QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cọc chịu tải ngang

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cọc chịu tải ngang

    undefined
    Tôi đang rất quan tâm về vấn đề cọc chịu tải ngang (lateral loads), vậy xin nhờ Anh HNTuanJP nếu có thời gian hãy viết cho 1 bài về chủ đề này theo tiêu chuẩn Nhật hiện hành. Nếu Anh chỉ rõ cho thuật toán để tính thì rất tốt, xin cảm ơn Anh
    Minh
    undefined
    Minh

  • #2
    Xin hen mot thoi gian

    Nguyên văn bởi MinhGTHue
    undefined
    Tôi đang rất quan tâm về vấn đề cọc chịu tải ngang (lateral loads), vậy xin nhờ Anh HNTuanJP nếu có thời gian hãy viết cho 1 bài về chủ đề này theo tiêu chuẩn Nhật hiện hành. Nếu Anh chỉ rõ cho thuật toán để tính thì rất tốt, xin cảm ơn Anh
    Minh
    Không biết MinhGTHue quan tâm cụ thể đến mức độ nào, thiết kế cho tải trọng ngang nào nữa. Xin đợi cho một thời gian có thể là phải sau tết âm lịch vì mình đang bận quá. Ra tết sẽ viết cho cả nhà một vài bài trong đó có tải trọng ngang. Nếu MinhGTHue cần gấp có thể mình copy cho chỉ có điều tiêu chuẩn Nhật toằn tiếng Nhật thôi không có bản dịch đâu, như thế không biết có hữu ích không.
    Thân ái
    HNTuanJP
    3 fundametal questions of mankind:
    Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

    Ghi chú


    • #3
      Tính cọc chịu tải ngang

      Trước hết cảm ơn HNTuanJP đã trả lời rất nhanh.
      Tôi quan tâm vấn đề cọc chịu tải ngang vì trong công việc thẩm định của tôi, có nhiều lúc thấy tư vấn thiết kế móng cọc rất lãng phí mà trong tay không có công cụ để kiểm tra tính toán, yêu cầu bảng tính thì tư vấn cứ hẹn mà không cung cấp, rồi sếp thúc ép tiến độ dẫn đến phải cho qua.
      Từ đó tôi có ý định viết một chương trình tính cọc đơn và móng cọc, trong đó vấn đề cọc chịu tải ngang làm tôi rất băn khoăn vì phương pháp tôi được học trước đây tính cọc theo dầm trên nền đàn hồi và với cọc có đường kính >60cm thì giải phương trình vi phân đường đàn hồi đều rất khó ứng dụng trong thực tế, vì chúng đều chỉ phụ thuộc vào đất nền ở hệ số nền m xác định bằng phương pháp thí nghiệm cọc dưới tải trọng ngang hoặc tra bảng theo loại đất. Cách xác định m bằng thí nghiệm thì không khả thi vì chả lẽ mỗi mố, trụ lại phải thí nghiệm 1 lần rồi mới thiết kế. Cách tra bảng thì tôi thấy không tin cậy vì khoảng dao động qúa lớn, ví dụ với cát cuội sỏi, đất hạt to m=10000-20000, vậy thì biết chọn m bằng mấy.
      Tôi có tham khảo phương pháp phân tích đường cong p-y của Reese và Matlock trong quyển "Pile design and construction practice" nhưng trình độ tiếnh Anh kém nên còn rất mù mờ và chưa phân tích ra được thuật toán. Ngoài ra vì tài liệu và thông tin hạn chế nên tôi nhờ các bạn chỉ dẫn thêm các phương pháp mới hơn để tham khảo, ví dụ như qui trình của Nhật (bằng tiếng việt thôi, chứ như HNTuanJP đòi copy bằng tiếng Nhật thì tôi xem được hết nhưng . . . không hiểu gì cả, HNTuanJP có thể ra tết Bạn giúp cũng được, không có gì gấp lắm đâu)
      Cảm ơn và chào thân ái.
      Minh.
      undefined
      Minh

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính cọc chịu tải ngang

        Nguyên văn bởi MinhGTHue
        Tôi có tham khảo phương pháp phân tích đường cong p-y của Reese và Matlock trong quyển "Pile design and construction practice" nhưng trình độ tiếnh Anh kém nên còn rất mù mờ và chưa phân tích ra được thuật toán. Ngoài ra vì tài liệu và thông tin hạn chế nên tôi nhờ các bạn chỉ dẫn thêm các phương pháp mới hơn để tham khảo,...

        Bạn có thể tham khảo thêm quyển : "Foundation Design" của Coduto, 2001, chuyên về móng cọc, trong đó chương "lateral bearing capacity".

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cọc chịu tải ngang

          Em học bên nghành xd cảng đường thủy nên cũng động chạm đến vấn đề cọc chịu tải trọng ngang khá nhiều, theo bọn em học thì có khá nhiều cách tính toán nội lực trong cọc từ tải trọng ngang và bọn em cũng tính toán thấy không có vấn đề gì cả, anh thử tham khảo thêm trong quyển sách Công trình bến cảng của thầy Phạm Văn Giáp trường ĐHXD xem có giúp ích gì được không.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cọc chịu tải ngang

            Cách dễ nhất là bạn đóng cọc nghiêng Thông thường thì tải trọng ngang chỉ có một chiều, đó là lực đẩy của đất. Giả sử cọc phải chịu tải trọng đứng là 100 tấn, và tải trọng ngang là 5 tấn, thì lúc đó bạn thiết kế cây cọc sao cho nó nghiêng 5/100. Một cách nữa là một cọc nghiêng như vậy bạn có thể chia làm hai cọc nhỏ hơn cùng nghiêng cả theo hai hướng khác nhau như vậy nó chịu được tải trọng ngang đổi chiều.
            Tôi biết thầu khoán Việt-nam không thích đóng cừ nghiêng, nhưng mà cũng dễ thôi, bạn chỉ cần ghi trong Ðiều kiện sách là xong.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cọc chịu tải ngang

              Có thể dùng phần mềm tính khung phẳng thông thường để tính toán cọc chịu tải trong ngang, bằng cách chia nhỏ cọc theo chiều dài. Đất nền được lấy theo các lò so (Winkler) đưa vào các nút, nếu không có thể coi phần tử là so là phần tử thanh (khớp hai đầu - chỉ chịu lực dọc)có chiều dài, diện tích và modul biến dạng quy đổi từ hệ số đàn hồi của lò so. Quá trình tính toán là quá trình tính lặp và điều chỉnh các hệ số nền theo chuyển vị của cây cọc. Tôi đã từng làm và kết quả khá thú vị.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cọc chịu tải ngang

                Có thể dùng phần mềm tính khung phẳng thông thường để tính toán cọc chịu tải trong ngang, bằng cách chia nhỏ cọc theo chiều dài. Đất nền được lấy theo các lò so (Winkler) đưa vào các nút, nếu không có thể coi phần tử là so là phần tử thanh (khớp hai đầu - chỉ chịu lực dọc)có chiều dài, diện tích và modul biến dạng quy đổi từ hệ số đàn hồi của lò so. Quá trình tính toán là quá trình tính lặp và điều chỉnh các hệ số nền theo chuyển vị của cây cọc. Tôi đã từng làm và kết quả khá thú vị.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cọc chịu tải ngang

                  Một số hình ảnh mà khi chúng tôi thi công nhổ cọc tại 27 Láng hạ. Khi đó cọc chịu tải trọng ngang do đơn vị thi công ép lệch tâm, và kết quả nhổ cọc thấy cọc bị phá hoại rất nhiều, các bạn xem và góp ý.
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cọc chịu tải ngang

                    Các Bác cho hỏi làm thế nào để xác định sức chịu tải trọng ngang của cọc một cách khoa học hơn chứ chỉ tra bảng theo (kích thước cọc, một vài thông tin về đất ) thì thấy nó sơ sài thế nào ấy.
                    Nếu tra bảng như một số QT việt nam (22TCN18-79) thì khi thiết kế các mố cầu chiều cao đắp nền đường đầu cầu lớn thì số lượng cọc quá nhiều nếu lấy sức chịu tải trọng ngang theo kiểu tra bảng ( khoảng 7-10 ton)...
                    Còn nữa : qui trình thí nghiệm hiện trường xác định sức chịu tải của cọc theo phương ngang đã ban hành chưa?
                    Vấn đề mô hình hóa tương tác giữa cọc-đất xung quanh trong các móng cọc đường kính lớn và sâu (cọc D=2,5m, L=65m) như thế nào. Thực ra theo tôi biết tương tác cọc-đất những loại móng sâu này mang tính non-linear rất lớn? Vấn đề này ở Việt Nam đã được nghiên cứu nhiều chưa? Tìm tài liệu và chuyên gia ở đâu?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cọc chịu tải ngang

                      Kết quả rất trùng với tính toán khi tôi cho vào SAP chạy và khai báo cọc chịu tải ngang khi đó cọc bị gãy tại 1/4 cọc, xem hình
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cọc chịu tải ngang

                        Nguyên văn bởi MinhGTHue
                        undefined
                        Tôi đang rất quan tâm về vấn đề cọc chịu tải ngang (lateral loads), vậy xin nhờ Anh HNTuanJP nếu có thời gian hãy viết cho 1 bài về chủ đề này theo tiêu chuẩn Nhật hiện hành. Nếu Anh chỉ rõ cho thuật toán để tính thì rất tốt, xin cảm ơn Anh
                        Minh
                        Hiện tôi biết có một chương trình tính móng cọc dùng để tính trụ mố trụ cầu rất tốt của trường đại học Florida, Mỹ.
                        Chương trình này có khả năng xét tương tác phi tuyến cọc-đất theo lý thuyết mô hình đường cocng p-y, t-z; có xét đến hiệu ứng nhóm cọc và tính sức chịu tải mặt cắt cọc theo mô hình nén uốn đồng thời theo qui trình AASHTO...
                        Nếu bạn quan tâm thì liên lạc với tôi theo địa chỉ nguyenlanqn@pmail.vnn.vn
                        hoặc chỉ cho tôi cách post lên chứ tôi chưa rành lắm.
                        chúc khoẻ.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cọc chịu tải ngang

                          bài báo của tôi tại hội nghị sự cố
                          Attached Files

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cọc chịu tải ngang

                            tiếp theo bài báo trên
                            Attached Files

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cọc chịu tải ngang

                              nếu ai có chịu khó có thể đọc sách " phân tích kết cấu bằng phần mềm SAP2000" tập 1 nhà xuất bản thống kê có hướng dẫn cụ thể để tính toán cọc chịu lực ngang.Mô hình chuyển thành bài toán dầm trên nền đàn hồi, với nền được thay thế bằng các lò xo.
                              Attached Files

                              Ghi chú

                              Working...
                              X