QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

    Chào các bạn,

    Thông thường bê tông ứng lực trước được áp dụng cho dầm sàn chịu tải trọng đứng rất rộng rải, tuy nhiên gần đây cũng đã xuất hiện các công trình sử dụng ứng lực trước cho vách, khung để tăng cường khả năng chịu lực, giảm thiệt hại khi động đất qua việc giảm biến dạng dư, bảo tồn tính đàn hồi khi chịu tải ngang lớn như hình 4 trong file đính kèm.

    Vấn đề này có thể được minh họa trong bài tập lớn môn học về ứng lực trước hay động đất cho sinh viên cao học cũng rất hay đó.


    Link to file:

    http://www.mediafire.com/?sharekey=c...018c8114394287




    Thảo luận để cùng tiến bộ

  • #2
    Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

    Cái này mà đem đưa vào bài tập của cao học là hơi quá tầm.
    Thống nhất quan điểm với bạn PTSLAB là dùng công nghệ ứng lực trước vào vách và khung để chống động dất là hướng rất tốt, hiện đã ứng dụng được một vài công trình ở nước ngoài. Chỉ bổ sung thêm với các bác mấy ý:
    + Trong vách khi chịu lực ngang thì sẽ liên tục "lắc qua lắc lại", tức là ứng suất tại các vị trí trong vách cũng là hàm của thời gian. do vậy, nên dùng loại cáp bó nhưng không bám dính (unbonded tendon)
    + tại các vị trí cục bộ như lanh tô vách, mắt khung,.. nên dùng thanh macalloy.
    + Mách các bác một mẹo nhỏ rút ra từ kinh nghiệm khi đi mời chào phương án kết cấu, tớ thấy tâm lý chủ đầu tư thế này: 1- thấy thiết kế có kháng chất tốn thép quá (!), 2- chưa tin vào việc đặt cáp trong vách để thay cho thép thường. do vậy, tớ dùng một phương án là: thiết kế cốt thép trong vách đủ chịu mọi loại tải trọng trừ động đất (vậy là bác yên tâm nhé), còn khi xác định lực động đất (thường là lớn mà không biết khi nào xảy ra) thì bỏ thêm cáp vào vách cho nó thỏa các yêu cầu (thế là khỏi tốn kém thêm nhiều). hehe!
    Chỉ có điều, nếu đã thêm cáp vào vách thì nhớ có thuyết minh kèm theo cho thuyết phục.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

      Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
      + tớ dùng một phương án là: thiết kế cốt thép trong vách đủ chịu mọi loại tải trọng trừ động đất (vậy là bác yên tâm nhé), còn khi xác định lực động đất (thường là lớn mà không biết khi nào xảy ra) thì bỏ thêm cáp vào vách cho nó thỏa các yêu cầu (thế là khỏi tốn kém thêm nhiều). hehe!
      Chỉ có điều, nếu đã thêm cáp vào vách thì nhớ có thuyết minh kèm theo cho thuyết phục.
      Thực ra cáp căng gây ra ứng xữ của kết cấu khác hẳn kết cấu BTCT thông thường (tạo nên ứng suất nén lớn trong bê tông), nên cách tính toán cũng khác hẳn chứ.

      Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp.

      Thảo luận để cùng tiến bộ

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

        Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
        Cái này mà đem đưa vào bài tập của cao học là hơi quá tầm.
        Thống nhất quan điểm với bạn PTSLAB là dùng công nghệ ứng lực trước vào vách và khung để chống động dất là hướng rất tốt, hiện đã ứng dụng được một vài công trình ở nước ngoài. Chỉ bổ sung thêm với các bác mấy ý:
        + Trong vách khi chịu lực ngang thì sẽ liên tục "lắc qua lắc lại", tức là ứng suất tại các vị trí trong vách cũng là hàm của thời gian. do vậy, nên dùng loại cáp bó nhưng không bám dính (unbonded tendon)
        + tại các vị trí cục bộ như lanh tô vách, mắt khung,.. nên dùng thanh macalloy.
        + Mách các bác một mẹo nhỏ rút ra từ kinh nghiệm khi đi mời chào phương án kết cấu, tớ thấy tâm lý chủ đầu tư thế này: 1- thấy thiết kế có kháng chất tốn thép quá (!), 2- chưa tin vào việc đặt cáp trong vách để thay cho thép thường. do vậy, tớ dùng một phương án là: thiết kế cốt thép trong vách đủ chịu mọi loại tải trọng trừ động đất (vậy là bác yên tâm nhé), còn khi xác định lực động đất (thường là lớn mà không biết khi nào xảy ra) thì bỏ thêm cáp vào vách cho nó thỏa các yêu cầu (thế là khỏi tốn kém thêm nhiều). hehe!
        Chỉ có điều, nếu đã thêm cáp vào vách thì nhớ có thuyết minh kèm theo cho thuyết phục.
        Tính toán như thế liệu có dư ko !? Thiết kế DUL có cái khó hơn so với BTCT thường là ko thiết kế dư hoặc thiếu !

        Rds,

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

          Tất nhiên khi ứng dụng "công nghệ mới" tiêu chí đầu tiên vẫn phải là tiết kiệm hơn, nên các bác yên tâm, nếu phương án đưa ra mà tốn kém hơn các phương án cũ (đã rất quen thuộc với nhiều người) thì không bao giờ được sử dụng.
          Hiện nay, tớ đã xem nhiều tải liệu về việc ứng dụng cáp dự ứng lực vào vách để chống động đất, nhưng hiện nay forum này chẳng hiểu sao tớ không thể up một tài liệu, hình ảnh hay video gì lên được nên không chia sẽ gì các bác bác được. Nhưng mà ở Việt Nam hình như chưa đơn vị nào ứng dụng được cái này vào thực tế đâu, vì muốn phối hợp cáp vào kháng chấn thì người chủ trì phải vừa thông thạo về thiết kế cáp, vừa phải thông thạo vê phân phân tích tổng thể kết cấu và thiết kế kháng chấn.
          Về cái mẹo "tâm lý chủ đầu tư" là rút ra từ thực tiễn đấy, mặc dù đã thiết kế rất nhiều sàn dự ứng lực cũng như toàn bộ kết cấu nhà cao tầng nhưng khi ghép cái này vào vách thì chủ đầu tư vẫn rất ngại nên vẫn phải tìm cách nói để các bác đó cho ứng dụng vào công trình thực tế.
          Khi ứng dụng dự ứng lực vào vách để kháng chấn, có thể dùng các bó cáp đặt theo phương đứng, có thể dùng các bó cáp ngang đặt ở lanh tô vách, hay dùng macalloy đưa vào nút khung. Về lý thuyết thì tất nhiên phải có nhiều điểm đặc biệt hơn, nhưng các bác muốn bàn luận cụ thể về vấn đề gì "để cùng tiến bộ"?

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

            Các bác nói thiết kế cảp trong vách chắc cũng đọc được từ một số tài liệu của nước ngoài, ví dụ PTwalls của PTI Journal chẳng hạn, nhưng nếu thật sự muốn ứng dụng thật thì còn khó. Tớ phân tích mấy mức độ thiết kế dự ứng lực các bác thấy đúng không nhé:
            Cấp độ 1: thiết kế được một cái sàn dự ứng lực chịu DL, LL (bằng safe12, ram-concept, adapt,...)
            cấp độ 2: thiết kế được cái sàn dưl, nhưng biết cách xét đến vấn đề tổng thể của công trình để chống lại lực ngang của gió và động đất.
            cấp độ 3: thiết kế được sàn hay dầm chuyển dự ứng lực. (tức là phải xét đến sự làm việc của cáp trong sàn và dầm trong các giai đoạn thi công tổng thể của nhà. đã làm được điều này thì đương nhiên phải biết cách xét đến vấn đề chịu lực gió và động đất)
            cấp độ 4: dùng cáp trong toàn bộ công trình (có vách) chiu đủ mọi tải trọng, và kể cả sự phối hợp của hệ thống cáp bám dính và không bám dính.
            Với cấp độ 3 và 4, các bác dùng phần mềm gì ?!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

              Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
              Các bác nói thiết kế cảp trong vách chắc cũng đọc được từ một số tài liệu của nước ngoài, ví dụ PTwalls của PTI Journal chẳng hạn, nhưng nếu thật sự muốn ứng dụng thật thì còn khó. Tớ phân tích mấy mức độ thiết kế dự ứng lực các bác thấy đúng không nhé:
              Cấp độ 1: thiết kế được một cái sàn dự ứng lực chịu DL, LL (bằng safe12, ram-concept, adapt,...)
              cấp độ 2: thiết kế được cái sàn dưl, nhưng biết cách xét đến vấn đề tổng thể của công trình để chống lại lực ngang của gió và động đất.
              cấp độ 3: thiết kế được sàn hay dầm chuyển dự ứng lực. (tức là phải xét đến sự làm việc của cáp trong sàn và dầm trong các giai đoạn thi công tổng thể của nhà. đã làm được điều này thì đương nhiên phải biết cách xét đến vấn đề chịu lực gió và động đất)
              cấp độ 4: dùng cáp trong toàn bộ công trình (có vách) chiu đủ mọi tải trọng, và kể cả sự phối hợp của hệ thống cáp bám dính và không bám dính.
              Với cấp độ 3 và 4, các bác dùng phần mềm gì ?!
              Chào THANH BK-DN,

              Cám ơn bạn về cách phân loại độ khó của thiết kế ứng lực trước trong công trình. Nếu bạn có tài liệu nào chi tiết về cách tính toán vách có cáp thì share với, cám ơn.

              Thực ra tính tay sẽ giúp hiểu rõ sự làm việc của kết cấu hơn cả, phần mềm chỉ là công cụ hổ trợ những phần việc mệt nhọc và giúp rút ngắn thời gian tính toán.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                Chào PTSLAB
                tớ cũng đồng ý quan điểm là trước khi dùng phần mềm thiết kế thật cũng nên biết cách tính tay vài trường hợp đơn giản để hiểu trước đã (vì thật ra tớ suốt ngày cũng bắt sinh viên giải bài tập môn Động lực học công trình, ổn định công trình,... mà). Nhưng thiết kế thật mà chỉ trông chờ vào việc tính tay là không khả thi. Ví dụ trong trường hợp cụ thể này, khi đặt cáp dưl vào vách thì trước hết nó phải làm tăng độ cứng của két cấu, từ đó làm giảm tần số dao động riêng của công trình, tức là làm thay đổi trị số của lực động đất và gió vào công trình (mà cái này khó mà tính tay được đâu). Ngoài ra, anh em thiết kế của chúng ta khi tính vách thì hay dùng etabs (chức năng pier wall và spandrel beam) hay midas. Tuy nhiên, cả 2 phần mềm này đều không mô tả được cáp dul trong vách. Nên tớ thử đưa ra câu hỏi dùng phần mềm gì cho vui thôi! Nếu các bạn không trả lời được thì chắc chưa làm thật được đâu.
                Bản thân tớ đang cấp tốc nghiên cứu để sớm ứng dụng vấn đề này vào công trình thực tế vì luôn nhận thức được là nếu không tạo được một ưu thế gì trong phương án thiết kế hơn các phương án khác thì khó mà lấy được việc thiết kế trong thời buổi hiện nay. Phương án mà mình muốn hướng tới là dùng cáp trong vách (cáp không bám dính), trong bè móng cọc, trong dầm và sàn chuyển, trong sàn (cáp bám dính) và thanh macalloy ở nút khung.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                  Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                  Tuy nhiên, cả 2 phần mềm này đều không mô tả được cáp dul trong vách. Nên tớ thử đưa ra câu hỏi dùng phần mềm gì cho vui thôi! Nếu các bạn không trả lời được thì chắc chưa làm thật được đâu.
                  Nếu muốn nghiên cứu bằng phần mềm, bạn có thể sử dụng phần mềm CSI Perform-3D v.4.0.3 mà các bạn vừa download được đó, trong bài báo trên người ta cũng sữ dụng phần mềm đó.

                  http://ketcau.com/forum/showthread.php?p=65823

                  Thật ra, nếu muốn nghiên cứu thì mất rất nhiều công sức để mô hình tính toán từ các phần mềm PTHH thông thường (ví dụ Sap, Etabs), nhưng không phải là không tính toán được, vì người ta còn có thể tính toán bằng tay mà.

                  Nhưng để áp dụng cho công trình cụ thể ở VN thì có lẽ phải cân nhắc xem có nên không và có hợp lý không (xác xuất để xuất hiện động đất mạnh), ngoài ra còn phải tính khả thi nữa.

                  Chúc thành công,

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                    Tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn của Việt Nam đã chính thức bắt buộc phải áp dụng rồi, trong đó thấy Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng,... đều phải tính kháng chấn nên khong cần phải bàn là cần hay không nữa.
                    Phần mềm CSI Perform 3D tớ mới down được cái khóa nên chưa biết thế nào, nhưng lúc cài lên lại thấy là bản education nên chỉ để xem thôi chứ chưa dám dùng. Nếu bác có bản cài pro thì up lên giúp với nhé, cảm ơn.
                    Thực ra, nếu đã tính cái gì đó bằng tay được thì cũng nên viết vài đoạn VBA hay matcad để bớt công sức tính, hơn nữa, quá trình thiết kế mỗi công trình thường phải tính tới tính lui hoài, không tự động hóa là không khả thi đâu.
                    Tranh luận tý cho vui thôi, nếu bác có vấn đề gì cần trao đổi trong phần tính bằng tay thì viết lên để cả nhà cùng bàn.
                    Chúc vui vẽ

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                      Theo em thì ở VN mình động đất chưa đủ mạnh để dùng món này, RC Shearwall bình thường cũng chịu đủ rồi. Và hình như các tiêu chuẩn cũng chưa đề cập đến phần cáp dành cho tường và cột. Thêm nữa chưa có phần mềm nào mô phỏng được mô hình tổng thể của công trình mà có căng cáp dự ứng lực. Nói chung là quá phức tạp phải không các anh.
                      Vả lại cột vách chịu tải gió và động đất theo 2 phương chứ không như sàn chịu tải theo 1 phương duy nhất thì làm sao bố trí cáp để chịu được gió và động đất theo phương này lẫn phương ngược lại.
                      Last edited by Manowar; 04-04-2010, 10:21 AM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                        Bác nhìn kỹ cái hình của bác PTSLAB, trong cái hình đó cáp căng ở giữa vách, tức là tăng ứng suất nén trung bình trong vách để giảm bớt ứng suất kéo do lực ngang (gió, động đất) gây ra dù là tác độngt theo hướng trái qua phải hay phải qua trái.
                        Thêm vào nữa, khi làm sàn dưl thì dùng cáp có bám dính sẽ an toàn hơn, nhưng khi đặt cáp cho vách thì vì chiều tác động của lực liên tục thay đổi, nên hay sử dụng cáp không bám dính hơn.
                        Gởi các bác hình ảnh cáp dul trong vách để tham khảo
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                          Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                          Bác nhìn kỹ cái hình của bác PTSLAB, trong cái hình đó cáp căng ở giữa vách, tức là tăng ứng suất nén trung bình trong vách để giảm bớt ứng suất kéo do lực ngang (gió, động đất) gây ra dù là tác độngt theo hướng trái qua phải hay phải qua trái.
                          Thêm vào nữa, khi làm sàn dưl thì dùng cáp có bám dính sẽ an toàn hơn, nhưng khi đặt cáp cho vách thì vì chiều tác động của lực liên tục thay đổi, nên hay sử dụng cáp không bám dính hơn.
                          Gởi các bác hình ảnh cáp dul trong vách để tham khảo
                          Theo em biết thì quĩ đạo cáp theo biểu đồ moment thì mới có ý nghĩa, chứ đặt thẳng đụt như hình trên thì chả có tác dụng gì cả, đặt cáp thế này thì chả khác gì đặt thép trùng với trục trung hòa cả.Anh xem lại giúp.

                          Tải trọng gió và động đất thì mấy chục năm mới xảy ra 1 lần nên trong trường hợp này cáp bám dính hay không bám dính cũng chẳng có ý nghĩa gì vì mình không thể biết được khi nào xảy ra động đất để mà căng thêm dự ứng lực.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                            Đấy là gợi ý cho bác thế, còn bác có thể tìm tài liệu khác xem thêm. để tự bác trả lời về các vấn đề nêu trên (tại sao cần đưa cáp vào giữa vách, và tại sao phải dùng cáp không bám dính khi kết cấu chịu tải trọng động)
                            Nhưng nói thêm cho bác là công trình nêu trên đã được áp dụng giải pháp dùng cáp rất hiệu quả mà người ta đã thực hiện và báo cáo để nhiều người học hỏi thêm đấy.
                            Trong trường hợp VN, khi tính toán lực động đất thì cũng xấp xỉ lực gió thiết kế thôi (tất nhiên sự phân bố trị số lực động đất lên các sàn có khác với gió) nên dù không nói gì với tới động đất cũng nên dùng giải pháp này để chống lực gió. Cái nhà cao tầng khi ở trong gió cấp 15 cũng rất nguy hiểm đấy.
                            Last edited by THANH BK-DN; 04-04-2010, 04:56 PM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                              Hiểu cũng dễ thôi. Làm cái ví dụ đơn giản 1 cái que conxon thẳng đứng thì rung động lâu hơn cũng cái que đó có kéo thêm sợi dây thun căng từ chân lên đỉnh. Còn lí giải bằng công thức thì các bác tự tìm hiểu vậy.
                              Riêng kéo ở vách thì rõ ràng là nó chống US kéo sinh ra do tác dụng của lực ngang. Có lẽ cáp chạy hình chữ U (ngược) là hay nhất?!!
                              KSKC->hung huc...hung huc...

                              Ghi chú

                              Working...
                              X