt thì có nhiều, cho cấu kiện chịu uốn thì có vẻ ổn, cho cắt thì tôi không chắc lắm. Tôi muốn tìm hiểu xem có mô hình nào cho sự phát triển vết nứt do cắt trong kết cấu bê tông cốt thép tạm ổn không.

        Tài liệu bác gửi có giá trị. Thanks bác.

        Nhân tiện hỏi về mấy cái cột điện hay cột gì đó bác đã post ảnh lên. Bác có số liệu đo đạc về cái đó không, tôi muốn kiểm tra thử bằng một chương trình tôi đang xây dựng xem có ổn không.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

          Nguyên văn bởi tnlinh View Post
          Phần mềm mô phỏng vết nứt thì có nhiều, cho cấu kiện chịu uốn thì có vẻ ổn, cho cắt thì tôi không chắc lắm. Tôi muốn tìm hiểu xem có mô hình nào cho sự phát triển vết nứt do cắt trong kết cấu bê tông cốt thép tạm ổn không.

          Tài liệu bác gửi có giá trị. Thanks bác.

          Nhân tiện hỏi về mấy cái cột điện hay cột gì đó bác đã post ảnh lên. Bác có số liệu đo đạc về cái đó không, tôi muốn kiểm tra thử bằng một chương trình tôi đang xây dựng xem có ổn không.
          Cái đó không phải cột điện đâu pác. Nó là cọc ống dự ứng lực đường kính 800. Thực ra không phải mục đích nghiên cứu nên số liệu đo đạc nói chung rất chuối không dùng được. Độ mở rộng vết nứt không được đo cẩn thận. Do vậy tôi cũng chẳng lưu làm gì. Chủ yếu để xem sức chịu tải của cọc theo moment uốn là chính, và xác định moment gây nứt.

          nc. oanh
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

            Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
            Cái đó không phải cột điện đâu pác. Nó là cọc ống dự ứng lực đường kính 800. Thực ra không phải mục đích nghiên cứu nên số liệu đo đạc nói chung rất chuối không dùng được. Độ mở rộng vết nứt không được đo cẩn thận. Do vậy tôi cũng chẳng lưu làm gì. Chủ yếu để xem sức chịu tải của cọc theo moment uốn là chính, và xác định moment gây nứt.
            nc. oanh
            Việc xác định mô men gây nứt bác có thể tính tương đối chính xác bằng tay. Tất nhiên là mặt cắt tròn thì khó khăn hơn chút. Bác cho tôi xin thông số chi tiết của mặt cắt, tôi sẽ tính thử mô men uốn giới hạn xem có giống như kết quả bác đã thực hiện không nhé.

            Độ mở rộng vết nứt nếu không có số liệu đo đạc cẩn thận thì cũng khó dùng để test. Theo một số qui trình thì có thể tính được độ mở rộng vết nứt và tôi tin là tương đối chính xác cho dù công thức khá đơn giản...

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

              To cmengenie: vẫn chưa hiểu về thí nghiệm của bác. Bác có thể cho một chút mô tả không? Ví dụ, dầm bê tông cốt thép như thế nào, thí nghiệm thực hiện như thế nào, các ràng buộc biên của kết cấu là gì...

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

                Nguyên văn bởi tnlinh View Post
                Việc xác định mô men gây nứt bác có thể tính tương đối chính xác bằng tay. Tất nhiên là mặt cắt tròn thì khó khăn hơn chút. Bác cho tôi xin thông số chi tiết của mặt cắt, tôi sẽ tính thử mô men uốn giới hạn xem có giống như kết quả bác đã thực hiện không nhé.

                Độ mở rộng vết nứt nếu không có số liệu đo đạc cẩn thận thì cũng khó dùng để test. Theo một số qui trình thì có thể tính được độ mở rộng vết nứt và tôi tin là tương đối chính xác cho dù công thức khá đơn giản...
                Tôi gửi pác cái thiết kế và bảng số liệu thử nghiệm ở trang 1. Kết quả cho loại A, B, C khá đúng với thiết kế. Với loại Cm phải thử đến lần thứ 2 mới xác nhận được moment nứt. Còn số liệu chính xác thì tôi bị thất lạc tuy nhiên khá tương đồng với bảng ở trang số 1.

                Safety begins with team work

                nc. oanh
                Attached Files
                nc. oanh

                Safety begins with team work

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

                  Nguyên văn bởi cmengenie
                  Là thế này: mục tiêu là gia tải để xem phản ứng của nó với Q, và làm sao để M không có chỗ dụng võ.
                  Màu đỏ trong hình: các tấm bản có độ cứng hơn độ cứng của BT rất nhiều lần (nếu k nó uốn theo BT thì vứt)
                  Màu vàng: biên BT
                  Mục tiêu tạo ra các đk biên: biên trên, biên dưới của dầm BT không có chuyển vị tương đối so với nhau.
                  Gia tải đều: tránh sự xuất hiện cục bộ của tải sẽ gây ra mô men.
                  Tôi nghĩ là sẽ có vấn đề. Cách giải quyết của bác sẽ không cho kết quả gì.. Lý do nghi ngờ chính bởi giải pháp của bác chứa đựng nhiều điều tù mù khác.

                  Phải tìm hiểu kỹ trước đã. Bác đã mô hình hóa tính thử bằng phần mềm chưa? Chỉ là bước sơ bộ thôi.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

                    To nguyencongoanh: cái thí nghiệm này làm với bê tông cường độ cao. Hiện tại tôi đang dùng mô hình vật liệu bê tông theo tiêu chuẩn của Đức. Tôi sẽ xem kỹ bảng tính của bác xem số liệu chuyển đổi là thế nào. Khi nào xong sẽ báo cáo với bác.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

                      Nguyên văn bởi tnlinh View Post
                      To nguyencongoanh: cái thí nghiệm này làm với bê tông cường độ cao. Hiện tại tôi đang dùng mô hình vật liệu bê tông theo tiêu chuẩn của Đức. Tôi sẽ xem kỹ bảng tính của bác xem số liệu chuyển đổi là thế nào. Khi nào xong sẽ báo cáo với bác.
                      Cái cọc đó thiết kế với BT 80Mpa thôi nên cũng chưa phải là cao.

                      nc. oanh
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

                        Nguyên văn bởi cmengenie
                        Hay là bác tnlinh mô phỏng bằng cái soft đó của bác giúp được không
                        Làm phiền bác vậy, xem được nước non gì. Không thì bác share soft, hoặc là cho tôi tên của nó, tôi tự làm.
                        Xem mô hình của tôi có đúng không.
                        Mô hình của bác chắc chắn là không hợp lý rồi. Riêng cái lớp màu đỏ đỏ mà bác bảo là có khả năng chịu uốn rất tốt đấy đã đủ thể hiện điều đó.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

                          To cmengenie: khi dầm chịu cắt sẽ có vết nứt xiên phát triển. Khi vết nứt có độ mở rộng nhất định, thì dầm cũng bị biến dạng theo và không còn tuyệt đối thẳng nữa.

                          Thứ 1: giả sử bác có loại vật liệu tuyệt đối cứng kia đi. Vậy nó liên kết với dầm bê tông thế nào? Có trượt được tuyệt đối không? Nếu có ma sát, hoặc bị gắn chặt tuyệt đối, nó cũng giống như là một loại cốt thép vậy, và làm cho kết cấu chịu lực không còn nguyên dạng ban đầu nữa.

                          Thứ 2: cứ cho là có vật liệu mà rất cứng để chịu uốn, coi như không cong, thì nó lấy hết tải trọng rồi, và khi đó chuyển xuống dầm như là một dạng tải trọng phân bố -> ứng xử của kết cấu cũng không đúng như thí nghiệm mong muốn. Rồi thì khả năng chịu cắt của vật liệu bọc đó thể nào? Có tuyệt đối mềm được không?

                          Thứ 3: Cái bu lông làm việc chẳng khác gì thép cốt đai. Bác định thí nghiệm cái bu lông hay cái dầm, hay như thế nào. Nếu chỉ để riêng dầm không có cốt đai như tôi nói ban đầu, thì cái này rất không ổn.

                          Tóm lại, tôi không tin tý nào vào cái mô hình thí nghiệm đó.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

                            Nguyên văn bởi cmengenie
                            Tôi nói mấy lần rồi là mô hình là mô hình. Bác cứ xoáy vào không đúng ý: cái bác nói toàn dụng ý là thực tế khó đảm bảo, bác phê thoáng chút dùm tôi cái.
                            Thôi TKS bác chuyện góp ý, không bàn nữa, bác có thể Share tôi cái soft gì đó được không nào, tôi đỡ phải đi nhờ vả bên CIC rách việc
                            Sau đó nếu có kết quả thì nó sẽ nói lên mô hình đúng hay sai ngay thôi chứ gì: miễn là mô ment không xuất hiện tại mút ngàm và chỉ có cắt, chuyển vị thẳng đứng đạt tự do..
                            Về phần mềm, có thể dùng ANSYS hoặc cái nào đó tương tự. Tôi hiện chỉ dùng ATENA vì thấy đủ nhu cầu rồi. Nếu muốn thao khảo, bác có thể download một bản trial để xem, tuy bị hạn chế nút nhưng khéo thì có thể dùng tạm.

                            Về thí nghiệm, quan điểm của tôi là nếu thấy nó không ổn là không làm. Làm chỉ tốn công và kết quả không dùng được. Một điểm nữa là, đôi khi làm thí nghiệm rồi dùng chương trình để tính mô phỏng lại, thay đổi tham số của mô hình tính có thể có được kết quả tương tự hoặc giống như thí nghiệm. Tuy nhiên điều đó không nói lên rằng, việc thí nghiệm và mô hình hóa tính toán là đúng.

                            Ví dụ nếu tôi thí nghiệm uốn cho một cái dầm, đo được chuyển vị võng là a1, còn trong lúc đó dùng chương trình tính được kết quả là a2. Hai cái này khác nhau, nếu muốn a2 = a1, thì tôi có thể sửa lại độ cứng chống uốn của dầm trong mô hình tính, sẽ có ngay a2' = a1, mặc dù trong lý thuyết tính toán tôi chỉ dùng thanh đàn hồi tuyến tính.

                            Nếu kết luận ngay độ cứng có được khi tính ra a2' của dầm là độ cứng tương đương của dầm thực tế thì hơi vội, và rõ ràng chúng ta thấy ngay nó sai. Bởi lý thuyết tính đã có tể không phản ánh được thực tế, ví dụ dầm bê tông cốt thép có độ cứng kháng uốn không phải là hằng số, biến dạng của nó có thể không phải là nhỏ, cần một lý thuyết khác như phi tuyến hình học chẳng hạn,...

                            Do vậy, không thể thí nghiệm bừa được, nếu không thực sự hiểu nó như thế nào, đặc biệt là cái mô hình thí nghiệm có phản ánh đúng ý đồ ban đầu hay không.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

                              Nguyên văn bởi tnlinh View Post
                              Về phần mềm, có thể dùng ANSYS hoặc cái nào đó tương tự. Tôi hiện chỉ dùng ATENA vì thấy đủ nhu cầu rồi. Nếu muốn thao khảo, bác có thể download một bản trial để xem, tuy bị hạn chế nút nhưng khéo thì có thể dùng tạm.

                              Về thí nghiệm, quan điểm của tôi là nếu thấy nó không ổn là không làm. Làm chỉ tốn công và kết quả không dùng được. Một điểm nữa là, đôi khi làm thí nghiệm rồi dùng chương trình để tính mô phỏng lại, thay đổi tham số của mô hình tính có thể có được kết quả tương tự hoặc giống như thí nghiệm. Tuy nhiên điều đó không nói lên rằng, việc thí nghiệm và mô hình hóa tính toán là đúng.

                              Ví dụ nếu tôi thí nghiệm uốn cho một cái dầm, đo được chuyển vị võng là a1, còn trong lúc đó dùng chương trình tính được kết quả là a2. Hai cái này khác nhau, nếu muốn a2 = a1, thì tôi có thể sửa lại độ cứng chống uốn của dầm trong mô hình tính, sẽ có ngay a2' = a1, mặc dù trong lý thuyết tính toán tôi chỉ dùng thanh đàn hồi tuyến tính.

                              Nếu kết luận ngay độ cứng có được khi tính ra a2' của dầm là độ cứng tương đương của dầm thực tế thì hơi vội, và rõ ràng chúng ta thấy ngay nó sai. Bởi lý thuyết tính đã có tể không phản ánh được thực tế, ví dụ dầm bê tông cốt thép có độ cứng kháng uốn không phải là hằng số, biến dạng của nó có thể không phải là nhỏ, cần một lý thuyết khác như phi tuyến hình học chẳng hạn,...

                              Do vậy, không thể thí nghiệm bừa được, nếu không thực sự hiểu nó như thế nào, đặc biệt là cái mô hình thí nghiệm có phản ánh đúng ý đồ ban đầu hay không.
                              Trước đó phải xem vật liệu có phù hợp với cái constitutive equation đang dùng không chứ pác. Và nó có thể phù hợp ở mức ứng suất như thế nào? Cái này chắc là phải cần thử nghiệm mẫu ở cấp độ nhỏ hơn và ứng suất, biến dạng (stress-strain behaviour) của nó cần được xác định chuẩn mực và cụ thể.

                              Nếu pác dùng parametric analysis để tìm một thông số độ cứng để đạt best fit giữa chuyển vị so với giá trị đo ở tại mọi điểm của dầm, chứ không phải là giá trị max. không thôi (dùng mô hình đàn hồi chẳng hạn) thì cũng có thể coi đó là độ cứng biểu kiến ứng với mô hình đàn hồi vì thực chất ngay cả BT cũng là vật liệu quasi-brittle nên chẳng có chuyện nó đàn hồi thuần túy. Và nói việc làm đó là sai thì cũng chưa hẳn. Với FEM tôi nghĩ cũng dễ dàng so sánh stress-strain curve giữa tính toán và đo đạc đúng không pác. Cái quan trọng còn lại là các thí nghiệm thực hiện cần được kiểm soát chặt chẽ.

                              Safety begins with team work

                              nc. oanh
                              nc. oanh

                              Safety begins with team work

                              Ghi chú

                              Working...
                              X