QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cọc chịu tải ngang

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Cọc chịu tải ngang

    Nguyên văn bởi tommy_teo
    Toyoura: Tôi không tranh luận về lý thuyết (có trong sách), cậu đọc lại câu trả lời của tôi!
    Chắc là cậu có "nghiên cứu" về cơ học đất, mong cậu sớm "nghiên cứu" và đưa ra lý thuyết mới về CHĐ để bỏ hết các thứ lung tung như hiện nay - cho mọi người đỡ khổ. Tốt nhất là kết hợp với cái cậu gì đã dùng SAP2000 giải bài toán cọc chịu lực ngang đúng... như thực tế ấy!!! Tôi phục quá, chúc các cậu thành công.
    Cậu này cũng cần học lại văn hóa phổ thông nhé, hãy tôn trọng mọi người hơn.
    "giải bài toán cọc chịu lực ngang đúng... như thực tế ấy!!! "
    Tôi hỏi khí không phải thực tế ở đây đã được cậu kiểm chứng chưa....

    Có điều gì nói chưa đúng mong các bác bỏ quá cho.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Cọc chịu tải ngang

      Tôi đã tính các bày toán tương tự, còn trường hợp cậu gì đó làm thì thì không có file số liệu nên tôi không thể biết được nhưng qua những gì đã nói ở các bài trước, tôi phục là vì thế này:
      1/ Xét về mô hình, phương pháp tính toán (dùng SAP): không mô tả hoàn toàn đúng sự làm việc của cọc do dọc theo cọc có lực ma sát, góc xoay -> phải tính toán toàn bộ 6 giá trị độ cứng đàn hồi tại một trí nút??? Mặt khác theo dự đoán đất khu vực này là đất yếu mà đất yếu thì tính dẻo lớn -> việc sử dụng giá trị độ cứng đàn hồi cần xem lại!!!
      2/ Xác định số liệu đầu vào (6 giá trị độ cứng đàn hồi): theo tôi biết hiện nay không thể xác định chính xác 6 giá trị này. Các thí nghiệm hiện trường cũng chỉ gần đúng, hơn nữa chỉ xác định tương đối chính độ cứng là c.vị đàn hồi (ở VN chưa thấy thí nghiệm), còn góc xoay??? Công thức tính toán độ cứng đàn hồi cũng chỉ tương đối – sai số từ 50-200% (Foundation Analysis & Design của Joseph Bowles).

      Tôi nói phục quá là vì thế, nếu các cậu cảm thấy bị xúc phạm thì sorry nhé. Nếu cậu có thông tin gì mới về CHĐ đã tiến bộ tới mức tính chính xác được các thứ trên thì làm ơn chỉ dùm. Xin cám ơn.

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Cọc chịu tải ngang

        Nguyên văn bởi tommy_teo
        ....Tui thấy có chương trình Florida-Pier (đã có bản ***** cậu nào thích thì dùng Google tìm là có) tính toán cũng khá hay nhưng tui chưa áp dụng vì thiếu số liệu thí nghiệm và lý thuyết chưa hiểu rõ lắm. Nhìn sơ thì thấy là tốt.
        Tôi cũng nghỉ như vây. Tôi cũng đã tính một vài cái trụ cầu móng cọc bằng chương trình FB-PIER cho các tư vấn Japan. Thấy họ cũng OK.
        Chương trình này chuyên phân tích kết cấu mố trụ cầu móng cọc theo mô hình phi tuyến. Bản chất tương tác cọc-đất phi tuyến rất rỏ, chỉ có điều số liệu các lớp đất để nhập cho chương trình thí nghiệm rất khổ ( dùng máy nén ba trục rất đắt tiền, hơn nữa các thí nghiệm viên cũng chưa quen....). Hiện nay nghe nói có phần mềm PLASIX- 3d Foundation phân tích cọc và nhóm cọc cùng làm việc với nền đất rất tuyệt... nhưng tôi chưa có bản *****ed này. bạn nào có thì cho tôi xin để thọ giáo.

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Cọc chịu tải ngang

          Nguyên văn bởi nguyenlan
          Chương trình này chuyên phân tích kết cấu mố trụ cầu móng cọc theo mô hình phi tuyến. Bản chất tương tác cọc-đất phi tuyến rất rỏ, chỉ có điều số liệu các lớp đất để nhập cho chương trình thí nghiệm rất khổ ( dùng máy nén ba trục rất đắt tiền, hơn nữa các thí nghiệm viên cũng chưa quen....). .
          Mô hình đất phi tuyến là hợp lý. Người ta đã thí nghiệm và mô phỏng thành công mô đun đàn hồi của đất là đàn hồi phi tuyến, phụ thuộc trạng thái ứng suất của đất (chứ không phải đàn hồi tuyến tính kx, ky, kz như cách làm của chú Teo với Sap 2000 đâu).
          Bạn nào quan tâm có thể tham khảo công thức tính mô đun đàn hồi dưới đây (Hardin, 1978, Tatsuoka et al., 1999):

          Ez=f(e)/f(eo)Ezo(Sz/So)^m

          trong đó
          Ez: mô đun đàn hồi theo phương đứng
          f(e)=(2.17-e)^2/(1+e)
          eo,Ezo, So: hệ số rỗng, Mô đun đàn hồi và ứng suất pháp tại trạng thái ứng suất đẳng hướng tham chiếu (ví dụ tại 100 kPa)
          Sz: ứng suất theo phương đứng
          m: số mũ (với cát có thể lấy 0.5)

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Cọc chịu tải ngang

            Nhân đây cho em hỏi có bác nào phá khóa phần mềm Lpile Plus 5.0 không vậy
            Chỉ giùm em với
            Last edited by abasa; 23-01-2006, 05:30 PM.

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Cọc chịu tải ngang

              Em đọc topic này đến trang thứ ba là thấy loạn cào cào không hiểu các bác đang nói chuyện gì nữa . Các bác tập trung chốt hạ lại một vấn đề thôi để cho người đọc chúng em theo dõi với chứ.

              Theo em được biết thì hiện nay có 2 xu hướng mô hình hóa sự ứng xử của cọc chịu tải ngang:

              1) Phương pháp cổ điển dựa trên p-y curve (Matlock et al. 1978): Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong thực tế thiết kế (với sự trợ giúp của phần mềm LPILE bán chạy như tôm tươi phát triển bởi Reese et al. ở Univ. of Texas). Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, tiện dụng. Nhược điểm thì vô số kể (để hôm nào em thư thư mới kể hết được ). Hiện nay ngoài LPILE thì còn có 2 đại gia khác là Florida Pier của McVey và đồng bọn ở Univ. of Florida (cái này hỏi bác Nguyễn Thái trên diễn đàn chắc rõ nhất) và SIL-SHAFT chào đời ở Univ. of Nevada - Reno thuộc loại mầm nón chóng nhớn. Cả 2 thằng FP và SS đều được developed có kể đến tính phi tuyến của liên kết cọc đất. Tuy cùng dựa trên nền lý thuyết chung là dầm trên nền đàn hồi (với 6 ông bậc tự do mua may quay cuồng như bác Tèo ở trên kín đáo thổ lộ) nhưng thằng SS có nhiều ưu điểm vượt bậc so với đàn anh LPILE (ưu điểm vượt bậc thế nào thì cũng phải hôm nào thư thư em mới kể hết được ).

              2) Phương pháp mô hình sử dụng FEM (full analysis) trong đó đất được mô hình là... đất chứ chẳng thèm lò xo lò gạch gì cả. Cái này hay vì liên kết cọc đất phi tuyến phi tiêu cái mệ gì cũng chơi được tất (thông qua cái ông interface elements). Ngoài ra thì các thứ linh tinh lang tang khác như ứng suất hữu hiệu, áp lực nước lỗ rỗng vân vân đương nhiên là nước nôi đầy đủ khiến cụ Terzaghi dưới suối vàng ắt cũng phải ngậm cười. Cái khó là mô hình kiểu này phức tạp quá. Ứng dùng thực tế chẳng được bao nhiêu. Ngoài ra một khi đã đi vào những cái củ tỉ cù ti như vậy thì i như rằng thế nào cũng bị nhưng bác như bác Toyota nhảy vào vặn vẹo lẩy Kiều rằng thì là sao lại thế này mà ko là thế kia . Mô hình full analysis kiểu này thì phải kể đến mấy anh bên Cambridge (Randolph và đồng bọn từ những năm mình oánh bọn Tàu liền mũi liền răng) hoặc gần đây có anh Potts bên Imperial cũng máu me đanh đu với các cụ. Phần mềm ứng dụng thì có thể nói anh Plaxis 3D Foundation là có tương lai nhất. Tuy nhiên cái interface element của anh này hiện nay vẫn sơ sài như văn tả cảnh của các cháu nhi đồng thối tai vậy. Ngoài ra thì còn một lô một lốc những thứ mũi dãi chưa chùi sạch nữa (các bác xem thêm ở chỗ này:http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=603). Theo em được biết thì phiên bản thứ 2 đã ra lò được vài tháng và theo lời hứa hươu hứa vượn của các bác da cam thì nhưng thứ này đã được chùi bớt phần nào.

              P/S - Bác Tèo định nghĩa các loại mô-đun cao siêu quá em đọc quay mòng mòng mà không hiểu gì mấy. Hôm trước có trao đổi chuyện này với mấy anh em bên topic bên kia (http://www.ketcau.com/forum/showthre...657#post22657). Các bác tham khảo cho ý kiến chỉ đạo.

              Chúc mừng quí tử bác nhà bác Huy. Cháu em có ngày hôm nay cũng là nhờ một phiếu của chú nó đấy nhớ .

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Cọc chịu tải ngang

                Em có cái báo cáo tổng kết hội nghị này hơi mơi mới về đề tài đang bàn ở đây. Gửi các bác hứng thú nghiên cứu ở nhà xem chơi.

                http://s23.yousendit.com/d.aspx?id=2...H0SWVRK18VI08A

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Cọc chịu tải ngang

                  Nguyên văn bởi nguyenlan
                  Tôi cũng nghỉ như vây. Tôi cũng đã tính một vài cái trụ cầu móng cọc bằng chương trình FB-PIER cho các tư vấn Japan. Thấy họ cũng OK.
                  .
                  Nhờ bạn gửi cho mình chương trình FB-Pier nhé.
                  cả cờ rắc nữa
                  xin cám ơn
                  email: ha.geotech@gmail.com

                  http://www.hhasoft.tk

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Cọc chịu tải ngang

                    Em là thanh viên mới , nhưng chuẩn bị sang năm tư DHXD rồi , em muốn tìm 1 số phần mềm để làm các đồ án , có thể lấy từ đâu vậy , nhìn vào 4rum nhiều quá. hoa cả mắt...
                    Tìm em trong chiều thu lá đổ.

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Cọc chịu tải ngang - Em hỏi Thầy Trung

                      Gửi thầy Nguyễn Viết Trung,
                      Hôm rồi em phải làm một bài tính cọc chịu tải trọng ngang theo SNIP II-17-77 (có nêu trong phụ lục G của tiêu chuẩn thiết kế - em để trên cty, không nhớ rõ tên lắm, chỉ biết nó nằm ở tập III). Em có 1 số thắc mắc như sau:
                      Em thấy thầy có công thức tính các hệ số Ai, Bi, Ci, Di rất tiện (cái này em phải nội suy gần chết, vì trong chỉ dẫn chỉ có bảng tính), em kiểm tra thử thấy đúng với những giá trị trong bảng tính của phụ lục nói trên. Xin thầy cung cấp tài liệu về phần tính toán này ạ.
                      Chiều rộng quy đổi của cọc (thầy gọi là formule Largeur de calcul - att - chắc là chiều rộng tính toán quy đổi) em thấy thầy lấy là 0.9(D+1), trong khi SNIP lấy là D+1 (phân ra làm hai trường hợp khác nhau, trường hợp kia là 1.5D+0.8, m, với D<0.8m). Cũng là Nga sao lại khác nhau thế ạ? Hay sách nhà mình viết sai?
                      (Thầy tính nhầm mômen quán tính của hình tròn, nó phải là PI()*D^4/64 mới đúng, chứ không phải là PI()*D^2/64 như ở CELL C32, sheet Cocong trong bảng tính của thầy.)
                      Đây là cái sheet của em (chỉ tính cọc chịu tải trọng ngang, không có phần tải đứng )
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Cọc chịu tải ngang

                        Nhan tien doc bai cua bac Pham ve phan loai cac phuong phap tinh coc chiu tai trong ngang, em xin phep dat ra 2 cau hoi :

                        1. Voi phuong phap 'p-y curve', viec danh gia hop ly modul bien dang K rat quan trong, quyet dinh lon den do tin cay cua loi giai. Theo truong phai Phap, khi khao sat dia chat ho rat hay dung thi nghiem hien truong "no hong" pressiometer, em biet cac cong thuc thuc nghiem tinh modul bien dang dua theo modul pressiometer, kich thuoc coc va tinh chat cua dat. Bac co biet theo truong phai khac (Anh, My ..), ko may khi lam thi nghiem pressiometer, ho xac dinh cai modul nay dua tren thi nghiem nao ? bac co cong thuc ko ?

                        2. Voi phuong phap PTHH, em hoi ban khoan ve viec chon modul dan hoi E. Thuc te thi mien dan hoi cua dat be ti teo, neu thuc su muon do cai modul nay thi phai cau cuu den cac phuong phap dia vat ly voi bien dang rat nho. Con cac thi nghiem co hoc dat thong thuong, bien dang chang nho ti nao. The thi xac dinh modul dan hoi E nen dua tren thi nghiem nao ? cach thuc ra lam sao ?

                        Bac Pham hay bac nao tra loi thi em mung lam.

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Cọc chịu tải ngang

                          1. Được pressuremeter thì đã quí bác ạ. Tuy nhiên làm thằng này cũng nhiêu khê (không phải công ty nào cũng sẵn có thiết bị và hiểu biết). Nếu công trình bình thường bác có thể dùng các correlations trình bày trong manual của LPile (Reese et al 2000). File excel kèm theo có bảng giá trị và đồ thị tra giá trị của k dựa trên góc ma sát trong (đất rời) hoặc cường độ cắt ko thóat nước Su (đất dính).

                          2. Câu hỏi của bác chính ra là một big question (ko chỉ liên quan đến một chuyện cọc chịu tải ngang mà còn nhiều chuyện khác nữa). Nếu bác đọc lại bài của tớ viết trên kia thì cũng đã thấy tớ nói đến chuyện này (đoạn nhắc đến tên bác Toyota đó ). Thực tế mà nói modulus của đất trong giới hạn đàn hồi (biến dạng siêu nhỏ) có giá trị rất lớn. Điều này dẫn tới biến dạng tính toán (nếu dùng giá trị modulus này) sẽ có giá trị rất nhỏ (không an toàn). Thường trong tính toán người ta sẽ dùng secant modulus E50 (độ dốc của đường ứng suất - biến dạng) tại giá trị 50% cường độ để làm giá trị thiết kế.

                          P/S - Viết xong mới phát hiện ra là ketcau không cho upload file excel. Lúc "thêm file" vào toàn thấy báo invalid thôi (trong cái file list cũng ko thấy có file .xls). Cái này chắc phải hỏi mấy bác admins.
                          Last edited by Pham; 19-06-2006, 07:11 PM.

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Cọc chịu tải ngang

                            Nguyên văn bởi Pham

                            P/S - Viết xong mới phát hiện ra là ketcau không cho upload file excel. Lúc "thêm file" vào toàn thấy báo invalid thôi (trong cái file list cũng ko thấy có file .xls). Cái này chắc phải hỏi mấy bác admins.
                            Bác nén file đó với đuôi.zip. Bác upload cho anh em tham khảo với

                            http://www.hhasoft.tk

                            Ghi chú

                            Working...
                            X