QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

    Nguyên văn bởi cmengenie
    Còn nữa nhỉ: phần thí nghiệm để lấy ứng suất các phần tử trong lòng BT vị trí cần quan tâm (gần gối) thì tôi biết cách cổ điển là dùng ten xơ mét. (cái này chưa làm bao h)
    Hi cmengenie,
    Thật tình tôi cũng không hiểu rõ lắm cái thí nghiệm của bạn định làm gì, nếu bạn muốn đo ứng suất trong bê tông thì điều đó là không thể, bạn có thể đo biến dạng mà thôi bằng LVDT hay Straingauge.

    Mấy cái bu lông mà bạn dùng để ép hai mặt của dầm có thể làm thay đổi trạng thái ứng suất ban đầu của dầm. Không hiểu nó có ảnh hưởng đến mục đích thí nghiệm hay không?

    Theo tôi nếu bạn muốn làm cái thí nghiệm cắt thuần túy thì có thể làm theo dạng dầm ngắn cho tải tập trung.

    casanovn

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

      Nguyên văn bởi cmengenie
      BÁC NHÌN KỸ NHÉ, XEM Ý CỦA TÔI ĐÃ TOÁT HẾT TRONG CÁI HÌNH TÔI VẼ RỒI ĐẤY: MẤY CÁI BẢN ĐỎ CHOÉ NẰM NGANG ẤY, ĐƯỢC NỐI VỚI NHAU BẰNG BULON, CÓ BẤU VÀO ĐÂU KHÔNG, HAY CÁC BẢN ĐÓ CHỈ CÓ 1 MỤC ĐÍCH MÀ TÔI NÓI RÕ TRONG BÀI PST TRƯỚC RỒI ĐẤY
      :d NHỜ BÁC NÓI VẬY MÀ TÔI NHẬN RA: HẲN CÁC BÁC HIỂU SAI Ý TÔI LÀ BULON ĐÂM XUYÊN VÀO TRONG BT HẢ? KHÔNG, NÓ CHỈ NỐI CÁC BẢN ĐỎ CHOÉ 2 BÊN HÔNG DẦM BT THÔI.
      Trời ơi, bu lông không đâm xuyên qua dầm cũng đủ làm kết cấu làm việc ở trạng thái khác rồi. Tóm lại một lần nữa, cái mô hình của bác không phản ánh được cái mục đích bác làm thí nghiệm, có tỷ thứ lý do rất cơ bản thể hiện điều đó, bác cmengenie à. Tôi cho rằng, không ai hiểu sai ý bác, nhưng bác lại hiểu sai về kết cấu...

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

        Các bác bàn chuyện quá hay.
        đọc bài của các bác, tôi thấy hay ta làm thử cái thí nghiệm như thế này có được không:
        Ra công trường đang nén tĩnh cọc
        Mượn đối trọng và cái kích 500 t
        làm sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ rồi ép kích cắt đứt ngang luôn mẫu mà thí nghiệm
        Đấy là tôi nghĩ sơ thế, các bác bàn tiếp nhé
        Attached Files

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép

          Nguyên văn bởi cmengenie
          KHÔNG ĐỊNH BÀN NỮA, VÌ BÁC LINH CHO CÁI SOFT KIA ĐỂ MÀY MÒ RỒI, NHƯNG CŨNG XIN THỈNH THÊM Ý BÁC VẬY.


          ^^ ĐÚNG RỒI, TÔI NHẦM.


          BÁC NHÌN KỸ NHÉ, XEM Ý CỦA TÔI ĐÃ TOÁT HẾT TRONG CÁI HÌNH TÔI VẼ RỒI ĐẤY: MẤY CÁI BẢN ĐỎ CHOÉ NẰM NGANG ẤY, ĐƯỢC NỐI VỚI NHAU BẰNG BULON, CÓ BẤU VÀO ĐÂU KHÔNG, HAY CÁC BẢN ĐÓ CHỈ CÓ 1 MỤC ĐÍCH MÀ TÔI NÓI RÕ TRONG BÀI PST TRƯỚC RỒI ĐẤY
          :d NHỜ BÁC NÓI VẬY MÀ TÔI NHẬN RA: HẲN CÁC BÁC HIỂU SAI Ý TÔI LÀ BULON ĐÂM XUYÊN VÀO TRONG BT HẢ? KHÔNG, NÓ CHỈ NỐI CÁC BẢN ĐỎ CHOÉ 2 BÊN HÔNG DẦM BT THÔI.


          CŨNG LÀ 1 Ý TÔI CÓ XÉT ĐẾN KHI BÁC TNLINH RA ĐỀ, NHƯNG CHƯA NGHĨ RA CÁCH ĐỂ LÀM THÍ NGHIỆM.

          :d TKS BÁC QUAN TÂM, RẤT MONG BÁC CÓ Ý HOÀN THIỆN GIÚP NẾU ĐƯỢC:d
          Hi cmengenie,

          Xét về mặt ý tưởng, theo tôi hiểu bạn muốn thí nghiệm xem ứng xử của dầm trong trường hợp bị cắt thuần túy ở hai đầu (bỏ qua mô ment). Mục đích thí nghiệm thì chắc là cần thiết cho bạn, ở đây nếu xét về mặt thí nghiệm thì tôi có mấy ý thế này:
          - Các nẹp (màu đỏ) sẽ kẹp mặt trên và dưới của bê tông (không xuyên qua)? để không xảy ra uốn trong dầm thì các nẹp đỏ này yêu cầu có độ cứng rất lớn so với dầm bê tông.
          - Với độ cứng của "nẹp đỏ" đủ lớn thì tải trọng tập trung hay phân bố sẽ không khác nhau, như vậy tải tập trung sẽ tiện hơn cho triển khai thí nghiệm.

          - Với độ cứng của "nẹp đỏ" đủ lớn và được siết bằng một số đáng kể bu lông như đã nói ở trên, thì bản thân dầm sẽ có trạng thái ứng suất ban đầu biến dạng phẳng (biến dạng dọc trục eps_xx =0). Xét một cắt dầm bạn sẽ thấy có biến dạng eps_yy (theo thẳng đứng) do ép bu lông, dầm bê tông có thể bị phá hoại cắt (dạng như phá hoại trong thí nghiệm nén 2 trục của bê tông). Trường hợp của bạn rất nhiên là không thể siết bu lông đến nỗi vỡ bê được, ý tôi muốn nói là ứng suất ban đầu này cũng đủ để phải xét đến nó.

          - Khi dầm chịu tải và phá hoại do lực cắt hai đầu lúc đó bạn cũng khó có thể đánh giá rõ ràng phần đóng góp của từng nguyên nhân dẫn đến phá hoại của dầm.

          -Bạn có thể dùng cái soft ATENA mà tnlinh giới thiệu để mô hình và kiểm chứng nó, để đơn giản bạn có thể làm một cái khung phẳng với các phần tử 2D, vật liệu concrete> CCSBETAMaterial để làm thử.

          Tóm lại: nếu thí nghiệm này quá thực sự cần thiết thì nên trao đổi thêm với người hướng dẫn hay cộng sự của mình. Còn nếu để bàn thôi thì tôi nghĩ là nên đi theo hướng khác.

          casanovavn

          Ghi chú

          Working...
          X