QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cọc BTCT DƯL

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Cọc BTCT DƯL

    Xin hỏi anh Xuân Thủy 1 chút. Khi tính toán sức chịu tải của cọc có xét tới hệ số trùng ứng xuất, vậy hệ số trùng ứng xuất là gì? Nó có giống hệ số từ biến ko?

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Cọc BTCT DƯL

      Như vậy có nghĩa là ứng xuất giảm khi mà biến dạng là ko đổi. Nó ngược với từ biến rồi. Từ biến thì biến dạng tăng khi ứng xuất ko đổi. Phải thế ko bác?

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Cọc BTCT DƯL

        cám ơn bác nhiều nhé! mong gặp bác trên diễn đàn nhiều hơn nữa.

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Cọc BTCT DƯL

          Nguyên văn bởi sirius
          Như vậy có nghĩa là ứng xuất giảm khi mà biến dạng là ko đổi. Nó ngược với từ biến rồi. Từ biến thì biến dạng tăng khi ứng xuất ko đổi. Phải thế ko bác?
          Hiện tượng thép CĐC tự chùng sau một thời gian khai thác cũng và từ bbiến bê tông là một. Tức là tải trọng không tăng nhưng biến dạng tăng. Nhưng tự chùng xảy ra với thép, biến dạng kéo của thép tăng theo thời gian. Cái này do tính 'dẻo' của thép đây mà.
          Hôm nọ tôi đến thăm BT 620, thấy bây giờ họ dùng nhiều sản phẩm thép CĐc lắm, chứ k phải chỉ cáp 12.7, 15.2 như trước.
          À, tiện đây xin hỏi có bác nào có cổ phiếu BT620 bán k nhỉ?

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Cọc BTCT DƯL

            Anh Thủy cho em hỏi nhé:
            Cọc làm việc trong trạng thái chịu nén là chính, vậy tại sao phải nén trước?
            Theo em nghĩ thì người ta tạo UST theo hướng ngược lại với nội lực khi cấu kiện làm việc thực tế. Điều này lại ko đúng với cọc UST.

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Cọc BTCT DƯL

              Các anh cho em hỏi xíu: giá trị Fcu,t trong tính toán cọc BT UST thường được xác định bằng cách nào? t= bao nhiêu ngày? Em xem trong BS nhưng ko rõ ràng lắm.

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Cọc BTCT DƯL

                Em xem trong BS 8004:1986, mục 7.4.3.4.2, thì giá trị min Fcu,t = 28 MPa hoặc 35 MPa tuỳ trường hợp.
                [the minimum cube strength of concrete at transfer of prestress should be 2.5 times the stress in the concrete at transfer, or 28 N/mm2 for strand or crimped wire, or 35 N/mm2 for plain or intented wire, whichever is the greater...]
                Mong các anh chỉ đẫn thêm!

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Cọc BTCT DƯL

                  Nguyên văn bởi stranger.ton
                  Em xem trong BS 8004:1986, mục 7.4.3.4.2, thì giá trị min Fcu,t = 28 MPa hoặc 35 MPa tuỳ trường hợp.
                  [the minimum cube strength of concrete at transfer of prestress should be 2.5 times the stress in the concrete at transfer, or 28 N/mm2 for strand or crimped wire, or 35 N/mm2 for plain or intented wire, whichever is the greater...]
                  Mong các anh chỉ đẫn thêm!
                  Theo tiêu chuẩn BS thì đã quá rõ ràng rồi còn gì (min 28Mpa), thậm chí tiêu chuẩn Malaysia còn cho phép 25Mpa min, riêng theo kinh nghiệm của tôi thì khi cường độ chịu nén ít nhất là 30Mpa thì mới nên thả neo, nếu không có thể cọc sẽ bị cong do bê tông chưa đủ mác, hoặc thép bị mất ứng suất trước do biến dạng đàn hồi của bê tông là đáng kể, ảnh hưởng đến ứng suất hiệu quả (min 4Mpa)

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Cọc BTCT DƯL

                    Nguyên văn bởi sirius
                    Anh Thủy cho em hỏi nhé:
                    Cọc làm việc trong trạng thái chịu nén là chính, vậy tại sao phải nén trước?
                    Theo em nghĩ thì người ta tạo UST theo hướng ngược lại với nội lực khi cấu kiện làm việc thực tế. Điều này lại ko đúng với cọc UST.
                    Quan điểm cọc chỉ làm việc trong trạng thái chịu nén là không hoàn toàn đúng trong mọi trường họp. Trong phân tích nội lực thì ngoài phản lực còn có moment kháng uốn. Ví dụ điển hình nhất là cọc đóng cho các công trình cảng hoặc bờ kè thì ngoài lực tải dọc trục cỏn có moment uốn.

                    Theo tiêu chuẩn Nhật JIS thì mỗi loại cọc trỏn có đường kính như nhau được chia làm 3 class A,B, và C. Trong đó cọc loại A là cọc chủ yếu phục vụ cho trạng thái chịu nén là chính do có lực tải dọc trục cao (axial load), nhưng moment chịu uốn tới hạn thấp (Ultimate bending moment). Ngược lại cọc loại C có moment chịu uốn tới hạn cao nhất, nhưng phải hy sinh một phần lực tải dọc trục (khoảng 8-10%). Cọc loại B là trung gian dung hoà hai mục đích sử dụng của cọc loại A và C.

                    Để tăng moment uốn của cọc thì phải tăng ứng suất chịu kéo của thép bẳng cách tăng kết cấu thép hay bố trí thép nhiều lên, vì vậy khi căng trước sẽ dẫn đến tăng ứng suất trước trong bê tông, ứng suất hiệu quả (effective prestress) cũng sẽ tăng theo, kết quả là cọc chịu nén trước một ứng suất lớn hơn nên khả năng chịu nén của cọc sẽ giảm một ít. Tuy nhiên nếu sử dụng cọc cường độ cao (PHC) thì ứng suất nén trước đó không đáng kể.

                    Tiêu chuẩn BS và ACI quy định ứng suất hiệu quả của bê tông min là 4Mpa để tránh trường hợp thép mất ứng suất (prestress loss) 1 cách đáng kể, và đề nghị ứng suất hiệu quả max là 10Mpa để tránh các thiết kế làm cho ứng suất trước trong bê tông quá lớn làm giảm sức chịu tải vật liệu của cọc.

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Cọc BTCT DƯL

                      Nguyên văn bởi cauBTCT
                      Tiện thể các quan cho hỏi thăm có ai có BS 8004:1986 bản trên máy không? Nếu bác nào có cho em xin thì cảm ơn vạn bội.
                      toni_luong@yahoo.com
                      Hình như trong ketcau.com cũng đã có, nhưng tui ko nhớ link.
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Cọc BTCT DƯL

                        Em đang cần tìm bản vẽ cọc rỗng tiết diện 25x25cm để làm đồ án môn học, các anh có thể giúp em được không? Em xin cảm ơn nhiều ạ!

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Cọc BTCT DƯL

                          Em tìm trên mạng mỏi cả mắt rồi mà chỉ tìm được có 2 tấm ảnh "cọc rỗng" của bê tông 620 Châu Thới thôi, các anh giúp em với!!!

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Cọc BTCT DƯL

                            Các Bác, Bác nào có hình ảnh về thi công cọc ống này không cho xin với. search mãi mà không thấy. Nếu được, thì send giùm vào mail htengi05@yahoo.com.vn, thanks rất nhiều.
                            ĐỪNG THẤY ANH LÀ KỸ SƯ XÂY DỰNG
                            MÀ CHÊ ANH LÀ SỎI ĐÁ EM ƠI !

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Cọc BTCT DƯL

                              Khuyến cáo khi dùng cọc ly tâm ULT :
                              - SCT cọc phải xem đã trừ đi tổng lực căng cáp chưa.
                              - Cọc này chịu tải ngang rất kém, hay vỡ ở vị trí đầu gần mặt bích. Thực tế thi công thông kê cho thấy tỉ lệ có khi tới 10% cọc dính. Bác nào làm cảng sẽ biết ngay.
                              - Với đất nền có tình hình thủy văn khó lường, cần kiểm tra cọc ở mối nối, vị trí neo cọc vào đài để đề phòng cọc gãy do lực đạp ngang .
                              Không rõ các nhà sx có biện pháp khắc phục cọc này chưa, thú thực nếu xây nhà trong phố cọc này khó khả thi. Cá nhân tui, ko dám dùng loại này vào công trình!
                              KSKC->hung huc...hung huc...

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Cọc BTCT DƯL

                                Nguyên văn bởi plka View Post
                                Khuyến cáo khi dùng cọc ly tâm ULT :
                                - SCT cọc phải xem đã trừ đi tổng lực căng cáp chưa.
                                - Cọc này chịu tải ngang rất kém, hay vỡ ở vị trí đầu gần mặt bích. Thực tế thi công thông kê cho thấy tỉ lệ có khi tới 10% cọc dính. Bác nào làm cảng sẽ biết ngay.
                                - Với đất nền có tình hình thủy văn khó lường, cần kiểm tra cọc ở mối nối, vị trí neo cọc vào đài để đề phòng cọc gãy do lực đạp ngang .
                                Không rõ các nhà sx có biện pháp khắc phục cọc này chưa, thú thực nếu xây nhà trong phố cọc này khó khả thi. Cá nhân tui, ko dám dùng loại này vào công trình!
                                Em cũng có suy nghĩ giống như bác . Ngại sử dụng cọc này đ/v nhà cao tầng và nhà có số tầng hầm nhiều . Thiết kế đã thế , TC còn nhiều vấn đề khác như nghiêng cọc ,gãy cọc ,nỗ cọc ...

                                Ghi chú

                                Working...
                                X