QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

    Chào anh,
    Cảm ơn anh Thanh đã dành chút thời gian. Theo em hiểu thì cáp đặt như vậy để tạo ra moment cân bằng với moment lật do gió gây ra đúng không anh. Như vậy thì móng của công trình phải tăng lên do phải chịu thêm lực căng P của cáp. Vấn đề đặt ra là lực do cáp sẽ chịu bao nhiêu % tải trọng gió và động đất, còn bao nhiêu % thì cột vách phải chịu là hợp lý.

    Mong được trao đổi,

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

      Sao lại móng tăng thêm ?!!
      Mà là vách giảm khả năng chịu nén thui! Như cọc ULT thui!
      KSKC->hung huc...hung huc...

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

        Nguyên văn bởi plka View Post
        Sao lại móng tăng thêm ?!!
        Mà là vách giảm khả năng chịu nén thui! Như cọc ULT thui!
        Hi, Lực căng cáp P đó tạo một lực nén lên vách sẽ truyền xuống móng chứ nó truyền đi đâu bạn.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

          To Manowar: Nếu bác muốn tìm hiểu thật vấn đề này thì bác cần biết:
          Với nhà thấp tầng, chủ yểu điều kiện bền của các cấu kiện là quyết định, nhà cao hơn thì điều kiện độ cứng là quyết định, còn cao hơn nữa thì điều kiện giới hạn gia tốc đỉnh là quyết định. Do vậy, với các công trình cao >30 tầng thì nhiều lúc cần phải điều chỉnh sơ đồ kết cấu hoặc tăng thêm kích thước cột, vách để giảm chuyển vị ngang của công trình (bác cần biết là có trường hợp lượng thép yêu cầu trong các cấu kiện đó tính được ở nhiều vị trí là rất nhỏ). Việc đưa cáp vào vách làm tăng độ cứng chống uốn cho vách nhiều, làm giảm đáng kể chuyển vị đỉnh công trình.Nhờ đó, có thể giảm nhiều chiều dày vách nên lực xuống móng cũng giảm theo. Đồng thời, lượng thép yêu cầu trong các cấu kiện này cũng tăng lên và nằm vào phạm vi hợp lý, tức là tận dụng được nhiều hơn khả năng chịu lực của vật liệu.
          Hình ảnh so sánh của Pika cũng đúng. Và việc căng cáp chử U (như hình bên dưới) cũng tốt, nhưng với vách công trình cao tâng thường ở mép vách có quá nhiều thép đan nhau dày đặc rất khó bố trí cáp, và nếu cáp đặt trong vùng này thì giảm được ứng suất kéo trong bê tông nhưng lại tăng ứng suất kéo trong cáp có khi làm đứt cáp. Còn nếu bác đặt cáp ở giữa vách thì ứng suất kéo trong cáp sẽ là hằng số, cái mẹo nó ở tí đó thôi.
          Attached Files
          Last edited by THANH BK-DN; 05-04-2010, 07:31 AM.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

            Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
            + Mách các bác một mẹo nhỏ rút ra từ kinh nghiệm khi đi mời chào phương án kết cấu, tớ thấy tâm lý chủ đầu tư thế này: 1- thấy thiết kế có kháng chất tốn thép quá (!), 2- chưa tin vào việc đặt cáp trong vách để thay cho thép thường. do vậy, tớ dùng một phương án là: thiết kế cốt thép trong vách đủ chịu mọi loại tải trọng trừ động đất (vậy là bác yên tâm nhé), còn khi xác định lực động đất (thường là lớn mà không biết khi nào xảy ra) thì bỏ thêm cáp vào vách cho nó thỏa các yêu cầu (thế là khỏi tốn kém thêm nhiều). hehe!
            Chỉ có điều, nếu đã thêm cáp vào vách thì nhớ có thuyết minh kèm theo cho thuyết phục.
            Anh ơi, tải gió động cũng same same tải động đất rồi, nếu mình thiết kế thép vách chịu được gió động rồi thì nếu thiết kế thêm cáp để chịu động đất liệu có kinh tế không anh.
            Theo em mình nếu làm phương án bỏ cáp vào vách thì cốt thép chỉ chịu tĩnh tải, hoạt tải và khoảng 50% của tải gió và động đất, còn 50% còn lại thì dành cho cáp. Liệu như thế có hợp lý không.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

              Em lên google tìm tài liệu liên quan đọc kỹ thêm, thực ra giải pháp thì mỗi người mỗi ý, trước đây đọc qua thấy hay hay thì bàn thế thôi.
              Còn bây giờ tớ đang tính toán đưa cáp vào vách của một công trình thực sự nên cũng đang đau đầu đây, khi nào xây thật sẽ gởi ảnh lên trao đổi với bạn.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                Nguyên văn bởi Manowar View Post
                Hi, Lực căng cáp P đó tạo một lực nén lên vách sẽ truyền xuống móng chứ nó truyền đi đâu bạn.
                Điều này có đúng không nhỉ??
                Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                  Haizzz, Manowar chán thật, nghĩ kĩ tí đi chứ rồi hãy théc méc!!!
                  @Thanh BK : Cái nhà đó của bác chắc nằm ven biển, hình thù kool và cao chắc tầm 50 tầng ko?! Kéo vách có lẽ phạm vi áp dụng hiệu quả về nhiều mặt như kết cấu, kinh tế,...không được rộng lắm! Nếu làm đề tài nghiên cứu thì tuyệt, còn ứng dụng vào thực tế còn phải bàn.
                  Theo kiến thức được học, tui thấy kéo cáp theo phương đứng có lẽ chỉ dùng phổ biến trong kết cấu công nghiệp, KC đặc biệt ( silo, mái vòm)!
                  Hix, nhìn 1 số công trình dạng đó qua sách báo, ngưỡng mộ đỉnh cao control US trong bê tông của các bác chuyên như VSL trên thế giới, bao giờ mình mới rũ bỏ nổi chuyện áo cơm hàng ngày để làm nên nhưng công trình kì tích như thế!!< Mơ 1 tí >
                  Last edited by plka; 06-04-2010, 10:55 PM.
                  KSKC->hung huc...hung huc...

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                    Vì là đồng nghiệp nên cũng muốn trao đổi với các bác tý cho vui, nhưng vì là chuyện thật nên không dám bàn, cỡ 3 tháng nữa mà làm được thì nộp ảnh lên cho các bác xem, nếu không thì chắc là không bảo vệ được với bên thẩm tra.
                    Thực ra cũng là chuyện cơm áo gạo tiền thôi, mà nếu phương án này được dùng thật ở VN thì các bác cứ chắc rằng nó phải góp phần giảm giá thành thì mới được dùng. (mà ngoài vách ra thì tớ cũng kéo gần hết ở mấy vị trí khác rồi)

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                      Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                      Chào PTSLAB
                      Ngoài ra, anh em thiết kế của chúng ta khi tính vách thì hay dùng etabs (chức năng pier wall và spandrel beam) hay midas. Tuy nhiên, cả 2 phần mềm này đều không mô tả được cáp dul trong vách. Nên tớ thử đưa ra câu hỏi dùng phần mềm gì cho vui thôi! Nếu các bạn không trả lời được thì chắc chưa làm thật được đâu.
                      Bản thân tớ đang cấp tốc nghiên cứu để sớm ứng dụng vấn đề này vào công trình thực tế vì luôn nhận thức được là nếu không tạo được một ưu thế gì trong phương án thiết kế hơn các phương án khác thì khó mà lấy được việc thiết kế trong thời buổi hiện nay. Phương án mà mình muốn hướng tới là dùng cáp trong vách (cáp không bám dính), trong bè móng cọc, trong dầm và sàn chuyển, trong sàn (cáp bám dính) và thanh macalloy ở nút khung.
                      Với các phần mềm hiện có, theo tôi, đều có thể xét được cái cáp cho vách, ngay cả cho các kết cấu dạng khối như móng công trình lớn (Thủy điện chẳng hạn) thì cũng đều mô tả được. Điều quan trọng là cách làm mà thôi.

                      Thông thường, chúng ta hay quan tâm một phần mềm ở chỗ tính năng có thể mô tả trực tiếp những gì ta mong muốn. Ví dụ, nếu giờ muốn tính cho tường, thì phải có khả năng mô tả cáp trực tiếp cho tường? Tôi vẫn hay dùng một mẹo nhỏ, với MIDAS chẳng hạn, là bổ sung thêm phần tử thanh ở chỗ cần khai báo cáp dự ứng lực. Sau đó khai báo cáp DUL trên cơ sở gán vào phần tử thanh này. Để cho chính xác, trên đường cáp phải chia nhiều nút một chút và liên kết với phần tử bản (hoặc khối). Sau đó, tính toán bình thường. Sở dĩ làm như vậy là vì bản chất việc tính toán DUL ở các phần mềm này thường là thể hiện dưới dạng tải trọng tương đương. Do vậy, ta cần tạo điểm để các tải trọng này được phân bố vào kết cấu. Độ cứng của phần tử thanh được đưa vào là nhỏ không đáng kể, nó chỉ làm 1 việc là cho phép khai báo cáp DUL mà thôi.

                      Và đương nhiên, chuyện mô tả cáp DUL có dính bám hay không dính bám không có gì là khó khăn ở đây.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                        Anh THANH BK-DN làm chuyện thật với Phương Pháp nầy, tôi thấy rất hay và vui lắm. 3 tháng sau khi xong, nhớ nộp ảnh lên cho các ACE xem.

                        Đây là kỷ thuật cao (không kinh tế lắm cho VN ?). Tương tợ vậy có dùng cho các ethylen, LNG-Tanks (Silo cho Gaz) ở Singapur, Spanien và Đại Hàn.

                        Áo Beton bảo vệ cho nhà máy điện hạt nhân tại Phần Lan cũng dùng đến nó.
                        Last edited by umy; 07-04-2010, 12:22 AM.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                          Nguyên văn bởi Manowar View Post
                          Hi, Lực căng cáp P đó tạo một lực nén lên vách sẽ truyền xuống móng chứ nó truyền đi đâu bạn.
                          Tưởng tượng là bác đang khoác 1 cái ba lô nặng 10kg rồi bước lên bàn cân được 70kg (bác nặng 60kg). Giờ bác đưa cái balo đó đội lên đầu, như vậy đầu của bác bị ép xuống phía dưới (nén), bác lại leo lên bàn cân. Hỏi cân chỉ bao nhiêu kg? Sẽ là 70+10=80? vì đầu của bác chịu thêm 10kg?

                          Tải trọng đè xuống móng là gì? Khi không có tải trọng ngoài thì đó là trọng lượng bản thân. Những tải trọng như cáp DUL được bố trí cục bộ trong một số thành phần kết cấu nào đó chỉ tạo ra các hiệu ứng cưỡng bức (tự cưỡng bức) chứ không tạo ra các phản lực nào đối với môi trường bên ngoài. Do vậy, vẫn thế mà thôi. Về mặt hiệu quả nói chung, là DUL giúp kết cấu thanh mảnh hơn, nên tổng thể là móng nhẹ hơn so với phương án ko DUL, như bác Thanh BK-DN đã phân tích.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                            Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                            Hình ảnh so sánh của Pika cũng đúng. Và việc căng cáp chử U (như hình bên dưới) cũng tốt, nhưng với vách công trình cao tâng thường ở mép vách có quá nhiều thép đan nhau dày đặc rất khó bố trí cáp, và nếu cáp đặt trong vùng này thì giảm được ứng suất kéo trong bê tông nhưng lại tăng ứng suất kéo trong cáp có khi làm đứt cáp. Còn nếu bác đặt cáp ở giữa vách thì ứng suất kéo trong cáp sẽ là hằng số, cái mẹo nó ở tí đó thôi.
                            Giải thích này không hoàn toàn thuyết phục. Đối với kết cấu lõi hay trụ cầu, bác có thể nói vậy. Đối với kết cấu nhà, tôi cho rằng cần xem lại. Nếu kết cấu sử dụng nhiều tường (vách), dưới tác dụng của tải ngang + đứng, các vách sẽ chịu nén (có chút uốn, nhưng không đáng kể). Tại sao uốn không đáng kể, bởi vì các vách (như tôi hiểu vách = tường, nhờ bác giải thích thêm) phân bố trên một mặt bằng rộng hơn nhiều so với chiều dày của nó. Do đó, biến dạng của nó là tương đối đều theo mặt cắt ngang. Cáp nằm ở giữa vì mặt cắt được thiết kế chịu nén (kéo) là chính.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                              Nguyên văn bởi eng-hiep View Post
                              Tính toán như thế liệu có dư ko !? Thiết kế DUL có cái khó hơn so với BTCT thường là ko thiết kế dư hoặc thiếu !

                              Rds,
                              Hiệp nói rất đúng. Cái khó nhất ở thiết kế DUL là không được thừa (DUL) cũng như không được thiếu (DUL). Nghĩa là, nó rất khắt khe so với thiết kết BTCT thường. Ngoài ra, đối với kết cấu nhà, còn 1 vấn đề cần xét đến là cháy. Ví dụ, ở Đức thì không thể không tính đến trường hợp này. Khi bị cháy, nhiệt truyền vào trong cấu kiện, cáp DUL có thể dãn ra làm giảm khả năng chịu lực, dẫn tới kết cấu có thể bị nguy hiểm nếu vượt qua giới hạn chịu lực cho phép. Nếu nhiệt độ quá cao và tác dụng một phía của nhà chẳng hạn, sẽ tạo ra sự mất cân bằng đột ngột và cũng có thể gây nguy hại cho kết cấu...

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                                Nguyên văn bởi umy View Post
                                Anh THANH BK-DN làm chuyện thật với Phương Pháp nầy, tôi thấy rất hay và vui lắm. 3 tháng sau khi xong, nhớ nộp ảnh lên cho các ACE xem.

                                Đây là kỷ thuật cao (không kinh tế lắm cho VN ?). Tương tợ vậy có dùng cho các ethylen, LNG-Tanks (Silo cho Gaz) ở Singapur, Spanien và Đại Hàn.

                                Áo Beton bảo vệ cho nhà máy điện hạt nhân tại Phần Lan cũng dùng đến nó.
                                Bác umy đúng là kinh nghiệm đầy mình, và được tôi luyện ở nước ngoài lâu năm nên rất chắc chắn, cần trọng. Thật đáng học tập lắm.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X