QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giải pháp cho móng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giải pháp cho móng

    Mình là sinh viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm nhiều nên mong được sự giúp đỡ của anh em . Nhà hàng xóm xây nhà 3 tầng . Khi đào móng thì 1 bên là đất thịt , nhưng 1 bên lại là đất bùn của 1 cái ao cũ . Minh đang băn khoăn chưa biết xử lý thế nào , lựa chọn phương án móng nào ( vì ban đầu mình định dùng cọc tre , rồi làm móng băng nhưng mà cọc tre đóng xuống bùn thì không được ) . Mong anh em giúp mình tìm ra giải pháp . Cám ơn

  • #2
    Ðề: Giải pháp cho móng

    Nguyên văn bởi sondongoc View Post
    Mình là sinh viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm nhiều nên mong được sự giúp đỡ của anh em . Nhà hàng xóm xây nhà 3 tầng . Khi đào móng thì 1 bên là đất thịt , nhưng 1 bên lại là đất bùn của 1 cái ao cũ . Minh đang băn khoăn chưa biết xử lý thế nào , lựa chọn phương án móng nào ( vì ban đầu mình định dùng cọc tre , rồi làm móng băng nhưng mà cọc tre đóng xuống bùn thì không được ) . Mong anh em giúp mình tìm ra giải pháp . Cám ơn
    Cọc tre là thích bùn nhất đấy, cọc tre 2,5m tre đực, già đặc ruột, đường kính bé nhất là 80mm, 25 cọc/m2. Tuy nhiên cái ao sâu quá thì phải đóng cọc đến đáy, đổ đất đầm chặt. làm móng băng. Nếu nhà cao tầng thì làm cọc ép luôn, tuy nhiên khó kiếm được chổ neo đất
    Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Giải pháp cho móng

      uh minh thấy ý kiến của pác trungcdc đúng đấy.bạn coi lại thử xem cái ao sâu ko nếu sâu thì ta đóng cọc cũng vừa phải thôi sau đó đổ đất nên cho bằng mặt vói bên đát thịt và đầm chặt.nhớ phải đóng cọc tre nằm trong lớp bùn nha
      Làm việc tích cực nhưng cũng có lúc cần nghỉ nghơi, vui chơi????????

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Giải pháp cho móng

        Cám ơn ý kiến của ban . Nhưng mình nhớ hồi đi học thầy dậy thi công co nói là , khi thi công gặp ao bùn thì phải vét sạch bùn , sau đổ cát đen gia cố nền mới được . Còn nếu đóng luôn cọc tre thì nền không chắc đã ổn định , mình nghĩ là đóng luôn thì sau này nhà sẽ bi nghiêng về phía cái ao đấy . Còn bạn bảo đóng 25 cọc tre ấy thì chỉ là lí thuyết sách vở thôi , cọn thực tế chất lượng , chiều dài và đường kính cọc thường không đảm bảo nên khi thi công cần căn cứ vào điều kiện thực tế ( xem độ chối thực tế của đất ) mà chọn số cọc cho phù hợp . mong anh em tiếp tục cho ý kiến .

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Giải pháp cho móng

          Nguyên văn bởi sondongoc View Post
          Cám ơn ý kiến của ban . Nhưng mình nhớ hồi đi học thầy dậy thi công co nói là , khi thi công gặp ao bùn thì phải vét sạch bùn , sau đổ cát đen gia cố nền mới được . Còn nếu đóng luôn cọc tre thì nền không chắc đã ổn định , mình nghĩ là đóng luôn thì sau này nhà sẽ bi nghiêng về phía cái ao đấy . Còn bạn bảo đóng 25 cọc tre ấy thì chỉ là lí thuyết sách vở thôi , cọn thực tế chất lượng , chiều dài và đường kính cọc thường không đảm bảo nên khi thi công cần căn cứ vào điều kiện thực tế ( xem độ chối thực tế của đất ) mà chọn số cọc cho phù hợp . mong anh em tiếp tục cho ý kiến .
          Cái này phải xem lại nha, muốn vét sạch bùn thì phải có biện pháp chống vách hố đào nếu không làm sạt móng nhà bên cạnh. Nếu vét sạch bùn và đổ cát thì phải có biện pháp đầm chặt. Nếu ao sâu thì hơi mệt đấy.
          Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Giải pháp cho móng

            Bạn cũng là người trong ngành, theo mình, làm gì cũng phải tính toán, đặc biệt về nền móng, nên có khảo sát ĐCCT (địa chất công trình), đơn giản là xuyên tĩnh, trong trường hợp 1 nhà mà nền 2 bên khác nhau, không nên dùng cừ tràm hay cọc tre một bên và bên kia không xử lý gì, vì nhiều trường hợp dùng cọc tre và 1 bên không gia cố, nhà sẽ bị lún không đều, mình đã xử lý trường hợp nhà dùng cừ tràm (vì ở TP. HCM), sau đó lún, chủ nhà lại mở rộng móng, cũng bổ sung cừ tràm, nhà càng lún hơn vì trọng lượng móng tăng (không phải 1, 2 trường hợp) - trong trường hợp xử lý này mình đã ép cọc BTCT 200x200(mm), nếu nhà thấp thì ép cọc nhỏ là được rồi, nhiều khi lớp đất yếu có chiều dày <10m, dùng cọc BTCT tiết diện nhỏ (200x200 mm) có khi lại rẻ hơn đóng cọc tre (hoặc cừ tràm + móng băng).
            Nền nhà củng phải xử lý, không nên để bùn dưới nền vì dễ lún. Sâu qúa thì đổ luôn sàn bê tông cốt thép (có thể tốn kém hưng chắc chắn).
            Mong rằng giúp bạn với vài góp ý này.
            Last edited by Dang Dinh Nhiem; 31-08-2009, 11:25 PM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Giải pháp cho móng

              Mình đã từng gặp trường hợp tương tự thế này. Nếu ngôi nhà không có kết cấu đặc biệt, độ cao tòa nhà là khoảng 3 tầng thì sử dụng giải pháp móng cọc tre cũng được. Nhưng khi chiều cao tòa nhà lớn hơn 3 tầng thì nên có những biện pháp kết cấu móng vững chắc hơn. Vì đặc điểm địa chất ở đây có 2 khu vực tương đối khác nhau (1 phần là đất liền thổ và phần còn lại là phần ao bùn) nên cần chú ý các giải pháp móng làm sao để công trình không bị lún lệch hay lún không đều.
              Theo em thì nên xúc bỏ phần đất bùn đi sau đó đổ cát san nền, sử dụng giải pháp cọc bê tông cốt thép chống vào tầng đất tốt, bê trên sử dụng móng băng kết nối các đài móng lại với nhau tránh bị lún lệch.
              Trên đây là giải pháp an toàn và chắc chắn khi thiết kế móng công trình với cấu trúc địa chất như trên. Kích thước và kết cấu móng như thế nào tùy thuộc vào cấu tạo ngôi nhà và đặc điểm diện phân bố của các cấu trúc địa chất trong khu vực xây dựng.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Giải pháp cho móng

                Nguyên văn bởi Duc_dkt View Post
                Mình đã từng gặp trường hợp tương tự thế này. Nếu ngôi nhà không có kết cấu đặc biệt, độ cao tòa nhà là khoảng 3 tầng thì sử dụng giải pháp móng cọc tre cũng được. Nhưng khi chiều cao tòa nhà lớn hơn 3 tầng thì nên có những biện pháp kết cấu móng vững chắc hơn. Vì đặc điểm địa chất ở đây có 2 khu vực tương đối khác nhau (1 phần là đất liền thổ và phần còn lại là phần ao bùn) nên cần chú ý các giải pháp móng làm sao để công trình không bị lún lệch hay lún không đều.
                Theo em thì nên xúc bỏ phần đất bùn đi sau đó đổ cát san nền, sử dụng giải pháp cọc bê tông cốt thép chống vào tầng đất tốt, bê trên sử dụng móng băng kết nối các đài móng lại với nhau tránh bị lún lệch.
                Trên đây là giải pháp an toàn và chắc chắn khi thiết kế móng công trình với cấu trúc địa chất như trên. Kích thước và kết cấu móng như thế nào tùy thuộc vào cấu tạo ngôi nhà và đặc điểm diện phân bố của các cấu trúc địa chất trong khu vực xây dựng.
                Mình nghiên cứu và xét đến khả năng an toàn thì thấy phương án của bạn là hợp lí và an toàn nữa . Cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh em . Mong nhận thêm nhiều í kiến đóng góp nữa .

                Ghi chú

                Working...
                X