QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

    Các bác cho hỏi sự khác nhau về cấu tạo giữa cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

  • #2
    Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

    Nguyên văn bởi hoainguyen View Post
    Các bác cho hỏi sự khác nhau về cấu tạo giữa cọc đóng và cọc ép bằng BTCT
    Khác nhau ở chỗ với cọc đóng thì trong cọc sẽ xuất hiện ứng suất kéo khi đóng nên cọc phải được thiết kế để chịu ứng suất kéo này để tránh trường hợp cọc bị phá hoại do ứng suất kéo bác ạ.

    Nên cấu tạo cũng cần phải tuân theo điều kiện này (tức là phải có tính toán) chứ chẳng phải muốn làm thế nào thì làm bác ơi. Đặc biệt là tại vị trí các mối nối ấy.

    Bác có thể dùng cái GLweap của PDI để phân tích ứng xử của cọc khi đóng (nó phụ thuộc loại búa, vật liệu làm cọc, nền đất.....).

    Với cọc ép thì không có xuất hiện ứng suất kéo trong thân cọc khi thi công.

    nc. oanh
    nc. oanh

    Safety begins with team work

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

      Nguyên văn bởi nguyency
      ở đây mức độ là chiều cao tầng. Nếu anh sử dụng cọc đóng thì thấp tầng còn cọc ép thì nhiều tầng hơn, còn nhiều hơn nữa thì cọc khoan nhồi. Việc khác nhau về kết cấu, khác nhau về đất nền các yếu tố khác tạo ra, nên chọn phương án thi công và thiết kế khác nhau. Khác nhau về cấu tạo thì phải tính toán và cấu tạo riêng khác nhau rất là phức tạp. Mọi phương án & tính toán khác nhau thôi, còn chọn thì cũng tương đương thôi.,
      Không biết cọc ép đạt đến sức chịu tải và đường kính thế nào chứ cọc đóng có thể đến đường kính 1000. Chỗ tôi dùng đến 800, đóng đến cao độ -57m, chart datum---->sức chịu tải cực hạn >600 tấn bác ạ. Theo thiển ý của tôi thì dùng cọc đóng lợi đủ mọi đường và rẻ nữa chỉ có điều không được đóng trong khu dân cư, chứ nhà thầu luôn thích dùng cái cọc đóng bác ạ.

      nc. oanh
      nc. oanh

      Safety begins with team work

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

        Chả biết các bác bàn đến cái j là cọc chịu ứng suất kéo, em chỉ thấy các bác chưa đưa ra được sự khác biệt cụ thể nào về CẤU TẠO cả. Mà cái bạn kia đang hỏi về cấu tạo cơ mà.
        Xin đưa ra 1 sự khác biệt cụ thể ( Còn nhiều thứ nữa nhưng mình chưa biết) : Cọc đóng thì có 5 lớp lưới thép ở đầu cọc, còn ở cọc ép thì là 3 lớp lưới thép.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

          Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
          Khác nhau ở chỗ với cọc đóng thì trong cọc sẽ xuất hiện ứng suất kéo khi đóng nên cọc phải được thiết kế để chịu ứng suất kéo này để tránh trường hợp cọc bị phá hoại do ứng suất kéo bác ạ.

          Nên cấu tạo cũng cần phải tuân theo điều kiện này (tức là phải có tính toán) chứ chẳng phải muốn làm thế nào thì làm bác ơi. Đặc biệt là tại vị trí các mối nối ấy.

          Bác có thể dùng cái GLweap của PDI để phân tích ứng xử của cọc khi đóng (nó phụ thuộc loại búa, vật liệu làm cọc, nền đất.....).

          Với cọc ép thì không có xuất hiện ứng suất kéo trong thân cọc khi thi công.

          nc. oanh
          Cảm ơn các bác đã chỉ dẫn. Nhân tiên đây cũng muốn hỏi mỏi người theo em hiểu mục 3.3.3, điểm b TCVN 205-1998 có hướng dẫn về bố trí cấu tạo thép đai đầu cọc: ",...trong khoảng cách bằng ba lần cạnh nhỏ của cọc tại hai đầu cọc, hàm lượng cốt đai không được ít hơn 0.6% của thể tích vùng nêu trên." nên được hiểu là: ",...trong khoảng cách bằng ba lần cạnh nhỏ của cọc tại hai đầu cọc, hàm lượng cốt đai không được ít hơn 0.6% của diện tích vùng nêu trên." mọi người cho ý kiến.
          Last edited by hoainguyen; 04-09-2009, 12:34 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

            Nguyên văn bởi Anhtuanktcb View Post
            Chả biết các bác bàn đến cái j là cọc chịu ứng suất kéo, em chỉ thấy các bác chưa đưa ra được sự khác biệt cụ thể nào về CẤU TẠO cả. Mà cái bạn kia đang hỏi về cấu tạo cơ mà.
            Xin đưa ra 1 sự khác biệt cụ thể ( Còn nhiều thứ nữa nhưng mình chưa biết) : Cọc đóng thì có 5 lớp lưới thép ở đầu cọc, còn ở cọc ép thì là 3 lớp lưới thép.
            Đúng rồi ý mình hỏi là nhờ mọi người giải đáp như AnhtuanKTBT. Nếu tính toán cụ thể phải bố thép đai gia cường đầu cọc thế nào chắc hầu hết các đơn vị tư vấn không có thuyết minh tính toán phần này. AnhtuanKTCB có thể chỉ cho mình viện dẫn qui định này ở đâu được không?
            Last edited by hoainguyen; 04-09-2009, 12:32 PM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

              Ờ mình cũng không rõ nó có được nói đến trong tiêu chuẩn nào đó không. Chỉ nhớ ngày xưa làm đồ án các thầy bảo thế nên giờ nói lại với bạn thế thôi.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

                Nguyên văn bởi Anhtuanktcb View Post
                Chả biết các bác bàn đến cái j là cọc chịu ứng suất kéo, em chỉ thấy các bác chưa đưa ra được sự khác biệt cụ thể nào về CẤU TẠO cả. Mà cái bạn kia đang hỏi về cấu tạo cơ mà.
                Xin đưa ra 1 sự khác biệt cụ thể ( Còn nhiều thứ nữa nhưng mình chưa biết) : Cọc đóng thì có 5 lớp lưới thép ở đầu cọc, còn ở cọc ép thì là 3 lớp lưới thép.
                Ở đây em muốn chỉ ra một vài điều kiện khác biệt giữa hải loại cọc trên (chính là biện pháp thi công ấy) nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến ứng xử của cọc mà có biện pháp "cấu tạo" cho phù hợp. Cấu tạo ở đây thực chất là tính toán ấy chứ đâu phải như cái màu xanh xanh xinh xinh phải không bác.

                Khi có phân tích ứng suất cho cọc với từng loại búa, chiều cao rơi.....thì sẽ có được ứng suất kéo, nén cực hạn có thể có xuất hiện trong cọc đóng------>từ đó tính toán cốt thép chủ, thép gia cường cho cái cọc đấy ạ.

                Thực tế thì chỗ tôi đã làm cái phân tích kiểu này rồi để thiết kế cho cọc đóng đấy bác ạ. Nhân tiện gửi các bác cái kết quả phân tích để tham khảo cho vui vui mắt tí.

                Sao không up lên được nhỉ

                Upload lên đây vậy: http://www.filefactory.com/file/ah57...mer_16_ton_JPG

                nc. oanh
                Last edited by nguyencongoanh; 04-09-2009, 01:12 PM. Lý do: tải file lên
                nc. oanh

                Safety begins with team work

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

                  Tiện đây thì xin hỏi bác NC. Oanh là với cọc ép thì bác làm thế nào:
                  1.Tính toán hay làm 1 thí nghiệm nào đó để xem xét ứng suất trong cọc là bao nhiên rồi mới bố trí thép cho cọc.
                  2. Chọn tiết diện cọc, vật liệu làm cọc, thép dọc rồi tính toán Pvật liệu rồi kiểm tra giá trị đó với Pmax lên cọc.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

                    Nguyên văn bởi trung ha
                    Thực ra là tính toán, gửi bác mọi ngưòi cái file tôi lập từ khi..mới ra trường , nhưng cũng khá đủ và tương đối đa dạng cho các loại búa . ( hình như tôi cũng gửi 1 lần lên diễn đàn, hôm nay gửi lại , link 7 ngày, sau đó là tịt )
                    http://www.yousendit.com/download/Yk...Q1JYSHhFQlE9PQ
                    Tính toán cọc đóng là một bài toán tương đối phức tạp, không như tính cho cọc ép, tính toán cọc đóng xét đến năng lượng của búa, phát sinh những xung lực gây gãy cọc và " toét đầu "
                    1 ) Xác định ( lựa chọn ) búa sao cho búa đó đóng được cọc ( cái này bao gồm 2 yếu tối : trọng lượng búa và chiều cao rơi của búa )
                    2 ) Xác định xung lực mà búa gây ra cho cọc = > P dọc cọc
                    3 ) Tính thép như bt sao cho chịu đuợc lực va của búa .
                    Bác ơi bác để pass thế thì làm sao anh em xem được chứ.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

                      Nguyên văn bởi Anhtuanktcb View Post
                      Tiện đây thì xin hỏi bác NC. Oanh là với cọc ép thì bác làm thế nào:
                      1.Tính toán hay làm 1 thí nghiệm nào đó để xem xét ứng suất trong cọc là bao nhiên rồi mới bố trí thép cho cọc.
                      2. Chọn tiết diện cọc, vật liệu làm cọc, thép dọc rồi tính toán Pvật liệu rồi kiểm tra giá trị đó với Pmax lên cọc.
                      Việc thí nghiệm cũng là một cách (với điều kiện bạn đặt các đầu đo ứng suất trong cọc) vì cọc sẽ được sản xuất đại trà chỉ sau khi có kết quả thử tải.

                      Thì cũng lại là phải tính toán thôi bác ạ. Nếu bác muốn bố trí bao nhiêu lưới thép để gia cường thì cũng phải dựa trên cái Pmax khi ép ấy (giá trị này dựa vào ước lượng sức chịu tải của nền) theo bài toán ứng suất cục bộ đầu cọc để gia cường lưới thép (bài kiểm tra này là bài toán cơ bản đối với anh em học KSXD). Thông thường cái Pvl của bác lớn hơn rất nhiều so với sức chịu tải của nền (đối với cái cọc ép ấy) ------>việc phá hủy cho vật liệu cọc trong giai đoạn ép hầu như là rất ít (trừ trường hợp chất lượng BT kém, hay gặp địa chất quá phức tạp (rất cứng, thay đổi với khoảng cách vài m) không được thể hiện trong hồ sơ khảo sát địa kỹ thuật.

                      Xin nhắc lại bạn rằng tôi chưa hề thấy cái bảng tính gia cường lưới thép đầu cọc trong hồ sơ thiết kế (những cái tôi được đọc) mà đa phần là bố trí mấy cái lưới thép này theo cảm tính là chủ yếu).

                      nc. oanh
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

                        Nguyên văn bởi trung ha
                        Thực ra là tính toán, gửi bác mọi ngưòi cái file tôi lập từ khi..mới ra trường , nhưng cũng khá đủ và tương đối đa dạng cho các loại búa . ( hình như tôi cũng gửi 1 lần lên diễn đàn, hôm nay gửi lại , link 7 ngày, sau đó là tịt )
                        http://www.yousendit.com/download/Yk...Q1JYSHhFQlE9PQ
                        Tính toán cọc đóng là một bài toán tương đối phức tạp, không như tính cho cọc ép, tính toán cọc đóng xét đến năng lượng của búa, phát sinh những xung lực gây gãy cọc và " toét đầu "
                        1 ) Xác định ( lựa chọn ) búa sao cho búa đó đóng được cọc ( cái này bao gồm 2 yếu tối : trọng lượng búa và chiều cao rơi của búa )
                        2 ) Xác định xung lực mà búa gây ra cho cọc = > P dọc cọc
                        3 ) Tính thép như bt sao cho chịu đuợc lực va của búa .
                        sao em mở file bác gửi không có sheet "cac bang tra" nhỉ?

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

                          Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                          Việc thí nghiệm cũng là một cách (với điều kiện bạn đặt các đầu đo ứng suất trong cọc) vì cọc sẽ được sản xuất đại trà chỉ sau khi có kết quả thử tải.

                          Thì cũng lại là phải tính toán thôi bác ạ. Nếu bác muốn bố trí bao nhiêu lưới thép để gia cường thì cũng phải dựa trên cái Pmax khi ép ấy (giá trị này dựa vào ước lượng sức chịu tải của nền) theo bài toán ứng suất cục bộ đầu cọc để gia cường lưới thép (bài kiểm tra này là bài toán cơ bản đối với anh em học KSXD). Thông thường cái Pvl của bác lớn hơn rất nhiều so với sức chịu tải của nền (đối với cái cọc ép ấy) ------>việc phá hủy cho vật liệu cọc trong giai đoạn ép hầu như là rất ít (trừ trường hợp chất lượng BT kém, hay gặp địa chất quá phức tạp (rất cứng, thay đổi với khoảng cách vài m) không được thể hiện trong hồ sơ khảo sát địa kỹ thuật.

                          Xin nhắc lại bạn rằng tôi chưa hề thấy cái bảng tính gia cường lưới thép đầu cọc trong hồ sơ thiết kế (những cái tôi được đọc) mà đa phần là bố trí mấy cái lưới thép này theo cảm tính là chủ yếu).

                          nc. oanh
                          Bác này trả lời cứ vòng vo mãi. Câu hỏi của em rõ thế rồi bác chỉ cần chọn 1 hoặc 2 thôi.
                          Kết luận lại: Như tất cả các thứ bác trình bày ở trên thì thép của cọc đều phải tính toán ( dù cọc ép hay đóng) còn do quá trình thi công của hai cọc khác nhau nên là có chỗ tính toán khác nhau (chỗ này thì ok ) vậy thì về mặt cấu tạo thép thì sao hả bác.
                          Lấy VD để bác thử : Chẳng hạn bác dùng các tính j thì em không quan tâm nhưng nếu Fa (đóng)= Fa (ép) (Thép cọc đóng = Thép cọc ép ), cọc cùng tiết diện , cùng chiều dài thì liệu có j khác nhau giữa hai cái cọc này không. ( Theo em cái này mới gọi là cấu tạo còn tất cả những cái bác nói toàn là tính toán hết. Còn đương nhiên cấu tạo có sự khác nhau thì nguyên nhân như bác nói là do quá trình thì công khác nhau rồi).

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

                            Nguyên văn bởi Anhtuanktcb View Post
                            Bác này trả lời cứ vòng vo mãi. Câu hỏi của em rõ thế rồi bác chỉ cần chọn 1 hoặc 2 thôi.
                            Kết luận lại: Như tất cả các thứ bác trình bày ở trên thì thép của cọc đều phải tính toán ( dù cọc ép hay đóng) còn do quá trình thi công của hai cọc khác nhau nên là có chỗ tính toán khác nhau (chỗ này thì ok ) vậy thì về mặt cấu tạo thép thì sao hả bác.
                            Lấy VD để bác thử : Chẳng hạn bác dùng các tính j thì em không quan tâm nhưng nếu Fa (đóng)= Fa (ép) (Thép cọc đóng = Thép cọc ép ), cọc cùng tiết diện , cùng chiều dài thì liệu có j khác nhau giữa hai cái cọc này không. ( Theo em cái này mới gọi là cấu tạo còn tất cả những cái bác nói toàn là tính toán hết. Còn đương nhiên cấu tạo có sự khác nhau thì nguyên nhân như bác nói là do quá trình thì công khác nhau rồi).
                            Bác xem lại cái file em gửi ấy, xem thử ứng suất trong cọc thay đổi thế nào mà làm cái "cấu tạo".

                            Chữ "cấu tạo" là sao nhỉ? Chắc nó không phải do kinh nghiệm mà ra chứ? Mà kinh nghiệm thì từ đầu nhỉ? Chắc không phải do tính toán, thiết kế, thực tế thi công mà có sao.

                            Hai loại cọc trên nó có khác ấy chứ. Trong cọc ép làm gì có ứng suất kéo xuất hiện nhỉ? Mà cọc đóng thì hay bị phá hoại bởi loại ứng suất này đấy bác ạ mặc dù hai cái Pa là như nhau.

                            !!!!!?????!!!!!!

                            nc. oanh
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: sự khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng BTCT

                              Nguyên văn bởi Anhtuanktcb View Post
                              Bác này trả lời cứ vòng vo mãi. Câu hỏi của em rõ thế rồi bác chỉ cần chọn 1 hoặc 2 thôi.
                              Kết luận lại: Như tất cả các thứ bác trình bày ở trên thì thép của cọc đều phải tính toán ( dù cọc ép hay đóng) còn do quá trình thi công của hai cọc khác nhau nên là có chỗ tính toán khác nhau (chỗ này thì ok ) vậy thì về mặt cấu tạo thép thì sao hả bác.
                              Lấy VD để bác thử : Chẳng hạn bác dùng các tính j thì em không quan tâm nhưng nếu Fa (đóng)= Fa (ép) (Thép cọc đóng = Thép cọc ép ), cọc cùng tiết diện , cùng chiều dài thì liệu có j khác nhau giữa hai cái cọc này không. ( Theo em cái này mới gọi là cấu tạo còn tất cả những cái bác nói toàn là tính toán hết. Còn đương nhiên cấu tạo có sự khác nhau thì nguyên nhân như bác nói là do quá trình thì công khác nhau rồi).
                              Cái màu xanh trả lời luôn cho cái màu đỏ rồi đó. Bố trí cốt thép của cọc j thì cũng phải tính toán và có xét tới quá trình thì công. Khi cọc đã nằm trong đất rồi thì sự chịu lực của cọc đóng hay ép gần như là giống nhau. Như vậy sự sai khác giữa hai loại này chủ yếu là do quá trình thì công mà ra, mà muốn biết sai khác thế nào thì lại phải tính .

                              Ghi chú

                              Working...
                              X