QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cọc BTCT DƯL

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Cọc BTCT DƯL

    Nguyên văn bởi quynhnt
    Em mới đi hỏi bên BT620 Châu thới về giá thì cọc dự ứng lực (BT mác 400) lại rẻ hơn cả cọc thường cùng loại (BT Mác 300).Như vậy mình nên dùng loại cọc nào đây các bác? Ưu và nhược điểm của 2 loại cọc này?
    Ngày nay, trong thời buổi giá thép phôi tăng, và chắc chắc ngày càng tăng, do các nước có nguồn mỏ sắt siết chặt sản xuất, tăng thuế xuất khẩu (cụ thể là nước Nga Xô Viết, đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, nhôm, và sắt; chỉ mới 10 năm từ chỗ nợ nước ngoài mấy trăm tỷ nay đã có dự trữ ngân sách 130 tỷ USD), vì thế thì xu hướng cọc BTCT, dùng nhiều thép nguyên liệu, sẽ ngày càng đắt hơn cọc BTCT dự ứng lực.

    Cụ thể giá bán cọc vuông BTDUL rẻ hơn cọc BTCT cùng loại là điều dễ hiểu, vì chi phí khấu hao cho hệ thống kéo căng của cọc thường không lớn, chỉ bao gồm một hệ thống kích thủy lực đặc chủng (có cần piston dài) là được, hệ thống bệ neo thì cố định xuống nền.

    Khi chế tạo, người ta neo 4 thanh thép dự ứng lực vào một đầu, còn đầu kia dùng kích kéo căng, chiều dài từ điểm neo đến điểm kéo có thể tối 120m, trên đoạn đó người ta ốp ván khuôn rồi đổ từng khúc cọc 12m (khi sản xuất cấu kiện dầm dự ứng lực loại nhỏ cũng làm tương tự). Đây là cách ở Thái-land. Còn ở Việt Nam; BT620, Phanvu, BCC, thì người ta đổ từng đốt một, mỗi cách có một ưu nhược điểm riêng.

    Về mặt khả năng chịu lực và cả về quan điểm kinh tế, đóng cọc BTDUL đều tốt hơn cọc thường. Nhưng vì các đơn vị thiết kế của ta, không mấy ai từ đầu đã thiết kế cọc BTDUL, nên người thi công cũng phải dùng cọc thường. Cọc thường do các cơ sở sản xuất có giá thành thấp hơn các nhà máy lớn như BT620, PhanVu, BCC, vv. và họ thường có dàn đóng đi kèm, giá cả thuận lợi, nhanh gọn.

    Mặt khác, cùng sản xuất tại nhà máy thì cọc BTDUL rẻ hơn cọc BTCT, tuy nhiên nếu cọc BTCT được sản xuất ngay tại công trường thì lại rẻ hơn cọc BTDUL sản xuất tại xưởng, nhà thầu thường chọn phương án tự sản xuất để tiết kiệm tiền thuê nhân công. Ngoài ra khi đúc tại công trường, hay đúc cọc BTCT thường, ta có thể tùy ý quyết định chiều dài cọc cho phù hợp điều kiện địa chất, điều này đối với cọc BTDUL thì khó khăn hơn, tuy nhiên không phải là không làm được nếu có thông tin đặt hàng sớm.

    Về mặt kỹ thuật, dù cọc BTCT hay BTDUL thì chiều dài cọc thuận lợi cho việc thi công và vận chuyển cũng chỉ là 12m. Nếu đúc cọc đảm bảo thì cọc BTDUL có khả năng chịu uốn tốt hơn, thuận lợi cho việc vận chuyển và đóng cọc, còn về mặt chịu tải trọng thẳng đứng của công trình thì hai loại cọc này đều như nhau, Pvật liệu bao giờ cũng lớn hơn Pđất nền.

    Thôi chào các bác, các anh em.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Cọc BTCT DƯL

      Cọc BTCT ƯST được nối với nhau bằng máy hàn CO2 ( hàn bằng dây hàn ) với cọc 500 mm nếu hai người cùng hàn thì mất 5 phút thì xong. Chi phí hàn kiểu này rẻ hơn hàn thông thường. Thông thường chỉ dùng cọc dài 12 - 14 m.
      Attached Files
      Last edited by dongson; 02-08-2005, 05:55 PM.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Cọc BTCT DƯL

        Mình có một tài liêu khá hay, các bạn co thể tham khảo.
        Attached Files

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Cọc BTCT DƯL

          Tài liệu này em cũng tình cờ tìm được trên mạng.Nếu Anh Huy quang tâm thì vào trang www.pci.org (prestressed concrete institute)
          Có rất nhiều tài liệu về bêtong dự ứng lực cho mọi loại công trình từ dân dụng, cầu đường, giao thông...

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Cọc BTCT DƯL

            Tui mong rằng các bác cứ mạnh dạn đưa PC pile vào thiết kế của các bác;

            hoặc các bạn cứ nói rõ yêu cầu chịu lực của cọc trong bản vẽ và cho phép bên thi công chọn một trong 2 giải pháp cọc BTCT hay cọc BTDUL miễn là thoả mãn các chỉ tiêu thiết kế mà các bác yêu cầu, để tạo điều kiện cho cọc BTDUL bay bổng.

            Nếu các bác cứ loay hoay tìm hiểu về cây cọc đó thì cũng chẳng giúp thêm nhiều lắm, vì đối với công trình; khả năng chịu lực theo điều kiện đất nền mới là quan trọng, cọc BTCT hay BTDUL đóng xuống đất rồi thì cũng như nhau;

            Trách nhiệm sản xuất ra cọc BTDUL thuộc về nhà máy sản xuất ra nó; tức họ phải đảm bảo các thông số kỹ thuật mà các bác đưa ra. Hai loại cọc BTCT và BTDUL chỉ khách nhau ở công đoạn thi công là chính.

            Việc sản xuất nó thì cũng giới hạn bởi công nghệ, máy móc, đã có thiết kế tiêu chuẩn; các bác mà chế ra khác đi thì nhà sản xuất chạy theo cũng mệt, họ phải thay đổi lại mặt bích máy tạo ***g, gia công lại mặt bích cọc, cân đối lại lực kéo căng... nói chung là nhiều thứ lắm.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Cọc BTCT DƯL

              Hi, chào các bác, nay tui post lên đây một tài liệu mà có lẽ một số bạn cũng cần đấy:

              là tài liệu thuyết minh quy cách kỹ thuật và tính toán sức chịu tải (vật liệu) của

              1) cọc bê tông ứng lực trước - nhà máy BCC
              2) trụ điện bê tông ứng lực trước - nhà máy BCC

              Sản xuất tại nhà máy này có từ 2002 đến nay.
              Attached Files

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Cọc BTCT DƯL

                Lĩnh vực cọc BTCT DƯL tôi cũng rất quan tâm. Tuy nhiên theo quan điểm của cá nhân tôi thì loại cọc này có nhiều ưu điểm mà các loại cọc BTCT thường không thể nào "với" tới nổi đấy.

                1. Cọc DƯL có khả năng chịu moment cao hơn hẳn cọc BTCT thường (nếu không thì người ta chế tạo loại cọc này để làm gì). Theo tôi ngoài các công năng như bạn XUANTHUY đã ghi, nó thích hợp với công trình cảng (chịu lực ngang lớn như lực va tàu chẳng hạn), kè (để chịu áp lực đất)... Hiện nay ViệtNam chúng ta đã chế tạo và đã sử dụng đại trà các loại cọc tiết diện W (giống như cừ larsen vậy).

                2. Nếu đã tính móng cọc trong công trình cầu và công trình bến, bạn sẽ thấy đối với các loại đất nền tốt, giá trị moment nội lực lớn nhất nằm ở phần dưới mặt phẳng đáy bệ (thường là các cty tư vấn không xét được hoặc bỏ qua không tính). Trong một số trường hợp, nó tỏ ra là phương án kinh tế hiệu quả và... chất lượng.

                3. Hiện nay ở ViệtNam chúng ta, cọc DƯL thường dùng cáp 12,7mm hoặc 15,2mm để thiết kế chứ ít dùng cốt thép thanh vì nhìn chung cốt thép thanh mắc hơn nhiều khi dùng cáp (vận chuyển cáp cuộn đễ hơn thanh, dễ bảo quản, cường độ cao hơn thanh, dễ kéo hơn thanh đúng không?)

                4. Khi tôi đọc bài viết của bạn XUANTHUY, tôi biết bạn rất am hiểu về DƯL. Tuy nhiên, theo tôi cọc hay dầm DƯL nói chung chẳng qua nó chỉ thuộc dạng cấu kiện DƯL. Đừng quá bận tâm về tiêu chuẩn thi công - nghiệm thu và chắc chắn thị trường sẽ quyết định sự sống còn của sản phẩm.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Cọc BTCT DƯL

                  Nguyên văn bởi ducxd
                  Ah Em định đưa cọc DUl vào làm pa2 trong DATN ! Anh Thủy cho em hỏi tính toán nó có gì khác cọc BTCT bình thường của mình không ah ( vì là DATN nên cũng phải tính toán cho bài bản) !
                  Tính toán của chúng ta chỉ có giá trị tham khảo thôi. Khó có thể áp dụng vào thực tế đối với cọc BTCT. Vì Các cọc ƯST các công ty đã có TK cho từng loại cọc từ lâu rồi. Các nhà máy chỉ việc sản xuất hàng loạt thôi. mà các TK đó đã được công nhận rồi.
                  Có lẽ em muốn làm phương án cọc ống ƯST phải không? nếu thế cần liên hệ với 620 hoặc Phan Vũ thể tham khảo các thông số kỹ thuật của cọc (Phan Vũ sản xuất cọc ống nhiều hơn cả 620).

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Cọc BTCT DƯL

                    Cọc ƯST rỗng sử dụng BT mác 700-800 nên có thể khả năng chịu tải lớn hơn cọc BTCT thường.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Cọc BTCT DƯL

                      Chứ Đức,
                      Tính toán và cấu tạo ở phương diện chịu lực cho công trình bên trên thì bình thường như cọc BTCT thường (ma sát bên, chống mũi).

                      Còn tính toán để sản xuất cọc thì khác, tính theo dạng cấu kiện chịu uốn. Em xem thêm bảng tính excel đã có.

                      Mác bê tông cao do quay ly tâm và dưỡng hộ nhiệt (2h), có thể có phụ gia silicafume nếu muốn đạt cứng siêu tốc (1h), nhưng thực tế xây dựng không cần đến mức độ phải nhanh như thế, chỉ làm tăng giá thành mà thôi. Lượng dùng mà mác xi măng vẫn chỉ là PC40, cỡ 400-450 kg/m3.

                      Chú nên tập trung cho công việc đồ án đúng mục tiêu, không nên khai thác rộng làm loãng đề tài.

                      Việc thiết lập bản vẽ chế tạo cọc thì không khó, theo bảng tính và bản vẽ mà em đã có, em có thể vẽ thêm nhiều cọc khác mà không sợ sai bất cứ điều gì, vì nó đã được chuẩn hóa như vậy rồi để sản xuất công nghiệp.

                      Quả đúng là vì nó quá đơn giản, nên phải tùy công trình để chọ chiều dài và đường kính.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Cọc BTCT DƯL

                        Nếu cần chú có thể đến BCC- KCN1 Biên Hòa, tới ngã ba Vũng tàu rẽ trái vào đường song hành KCN 1, quá TT3 đi khoảng 1km, gặp Mr.Long 061836196 (phòng Xe máy Thiết bị) xin cho xem, nói là Mr.Thuy nhờ giúp đỡ. Thế là xong. Người ta đang sản xuất loại cọc này ở đó.

                        Tuy nhiên, em xem phần trước để biết ưu nhược điểm của nó. Trong phần phỏng vấn online của thầy nền móng trên ketcau cũng có nhắc đến khả năng dùng cọc tròn DUL này.
                        Cái chủ yếu của luận án là em biết phân tích ưu nhược điểm của từng phương án. Theo anh cọc nhồi vẫn là phương án tốt hơn cho nhà cao tầng trong thành phố (vấn đề đóng cọc tải lớn, vấn đề SCT đơn vị của từng cọc, vấn đề ổn định kháng lún do mở đáy, xử lý đáy cọc nhồi). Tuy nhiên, một số Nhà cao tầng ở TP. cũng có dùng cọc, như SG riverside..
                        Last edited by XUAN THUY; 10-12-2005, 10:01 AM.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Cọc BTCT DƯL

                          Xét về mặt kinh tế đối với nhà cao tầng từ 12-17 tầng nếu sử dụng cọc ƯST có nhiều ưu điểm hơn cọc nhồi vì giá rẻ.
                          Tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào địa chất khu vực, nếu có thể thi công cọc bằng phương pháp ép hoặc đóng thì cọc ƯST rẻ hơn cọc nhồi nhiều với số tâng như trên. Hiện nay có rất nhiều nhà cao tầng khu vực Thủ thiêm (từ 15-17 tầng) sử dụng cọc ƯST.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Cọc BTCT DƯL

                            Xin hỏi các chuyên gia và người có kinh nghiệm trong lĩnh cực này một chút nhé:
                            - Khi mà ép cọc đạt độ chối thì cắt cọc phải làm sao nhỉ, không biết có cắt được không, chứ cứ phải ép cả cây thì so với phương pháp cọc BTCT chắc gì đã kinh tế hơn nhỉ.
                            - Với lại neo vào đài thì phải làm thế nào nhỉ.
                            - Về chịu lực thì đồng chí này ngon rồi, tôi được biết cọc D 600 có sức chịu tải vật liệu khoảng 300 T cơ đấy, chịu uốn và khống chế vết nứt thì khỏi phải bàn nhỉ, bê tông DƯL cơ mà.
                            - Còn về mối nối thì không hiểu thế nào, tôi chưa thi công trực tiếp bộ môn này, chỉ biết là cũng hành tại hiện trường, nếu không dùng bản táp gì thì đường hàn chỉ có bằng đúng chu vi cọc thôi nhỉ, vậy làm sao mà đảm bảo được, đồng chí nào đã thi công bộ môn này nói kĩ cái.
                            - Còn chế tạo thì đối với cọc tròn chắc dùng phương pháp li tâm nhỉ, phương pháp này thi công thế nào nhỉ. Không biết liệu có phải là quay tít mù đến khi bê tông đạt cường độ không, chứ nếu chưa đặt cường độ nhỡ nó nứt thì sao. Ngoài ra cái cọc này bảo dưỡng ra làm sao nhỉ.
                            - Khi thi công ép cọc xong, phải nhồi vật liệu vào lỗ rỗng ở giữa thân cọc, vậy dùng bê tông hay dùng vữa xi măng nhỉ, có cần phụ gia trương nở không, hay chỉ lấp đầy gọi là có cho xong.
                            Mong mọi người nói rõ cái

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Cọc BTCT DƯL

                              Cọc BTCT DƯL hơn hẳn cọc BT thường ở điểm chống nứt, chịu monent uốn. Về giá thành tuy có đắt hơn cọc BTCT thường nhưng rẻ hơn nhiều so với cọc khoan nhồi. Về chịu lực thì ổn hơn so với cọc khoan vì cọc chế sẵn, ma sát thành lớn, trọng lượng nhẹ. Nói chung cọc PC có thể thay thế hoàn toàn cọc khoan, trừ trường hợp đường kính cọc quá lớn và quá sâu. Hiện nay ở VN có nhiều công ty sản xuất cọc PC. Ở SG có Phan Vũ, 620, ở HN có Xuân Mai. Tôi đã đi thăm vài nơi và ấn tượng nhất là cty Phan Vũ, hiện nay họ đã sản xuất đến PC pile D900, dài 21m. Nhìn chung là công nghệ chế tạo không có già quá khó khăn, người ta không làm chủ yếu vì hiện nay ít có đơn đặt hàng. Bây giờ tôi biết có nhiều công ty khác, nhỏ hơn đã bắt đầu sản xuất PC pile, trong đó có 1 công ty ở Hậu Giang (Cty cỏ phần BT Hậu Giang).
                              Về khả năng làm việc, cọc PC thích hợp với điều kiện đất yếu, sức chịu tải chủ yếu nhờ ma sát thành bên. Khả năng chịu M rất tốt do ƯST, BT cườngđộ cao, thép cường độ cao. Các thiết kế hiện nay cũng tường đối đa dạng. Trước đây cọc của BT620 dùng cable xoắn 12.7, BT M500. Hiện nay chủ yếu là thép tròn trơn D5 - 11, BT M700 800, có lẽ kinh tế hơn. Tuy cũng có cọc tiết diện vuông nhưng chủ yếu người ta làm cọc tròn rỗng để quy ly tâm, BT khô, dưỡng hộ tốt, nhanh ra sản phẩm. Khi quay ly tâm, BT lớp ngoài cùng rất cứng, đối với ống cống thì không tốt (dễ thấm lớp trong) nhưng với cọc thì rất hay.
                              Hiện nay ở VN người ta đặt hàng cọc PC chủ yếu cho các công trình cảng. Trước đây có cảng Cát Lái dùng rất nhiều, vừa rồi cảng Phú Mỹ dùng cọc D600, hình như còn đang đóng. Thiết bị đóng cọc này cũng rất khổng lồ, dùng búa Diezel. Như ở Phú Mỹ người ta dùng búa 12 tấn, phải nguyên một xà lan mới chở hết búa và thiết bị của nó. Nối cọc thì dùng đường hàn thôi, hàn mặt bích và ống thêm thép.
                              Rõ ràng cọc PC hiệu quả như thế mà trong ngành cầu người ta không mặn mà mấy. Trước đây chỉ có vài cầu ngoài Bắc làm thôi, vd cầu An Dương -HP, cầu Hồ - BNinh. Hồi năm ngoái tôi tham gia thiết kế 1 cầu qua sông Đồng Nai, có 1 pán dùng cọc ống mà không được ai ủng hộ (kể ra địa chất ở đấy cũng khó đóng). Địa chất vùng ĐB SCL là rất hợp với cọc PC, rẻ hơn nhiều so với cọc khoan.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Cọc BTCT DƯL

                                Cám ơn zizou và các bạn , thông tin các bạn đưa ra rất hữu ích.

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X