Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

    Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm nên tính theo công thức nào? Xin các đại gia cho ý kiến.
    Ví dụ: cọc nhồi D1000, thép 20D20 AII, theo công thức của tiêu chuẩn với Ra = 2200, Rn = 60 thì có con số là khoảng 800T. Với sức chịu tải dự kiến 450T. Tải trọng thí nghiệm 200% là 900T. Như vậy không đạt về vật liệu. Vậy thì không dùng công thức đó hay là tăng thép???

  • #2
    Ngoài ra, khi thí nghiệm nén tĩnh cọc: Tải trọng là tải tức thời. Còn khi cọc làm việc là tải trọng lâu dài .
    Chảng hạn khi thí nghiệm mẫu bê tông, mác 200 chẳng hạn thì Tải trọng tức thời để phá hoại cọc là 200kG/cm2 (tất nhiên còn nhân thêm một số hệ số khác). Trong khi theo TCVN, chúng ta chỉ sử dụng có 90 kG/cm2 (tức là chỉ có 45%) trong tính toán kết cấu BTCT.
    Trong cọc nhồi, do BT cọc không được đầm nên người ta mới không lấy quá 55-60 kG/cm2 (kể cả BT mác 300).
    Do đó không thể lấy sức chịu tải tính toán theo vật liệu để làm giới hạn khi nén tải trọng tĩnh được.
    Tương tự, chẳng hạn cọc ép đúc sẵn 30x30 (cm) tính toán theo vật liệu chỉ đạt khoảng 60 tấn (với các loại hệ số). Song khi ép cọc, chúng ta có thể ép lên đến 2,5-3 lần sức chịu tải (150-180 tấn) và thí nghiệm nén tĩnh với 2 lần SCT là 120 tấn.
    Trong thiết kế cọc, Thiết kế phải tính toán lực ép tối đa và giới hạn lực ép nhỏ nhất.
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Xin tham gia một số ý kiến về vấn đề này:
      - Đối với cọc nhồi do đổ BT dưới nước nên chỉ cho phép lấy
      Rb = 60kG/cm2.Điều này hoàn toàn hợp lý vì nhiều mẫu BT khi khoan lấy lõi mang đi thí nghiệm chỉ đạt dưới 100kG/cm2 cho dù mác BT thiết kế là M300.
      - Tuy nhiên không phải đoạn nào trên thân cọc BT cũng xấu như vậy thêm vào đó do ma sát thân cọc nên thực tế chỉ có một đoạn trên đỉnh cọc là chịu nén dọc trục với tải trọng nén tĩnh (trừ trường hợp tầng bùn quá dày như tại vùng Thanh trì - Hà nội).
      - Theo tôi khi tính toán tải trọng Pmax cần sử dụng các công thức quen thuộc chứ không dùng fc vì cọc còn phải tiếp tục bảo đảm khả năng chịu tải lâu dài như các cọc khác sau thí nghiệm nén tĩnh. Theo
      ACI khi lực nén mẫu đạt tới 0.75fc thì trong vl xuất hiên các vết nứt đáng kể làm cho vật liệu không thể phục hồi khả năng làm việc sau khi dỡ tải.

      Ghi chú


      • #4
        Tại sao lấy Rn của Bê tông cọc nhồi là (50-:-60) kG/cm2

        Theo lý thuyết vật liệu xây dựng thì Bê tông cọc nhồi sẽ không bị mất nước. Quá trình thủy hóa hỗn hợp Bê tông sẽ diễn ra tốt hơn ( vì gần như hoàn toàn ). Còn nếu kể đến đầm Bê tông thì tại sao không xét đến độ cao đổ bê tông? nếu xét đến thế thì có thể nói nó cũng được đầm tốt chứ.

        Quan niệm đó theo em vẫn chưa hợp lý , mà vấn đề cơ bản ở đây là trong quá trình đổ bê tông , cát và đất + dung dịch Betonite hòa trộn trung dung dịch bê tông ,lượng tạp chất này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cường độ chịu nén thấp khi đem mẫu thí nghiệm .

        ------------------------------------------------------------
        Theo em thì nghĩ vậy , các anh cho ý kiến !
        Last edited by reivietnam; 31-01-2005, 11:37 AM.
        Steel Design Solution Forum

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

          Vấn đề ở chỗ anh em nhà ta lâu nay vẫn thiết kế cọc thí nghiệm giống như cọc đại trà, chỉ kéo dài toàn bộ thép. Tuy nhiên còn nhiều đồng chí thì lại chọn giải pháp tăng thép rất lớn để đảm bảo Pvl > 200%Ptt (trên phép tính toán SCT của cọc thông thường). Mà cái này TCVN không đả động đến nên để giải thích vấn đề này thì khó thống nhất, còn làm theo thế thì quá lãng phí.
          (Gửi anh Huy: em đã bị bác Đặng Trần Chính bắt phải tăng thép lên như thế, lúc đó chưa cãi được, nhưng cọc thử thì lại thi công rồi nên thôi.)
          Gần đây tôi có thẩm tra 1 công trình 12 tầng do Trung tâm KHCNXD&MT thuộc VNCC thiết kế. Đồng chí thiết kế bên đó cãi sống cãi chết để tăng thép lên tới fi32 (cọc đại trà dùng 24fi25 cho cọc 1.2m, thẩm tra yêu cầu giảm thì dùng fi22). Giải thích cũng gần như các đồng chí mà không được, chủ đầu tư không ép được đành chịu. Như thế thì không mấy khi gặp mà cũng quá lãng phí ??? (thiết kế này chuối quá )

          Ghi chú


          • #6
            Giải thích của 1 chuyên gia

            Hỏi thử ý kiến 1 chuyên gia, tôi có câu trả lời: tải thí nghiệm là tải trọng tức thời, còn tải trọng của công trình tác dụng lên cọc là tải trọng tác dụng lâu dài. Như vậy trong TCVN khống chế cường độ bê tông nhằm mục đích kể đến các tính chất làm việc lâu dài của bê tông (như từ biến chẳng hạn). Còn khi tính toán SCT để chịu tải trọng thí nghiệm thì có thể dùng các công thức bê tông thông thường (Rn = 130... cho BT M300 chẳng hạn). Khi đó cọc thí nghiệm vẫn đảm bảo khả năng chịu tải trọng thí nghiệm (trên tính toán).
            Tuy nhiên trong tiêu chuẩn không đề cập đến vấn đề này nên khi có tranh cãi thì không biết làm thế nào???
            Đành dựa vào kinh nghiệm thôi...
            Nhưng gặp phải thiết kế chuối như trên thì làm sao???
            Đành phó mặc cho chủ đầu tư mà thôi...
            Các đại gia cho biết ý kiến nhé???

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

              Khi làm các thí nghiệm cọc khoan nhồi (nén tĩnh, siêu âm,...) chúng ta không biết chắc chắn giá trị ma sát bên của cọc khi chịu tải như thế nào.
              Dưới đây tôi có một phương pháp xác định sức chịu tải của cọc khoan nhồi xác định ma sát bên của cọc khi chịu tải rất có ích cho thiết kế
              Xác định ma sát bên của cọc khoan nhồi trong qúa trình chất tải , giá thành rẻ , số liệu chắc chắn.
              Ai có nhu cầu cùng làm thí nghiệm, chúng ta cùng cộng tác và chia sẻ số liệu và tất nhiên chia sẻ cả kinh tế nữa
              Attached Files

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

                Theo tôi, cọc thí nghiệm cần được thiết kế theo tải trọng thí nghiệm. Còn cọc đại trà vẫn thiết kế như thông thường. Với bê tông mác 300, Rtt=130, còn cường độ của mẫu bê tông là 300. Hai con số này liên quan đến nhau bằng rất nhiều các yếu tố (hệ số). Rtt=130 phải được dùng để tính toán sức chịu tải theo vật liệu của cọc BTCT, kể cả cọc thí nghiệm. Vấn đề các bác chưa thấy cái cọc thí nghiệm nào bị phá hoại do vật liệu chỉ là vì con số Rtt được lấy quá an toàn thôi (bác nào chuyên về bê tông giải thích sự liên quan giữa cường độ nén mẫu và cường độ tính toán để làm sáng tỏ hơn hộ tôi với).
                Last edited by hien nghiem; 16-08-2005, 02:52 AM.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

                  Nguyên văn bởi hien nghiem
                  Theo tôi, cọc thí nghiệm cần được thiết kế theo tải trọng thí nghiệm. Còn cọc đại trà vẫn thiết kế như thông thường. Với bê tông mác 300, Rtt=130, còn cường độ của mẫu bê tông là 300. Hai con số này liên quan đến nhau bằng rất nhiều các yếu tố (hệ số). Rtt=130 phải được dùng để tính toán sức chịu tải theo vật liệu của cọc BTCT, kể cả cọc thí nghiệm. Vấn đề các bác chưa thấy cái cọc thí nghiệm nào bị phá hoại do vật liệu chỉ là vì con số Rtt được lấy quá an toàn thôi (bác nào chuyên về bê tông giải thích sự liên quan giữa cường độ nén mẫu và cường độ tính toán để làm sáng tỏ hơn hộ tôi với).
                  Tôi đồng ý với bạn về việc nạy Nên thiết kế với hai loại cọc có SCT theo VL khác nhau (đại trà và TN) để tiết kiêm.
                  Lưu ý là cường độ BT với độ sụt lớn (14-16cm) sẽ giảm đáng kể đó
                  Nhưng tôi không hiểu tại sao cốt thép có cường độ tính toán không quá 22MPA

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

                    Gui Tahoang.
                    Thí nghiệm xác định ma sát thành, ứng suất mũi thông qua đo biến dạng thân coc. Món này rất hay, đề nghị đồng chí mail đề cương TN chi tiết và dự toán thí nghiệm 5 cọc theo địa chỉ hacid@hn.vnn.vn, hy vọng có thể kết hợp cùng làm được .

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

                      cái món thí nghiệm mà anh Tạ Hoàng mô tả rất đơn giản, chỉ cần mua mấy cái strain gages #4 (hay còn gọi là sister bar) của hãng Geokon, và 1 máy đọc. Lúc nào tôi về VN, xin vào cơ quan anh Hoàng làm nhé

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

                        Tôi viết thiếu, thí nghiệm đó rất đơn giản, nhưng lại cực kỳ hiệu quả và tin cậy.
                        Tuy nhiên, phải biết càng chính xác môdun đàn hồi của cọc càng tốt. Môdun đàn hồi của mẫu bê tông (mang về thí nghiệm trong phòng) sẽ khác với môdun của cọc thực (do điều kiện bão dưỡng khác nhau, do confined stress khác nhau,...)

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

                          11/9/2005.
                          Thân gửi taotao 395!

                          Vật liệu thí nghiệm và thi công đại trà cho cọc nhồi phải bằng nhau, vì nếu không sẽ không thể xác định được sức chịu tải cọc trong công trình sau khi thi công đại trà là bao nhiêu, ngoài ra, thiết kế phải căn cứ vào kết qủa thí nghiệm để quyết định phương án cho thí công cọc đại trà.

                          Cũng cần phải tính thêm vật liệu thép dọc trong cọc nữa.

                          Trên thực tế. có thiết kế thép không hết chiều dài cọc là do tác gỉa đã tính đến ma sát hông của cọc và đất.

                          Có mối quan hệ giữa thi công cọc đại trà và thí nghiệm nén tĩnh cọc, xin xem tiêu chuẩn TCXDVN 269-2002 và TCXD 205-1998.

                          Không phải khi thí nghiệm, cọc làm việc ở tải trọng ngắn hạn và khi chịu tải, cọc làm viện ở tải trọng dài hạn và thông qua hệ số an toàn lúc thí nghiệm mà giảm cường độ của vật liệu cọc.

                          R cốt thép cọc do thếi kế chọn, không chỉ giới hạn ở Rct = 22MPA.

                          Hiện nay công nghệ thi công cọc khoan nhồi đã đu7ọc đảm bảo vì thiết bị và tay nghề của các nhà XD Việt Nam chân chính, ngoài ra kiểm tra cọc bằng siêu âm (SONIC), SPT và khan lấy mẫu dưới mũi cọc sau khi thi công cọc là những biện pháp cần thiết đảm bảo chất lượng coc.

                          Thân ái.

                          Đặng Đình Nhiễm,
                          CT VIC.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

                            Gửi chú Nhiễm

                            Nếu chú đúng là đại diện Cty VIC trong miền Nam thi cháu xin được chào chú. Cháu là Quân - Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, đã vào nhà chú trong Sài Gòn mấy lần.

                            Những vấn đề cháu đề cập ở đây là những quan điểm trái ngược nhau mà tiêu chuẩn không nêu ra được. Bản thân tiêu chuẩn cũng có nhiều bất cập. Là người thiết kế, cháu thường là người phải đưa ra quyết định về giải pháp cọc, cấu tạo cọc (liên quan nhiều đến kinh tế), thông qua các "lão làng" (ký kiểm) và bảo vệ với chủ đầu tư. Với 2 luồng quan điểm trên thì dùng tiêu chuẩn 269-2002 đều phát biểu được???

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Sức chịu tải vật liệu của cọc nhồi thí nghiệm

                              Nguyên văn bởi huycdc View Post
                              Ngoài ra, khi thí nghiệm nén tĩnh cọc: Tải trọng là tải tức thời. Còn khi cọc làm việc là tải trọng lâu dài .
                              Chảng hạn khi thí nghiệm mẫu bê tông, mác 200 chẳng hạn thì Tải trọng tức thời để phá hoại cọc là 200kG/cm2 (tất nhiên còn nhân thêm một số hệ số khác). Trong khi theo TCVN, chúng ta chỉ sử dụng có 90 kG/cm2 (tức là chỉ có 45%) trong tính toán kết cấu BTCT.
                              Trong cọc nhồi, do BT cọc không được đầm nên người ta mới không lấy quá 55-60 kG/cm2 (kể cả BT mác 300).
                              Do đó không thể lấy sức chịu tải tính toán theo vật liệu để làm giới hạn khi nén tải trọng tĩnh được.
                              Tương tự, chẳng hạn cọc ép đúc sẵn 30x30 (cm) tính toán theo vật liệu chỉ đạt khoảng 60 tấn (với các loại hệ số). Song khi ép cọc, chúng ta có thể ép lên đến 2,5-3 lần sức chịu tải (150-180 tấn) và thí nghiệm nén tĩnh với 2 lần SCT là 120 tấn.
                              Trong thiết kế cọc, Thiết kế phải tính toán lực ép tối đa và giới hạn lực ép nhỏ nhất.
                              Hi Anh Huy!
                              Theo em thì ý này của bác chưa rõ lắm!
                              "Tương tự, chẳng hạn cọc ép đúc sẵn 30x30 (cm) tính toán theo vật liệu chỉ đạt khoảng 60 tấn (với các loại hệ số). Song khi ép cọc, chúng ta có thể ép lên đến 2,5-3 lần sức chịu tải (150-180 tấn)"
                              1. Theo 269 thì cọc phải thiết kế sao cho sct theo vật liệu phải chịu đủ lực tác dụng lên nó
                              2. Khi mang hồ sơ đi thẩm tra, tất cả các bên (VNCC, CONINCO...) đều yếu cầu sct theo vật liệu của cọc đóng phải tính toán lực ép Pmax lên đầu cọc
                              3. Em đã cho thử ngoài hiện trường. Với cọc ép, khi đó em thết kế sct Ptt =40T, sct the VL là 120T. vậy mà khi ép đến 115 vẫn có cọc gẫy.

                              Đề nghị anh làm rõ thông tin này để anh em đỡ hiều lầm!

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X