QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy gẫm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy gẫm

    Lương khoán là một trong ba hình thức trả lương cho người lao động được quy định trong Bộ luật lao động. Đây là hình thức được xem là tiên tiến nhất trong các loại hình trả lương cho nhân viên. Một số công ty tư vấn trong lĩnh vực xây dựng đã áp dụng để trả lương cho người lao động theo hình thức này. Tuy nhiên, về khách quan một số người lao động không thể nhận ra được bản chất thật đằng sau hình thức trả lương khoán. Tôi xin đi thẳng vào hình thức trả lương khoán trong một vài công ty tư vấn xây dựng đang áp dụng để trả lương cho người lao động. Đầu tiên khi bạn ký hợp đồng lao động với công ty theo hình thức khoán sản phẩm, bạn rất vui mừng vì từ nay mọi nỗ lực cố gắng của bạn được đáp trả xứng đáng thông qua hình thức trả lương này. Bạn rất hăng say làm việc, ra sức phấn đấu tận tuỵ với công việc được giao, luôn hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công việc luôn được nâng cao, bạn sẽ luôn luôn tìm tòi học hỏi để công việc tư vấn của bạn không bị sai sót, bởi sai một li đi một dặm mà. Vì là lương khoán nên toàn bộ các khoản lương của bạn chỉ được trả khi công việc bạn làm được thanh toán. Đặc thù trong lĩnh vực tư vấn hiện nay là bạn làm công việc năm này nhưng phải đến năm sau hoặc vài năm sau nữa công việc ấy thuộc dự án ấy mới được thanh toán tiền. Lý do thì bạn đã biết rồi đấy: kế hoạch vốn, thẩm tra hồ sơ, chỉnh sửa hồ sơ, trình thẩm định phê duyệt hồ sơ, văn bản, thông tư, nghị định có liên quan thay đổi, trượt giá vật tư, vướng bàn giao giải phóng mặt bằng, vướng đền bù giải tỏa,v.v… và thế là cả năm bạn làm việc với khối lượng sản phẩm bạn làm ra thật không nhỏ chút nào. Với chừng ấy sản phẩm bạn yên tâm những năm sau sẽ thu được kết quả lớn từ công sức mình đã miệt mài lao động theo hình thức lương khoán. Bạn vui mừng và hồ hởi vì điều đó. Nhưng cả năm như thế công việc thì chưa được thanh toán bạn sẽ sống bằng cách nào đây? Xin bạn cứ yên tâm, hàng tháng công ty sẽ cho bạn ứng trước một số tiền đủ để bạn chi phí cho cuộc sống và thậm chí giải trí nữa. Cuối năm khi được thanh toán bạn sẽ được công ty trừ dần vào lương khoán sản phẩm và đảm bảo sẽ có số dư mang về nhà. Trong hai năm đầu tiên bạn phải đối mặt với một hệ thống lương hoàn toàn khác do quy định nội bộ của công ty mà hoàn toàn không dính dáng gì đến lương khoán trong hợp đồng lao động đã ký kết đó là hệ thống lương theo hệ số công việc. Vì bạn là người mới nên 6 tháng đầu tiên bạn không thể làm ra sản phẩm để tính công, bạn chỉ phụ việc cho các anh chị đã ký hợp đồng trước bạn. Vì vậy, khi công việc ấy được thanh toán bạn nhận được một số tiền kha khá gọi là tiền bồi dưỡng, rồi những tháng tiếp theo bạn sẽ có được một hệ số công việc để chia lương, hệ số này nhỏ gấp 6 lần người có hệ số cao nhất, và gần bằng một nửa người có hệ số gần kề. Trong hai năm liên tiếp công việc sẽ phản ánh khả năng của bạn có được nâng hệ số lên hay không. Vì hệ số quá hấp dẫn nên bạn luôn luôn phấn đấu trong công việc, khối lượng sản phẩm bạn làm ra ngày càng nhiều, hệ số công việc được nâng lên. Khoảng chừng hơn 3 năm thì hệ số của bạn gần bằng hệ số của người cao nhất, công việc trực tiếp bạn làm ra lúc này bắt đầu được thanh toán, lúc này bạn bắt đầu có thu nhập. So với mặt bằng chung thì thu nhập của bạn luôn cao hơn thu nhập của đơn vị khác trong cùng khu vực. Do đó, bạn cảm thấy tự hào và vui mừng với kết quả đó. Đùng một cái công ty bạn chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực khác, không chú trọng vào lĩnh vực tư vấn nữa, điều đó có nghĩa công việc của bạn sẽ ít đi, thu nhập sẽ giảm xuống đáng kể cho những năm tiếp theo. Thời gian này dự kiến sẽ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Từ một người chuyên tâm làm việc để tạo ra sản phẩm tư vấn bạn phải làm những công việc lặt vặt nhất để tiêu thụ khối lượng thời gian khổng lồ trôi đi chậm chạp. Bạn cảm thấy chán chường và thất vọng. Trong suy nghĩ của bạn sẽ hình thành nội dung của lá đơn thôi việc. Nhưng có một điều bạn không hề nghĩ tới khi thôi việc đó là bạn có nhận được tiền khoán sản phẩm hay không? Bạn có chắc chắn mình sẽ nhận được những số tiền mà bạn đã làm trong những năm trước hay không? Xin thưa là có, nhưng nó chẳng là bao nhiêu cả đâu bạn à. Bởi vì thời gian của một dự án rất dài và có rất nhiều sự thay đổi do các loại văn bản có liên quan, cái tên của bạn dễ dàng bị tên của người khác thay vào trong những lần thay đổi ấy và kết quả là bạn sẽ không nhận được tiền từ những công việc mà bạn đã làm trong những năm trước đó. Bản chất củ a hình thức lương khoán sản phẩm đấy các bạn.

  • #2
    Ðề: Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy gẫm

    Nguyên văn bởi huycdc
    Thực ra Trả lương khoán không phải là cách trả lương tiên tiến như bạn nhận xét. Trả lương giờ, lương ngày cho KS tư vấn mới là tiến tiến
    chính xác ...

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy gẫm

      Em thấy hầu hết các công ty nước ngoài đều trả theo ngày công , rất hiêm thấy trả theo khoán sản phẩm . Tuy nhiên , tùy vào chính sách của từng công ty mà họ có chế độ % theo từng vị tri trong dự án và trong công ty .....Điều này khiến anh em nhân viên làm việc rất máu me và năng suất , trách nhiệm,...

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy gẫm

        Tôi có một vấn đề hơi ngoài lề một chút:
        - Định mức giao khoán nhân công khi hạch toán hợp đồng kinh tế tư vấn xây dựng là bao nhiêu? Có quy định pháp lý nào về định mức tối đa hay tối thiểu về giao khoán nhân công?
        - Ví dụ: giá trị hạch toán là 100 đồng bao gồm: In ấn, pho tô, đi lại, tiếp khách, họp hành, điện thoại, điện nước, khấu hao chi phí, nhân công.

        Thế thì định mức nhân công là chiếm bao nhiêu % trên 100 đồng đó.
        Tôi thấy có một số công ty thì quy định tỷ lệ này là từ 45-55%, một số nơi khác thì là tối đa 40%,.v..v.
        Điều tôi cần biết là có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về vấn đề này.

        Việc này là cần thiết vì nó liên quan tới thuế thu nhập, nhân công nhiều thì nộp thuế nhiều (đối với thu nhập chịu thuế).
        uống ice-tea, đi BMW

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy gẫm

          "Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy ngẫm"
          tiêu đề quá hay
          nhưng mình có câu
          "lương nhận như vẽ kết cấu nhà dân thì tuyệt vời"
          nghe có vẻ là nhỏ bé nhưng các bác vẽ kc nhà dân nhiều sẽ biết, mỗi con nhà dân nếu vẽ nhanh trong vong 2 ngày hoặc model giống nhau thì 1 ngày là oke mỗi con nhà dân kc ít nhất là 1tr còn nhiều thì 3.4tr, nhà khoảng 40m2 xây 4 tầng, làm xong kết cấu là lấy tiền ngay, mỗi tháng lam khoang 4 con như thế , thi quá ổn trung bình 4*2tr=8tr/1thang
          các bác thấy thế nào nếu cư ngày nào cung đến cong ty tu sang dên tối mói về luong duoc khoang 4-5tr/1thang va nhận theo sản phẩm thi dợi dài cổ ra.
          nếu mô hình lương theo sản phẩm trong dơn vị TV giống như vẽ nhà dân thì ổn quá.
          ngoc bao

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy gẫm

            Đề tài này cũng đã được thảo luận khá kỹ ở đây:
            http://ketcau.com/forum/showthread.php?t=5313
            Mời các bác tiếp tục "mổ xẻ"!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy gẫm

              em mới ra trường cũng lam TVXD và trả lương kiểu này. Cám ơn ý kiến của các anh chị!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Lương khoán sản phẩm trong đơn vị tư vấn - đôi điều suy gẫm

                Theo tôi hình thức trả lương khoán thời gian hay sản phẩm không quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là bản chất của người sử dụng lao động trả cho người lao động thế nào, họ có sòng phẳng trong vấn đề này hay không mà thôi! Nhiều đơn vị trả lương khoán theo sản phẩm, kể cả sau khi người lao động chuyển đi rồi họ vẫn trả tiền sòng phẳng đấy chứ! Ngược lại cũng có nhiều Cty thường xuyên "ăn chặn" tiền lương của anh e theo kiểu này!

                Ghi chú

                Working...
                X