QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trường ðại Học Xây Dựng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trường ðại Học Xây Dựng



    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG ÐHXD
    Tên trường: TRƯỜNG ÐẠI HỌC XÂY DỰNG
    Ðịa chỉ: Số 55 Ðường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà nội.
    - Hiệu trưởng: GVC-TS Nguyễn Văn Hùng - Tel: 6.28 35 75
    - Bí thư Ðảng uỷ: PGS.TS Ứng Quốc Dũng - Tel: 8.69 54 75
    Ngày thành lập:
    Trường đại học Xây dựng thành lập ngày 08-8-1966 theo Quyết định số 144/CP của Hội đồng Chính phủ.
    Cơ cấu tổ chức đào tạo:
    * 12 Khoa, Viện, Trung tâm đào tạo
    Xây dựng DD và CN Kinh tế Xây dựng
    Xây dựng Cầu Ðường Cơ khí Xây dựng
    Xây dựng Công trình Thuỷ Sau đại học
    Kiến trúc Quân sự
    Kỹ thuật Môi trường Viện XD Công trình Biển
    Công nghệ Vật liệu Xây dựng TT Ðào tạo Thường Xuyên
    * 41 Bộ môn
    * 16 Phòng Ban chức năng
    * 10 Trung tâm NCKH và triển khai ứng dụng các tiến bộ KHCN:
    Tư vấn Xây dựng Kỹ thuật Môi trường
    Tin học Xây dựng Công trình Thuỷ
    Vật liệu Xây dựng ứng dụng Kinh tế Xây dựng
    Kiến trúc Xây dựng Ðầu tư Xây dựng
    Cơ điện Xây dựng Kỹ thuật nền móng c. trình
    Tình hình đội ngũ:
    - Cán bộ CNV: 207 - Tiến sỹ khoa học: 12
    - CBGD: 560 - Tiến sỹ: 154
    - Giáo sư: 21 - Thạc sỹ: 131
    - Phó GS: 42 - Nhà giáo Nhân dân: 3
    - Giảng viên chính: 189 - Nhà giáo ưu tú: 42
    Nhiều giáo sư là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

    CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG

    - Trường Ðại học Xây dựng là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học cho nhiều ngành khác nhau trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trường còn là trung tâm nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vào thực tế sản xuất.
    -Sau gần 45 năm đào tạo, trường ÐHXD đã đào tạo trên 20.000 kỹ sư, kiến trúc sư, 363 Thạc sỹ Kỹ thuật, 84 Tiến sỹ chuyên ngành. Ðội ngũ CBKH-KT do trường ÐHXD đào tạo hiện đang làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình trên mọi lĩnh vực xây dựng thuộc các Bộ, Ngành, trong các Viện, Sở, Tổng Công ty...trên mọi miền đất nước. Các công trình xây dựng trọng điểm của Nhà nước, của Thủ đô Hà nội đều có sự đóng góp của các cán bộ KH-KT được đào tạo từ trường ÐHXD.
    Các ngành đào tạo hiện nay của trường:
    * 13 ngành đào tạo đại học : Kiến trúc; Xây dựng DD và CN; XD Cầu Ðường; Cấp thoát nước và Môi trường nước; Vi khí hậu và môi trường XD; XD Cảng đường Thuỷ; XD Công trình trên sông-Nhà máy Thuỷ điện; XD Công trình Biển-Dầu khí; Vật liệu và cấu kiện XD; Tin học XD công trình; Máy XD; Kinh tế XD; Cơ sở hạ tầng giao thông (kỹ sư chất lượng cao).
    Loại hình đào tạo: * Ðào tạo Ðại học theo các hệ:
    - Hệ chính quy dài hạn tập trung - Hệ cử tuyển - Hệ Tại chức
    * 14 chuyên ngành đào tạo Cao học: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp; Xây dựng Ðường Ôtô và đường Thành phố; Xây dựng Công trình Biển; Xây dựng Công trình Thuỷ; Cầu, tuy nen trên đường giao thông; Cơ đất, Nền móng, Công trình ngầm; Kiến trúc và Quy hoạch; Kỹ thuật Môi trường; Kinh tế Xây dựng; Cơ học lý thuyết; Thuỷ lực; Hình học hoạ hình và Vẽ kỹ thuật; Toán ứng dụng trong xây dựng; Vật liệu Xây dựng.
    * 22 chuyên ngành đào tạo Tiến sỹ:
    - Cơ học lý thuyết
    - Công nghệ Vật liệu xây dựng
    - Cơ học ứng dụng
    - Vật liệu chi tiết và sản phẩm xây dựng
    - Sức bền Vật liệu và Cơ học kết cấu -
    Thiết kế và Xây dựng DD-CN, NN
    - Kết cấu Xây dựng
    - Xây dựng Ðường Ôtô, đường thành phố
    - Xây dựng Công trình Thủy
    - Cơ học đất, Nền móng, Công trình ngầm
    -Thủy lực, Th. văn công trình và Thủy lợi
    - Cấp nước và thoát nước
    - Nhà máy thủy điện và thiết bị thủy điện
    - Cấp nhiệt, khí, thông gió và điều hoà k.khí
    - Cảng biển và cảng sông
    - Kiến trúc nhà ở và công trình công cộng
    - Lý thuyết và thử nghiệm công trình
    - Kiến trúc Công nghiệp
    - Công nghệ cơ giới hoá xây dựng
    - Quy hoạch không gian và XD đô thị
    - Tổ chức và quản lý sản xuất theo ngành
    - Cầu-tuy nen và các công trình xây dựng khác trên đường Ôtô và đường sắt

  • #2
    Những Hoạt ðộng Lớn Của Trường đại Học Xây Dựng Trong 5 Năm Qua

    NHỮNG HOẠT ÐỘNG LỚN CỦA TRƯỜNG TRONG 5 NĂM QUA
    1. Về đào tạo:
    - Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đạt được chỉ tiêu đã đề ra : tuyển sinh chính quy từ 1000 - 1200 SV/năm, năm học 1999-2000 tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên 1500 sinh viên, đưa tổng số hệ dài hạn tập trung lên 6000 SV. Trong 5 năm (1996-2000) trường đã đào tạo và công nhận tốt nghiệp cho trên 3200 kỹ sư, kiến trúc sư hệ chính quy. Các kỹ sư và kiến trúc sư được đào tạo tại trường ÐHXD đều được các cơ quan, các công ty, các cơ sở sản xuất đánh giá họ là những cán bộ KHKT có năng lực, vững về chuyên môn, nhanh chóng nắm bắt thực tiễn và đáp ứng được, giải quyết được các yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Ðội ngũ CB KHKT của trường ÐHXD đào tạo đang có mặt hầu hết trên các công trình xây dựng trọng điểm của cả nước.
    - Hệ tại chức trong và ngoài trường đạt 1000 SV/năm, mở rộng diện đào tạo tại chức tại 25 tỉnh trong cả nước, hiện đang có trên 4000 Sv. Việc đào tạo bằng 2 cho 300 SV và mở các lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ cho 400 lượt người/ năm đã dần đi vào ổn định từ khâu tuyển sinh đến việc sắp xếp chương trình, quản lý dạy và học.
    - Những năm gần đây đã tăng nhanh số lượng học viên cao học và NCS (hiện nay nhà trường có 275 học viên cao học và 92 NCS) phù hợp với chủ trương mở rộng đào tạo SÐH của trường.
    2. Về nghiên cứu khoa học:
    - Hoạt động NCKH của CB và SV : Hàng năm các cán bộ của trường chủ trì khoảng 6 đề tài khoa học cấp Nhà nước, các đề tài đó tập trung vào các vấn đề cấp bách như: Xây dựng các dự án bảo vệ môi trường ở các vung dân cư trọng điểm; Nghiên cứu cơ sở khoa học cho dự án xây dựng thử nghiệm công trình Dầu khí kiểu trọng lực bê tông cốt thép; Nghiên cứu về Công nghệ vật liệu; Nghiên cứu chế thử máy đo độ ẩm, máy đo nhiệt độ hiện số cho lò nung và lò sấy tuynel. Hàng năm nhà trường còn tham gia trên 30 đề tài cấp Bộ, có những đề tài đã được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam đã trao giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam như đề tài : Nghiên cứu công nghệ va rung, thiết kế chế tạo thiết bị tạo hình và làm chặt hỗn hợp bê tông cứng, cốt liệu nhỏ. Qua các hoạt động NCKH, Nhà trường đã phát huy thế mạnh của đội ngũ các nhà khoa học, lựa chọn mũi nhọn các bộ môn chuyên ngành, áp dụng tiến bộ KHKT trong việc NCKH và LÐSX đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công cuộc xây dựng đất nước và của thủ đô Hà nội.
    NCKH của sinh viên được duy trì thường xuyên, trong 5 năm (1996-2000) sinh viên đã có trên 700 đề tài NCKH, trên 600 đề tài được trao giải trong đó 10% đạt giải A. Nhà trường quan tâm đến việc tổ chức ôn luyện, bổ sung kiến thức, tổ chức thi sinh viên giỏi các môn học nhằm tuyển chọn sinh viên dự thi Olympic quốc gia và tạo phong trào thi đua học tập, NCKH nhàm nâng cao chất lượng đào tạo. Các đội tuyển Olympic của trường ÐHXD tham gia dự thi các môn cơ học, toán, tin hàng năm đều giành được nhiều giải cao.
    Năm 2000, các đội tuyển của trường ÐHXD tham gia thi Olympic toàn quốc đã giành được 1 giải Nhất, 8 giải Nhi, 22 giải Ba của cá nhân và 2 giải Nhất đồng đội (Cơ học kết cấu và Tin học) và 2 giải Nhì đồng đội (Cơ học đất và Sức bền vật liệu). Trong cuộc thi Ðồ án tốt nghiệp đại học xuất sắc ngành Kiến trúc và Xây dựng lần thứ 11 do Hội Xây dựng Việt nam tổ chức, trường ÐHXD gửi đi 18 đồ án tốt nghiệp thì 16 đồ án đã được giải, trong đó giành được 6 giải Nhất, 5 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải KK. Tham gia thi Tin học toàn quốc khối không chuyên đạt giải Nhất Ðồng đôị, cá nhân 1 giải Nhất, 1 giải Ba và 1 giải KK.
    3. Về xây dựng cơ sở vật chất:
    - Nhà trường đã kết hợp vốn Nhà nước với vốn tự có do hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và giảng dậy để xây dựng một số công trình vĩnh cửu phục vụ cho công tác đào tạo và NCKH như: Nhà làm việc A1 (5 tầng, 5400m2), nhà học H1 (5 tầng, 7871m2), Nhà học H2 (5 tầng, 6000 m2), nhà luyện tập và thi đấu thể thao (1300 m2), Trung tâm Môi trường (824 m2), Ký túc xá sinh viên (4 tầng, 3224 m2)... và đang xây mới nhà Thư viện (5 tầng, 5490 m2)
    - Thư viện trường có 220.000 cuốn sách (trong đó có trên 45.000 cuốn sách ngoại văn), 15.000 tạp chí tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trên 174.000 cuốn sách giáo trình. Hàng năm nhà trường chi 400 triệu đồng bổ sung giáo trình cho sinh viên.
    - Trường có 18 phòng thí nghiệm trong đó có 5 phòng thí nghiệm chuyên đề, 1 xưởng cơ khí, 1 Trung tâm Tin học phục vụ cho công tác đào tạo.
    4. Về hợp tác quốc tế:
    - Nhằm đảm bảo cho các hoạt động đào tạo và NCKH, nhà trường luôn chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, chú trọng việc mở rộng hợp tác trong nước, tìm hiểu nhu cầu đào tạo Sau ÐH của các cơ sở, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế với 11 trường đại học và 3 viện của các nước Pháp, Ðức, Hà lan, úc, Bỉ, Nga, Trung quốc, Nhật, Thái lan...Năm 2000 Trường đã cử 49 CB đi nước ngoài đào tạo cao học, nghiên cứu sinh và dự hội thảo khoa học. Nhà trường cũng đang triển khai những dự án hợp tác với nước ngoài như: Dự án với CH Pháp về đào tạo kỹ sư chất lượng cao, dự án với Canađa về cải thiện môi trường trong các khu phố cũ, dự án với trường đại học Deif Hà lan cải tạo nâng cấp phòng thí nghiệm và đào tạo CBGD, dự án với Thuỵ sỹ về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ Môi trường ở miền Bắc Việt nam, dự án với Nhật về nghiên cứu khu phố cũ và đào tạo NCS...
    Tổ chức AUPELF (Hiệp hội các trường đại học nói tiếng Pháp) đang tài trợ cho trường đào tạo 6 khoá đại học hệ chính quy, mỗi khoá 40 SV. Ðã có 2 khoá kỹ sư Xây dựng sử dụng tiếng Pháp của trường ÐHXD tốt nghiệp, hai SV tốt nghiệp xuất sắc nhất đã được gửi đi đào tạo cao học tại CH Pháp và đã được chuyển tiếp đào tạo Tiến sỹ. Tổ chức AUPELF cũng đã có kế hoạch giới thiệu việc làm cho các SV còn lại, một số người đã tìm được việc làm do phía Pháp giới thiệu. Từ năm học 1999-2000 Trường tham gia dự án Việt - Pháp đào tạo kỹ sư chất lượng cao với 40 sinh viên / năm.
    5. Về công tác xây dựng Ðảng:
    +) Cơ cấu tổ chức:
    Ðảng bộ có 29 chi bộ (Trong đó 11chi bộ Khoa,Viện; 2 chi bộ Bộ môn trực thuộc; 15 chi bộ Phòng Ban và 1 chi bộ Sinh viên). Ðến năm 2000 trong bộ máy của nhà trường gồm 12 Khoa, Viện, 16 Phòng Ban và 41 bộ môn đều đã có đảng viên. Chi bộ ít nhất là 3 đảng viên (Ban Quản lý Dự án) chi bộ đông nhất có 56 đảng viên (K.Xây dựng).
    +) Về đội ngũ:
    Tổng số đảng viên toàn Ðảng bộ (tính đến tháng 10-2000) là 388 đ/v
    +) Về cấp uỷ:
    Ðảng uỷ: Ðội ngũ BCH Ðảng bộ nhiệm kỳ XVII vừa qua gồm 15 đ/c. Trong 15 Ðảng uỷ viên có 11 đ/c là Tiến sỹ, 7 đ/c là GS và PGS, 2 đ/c trực tiếp là lãnh đạo Khoa, 5 đ/c trực tiếp lãnh đạo Trường, 4 đ/c là lãnh đạo các Phòng Ban chức năng...
    Chi uỷ: - Ðội ngũ cấp uỷ nhiệm kỳ 2000-2001 do đại hội các đơn vị bầu ra gồm 59 đ/c, trong đó 1 chi bộ có số cấp uỷ đông nhất: 7 đ/c (KX).
    +) Công tác phát triển Ðảng:
    - Hàng năm Ðảng uỷ duy trì tổ chức các lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Ðảng cho quần chúng là CB và SV. Trong 5 năm (1996-2000) mở được 7 lớp bồi dưỡng, có 114 cán bộ và 511 sinh viên tham dự.
    Trong 5 năm toàn Ðảng bộ kết nạp được 102 đảng viên mới, trong đó có 53 là sinh viên, 35 CBGD và 14 CBCNV.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Trường ðại Học Xây Dựng

      Nguyên văn bởi binhminh142
      Ở khu vực phía Bắc em thấy ĐHXD Hà Nội nổi tiếng đào tạo các Kỹ Sư xây dựng rất chuẩn . Các thầy dạy xây dựng trên cả nước cũng rất nhiều người đã từng đào tạo XD tại Hà Nội .
      Thầy Đỗ Kiến Quốc , Dũng ( Cơ chất Lỏng ) ĐHBK-TPHCM ... cũng xuất thân từ ĐHXD-HN .

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Trường ðại Học Xây Dựng

        càng dần chất lượng học sinh càng kém chứ sao.Bọn trẻ bay giờ ham chơi lại hay là cà quán net.Nói là phát triển nhưng không biết là phát triển đến đâu nữa.Mà chất lượng học sinh bây giờ kém hơn ngày xưa thật.Tất nhiên người tài thì không bao giờ thiếu cả

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Trường ðại Học Xây Dựng

          Không riêng gì trường XD mà các trường thuộc khối kĩ thuật, một vài năm trở lại đây đã thiếu sức hấp dẫn hơn so với các khối kinh tế, thương mại..., vì đặc thù nghề nghiệp mình vất vả, tốn nhiều chất xám, trách nhiệm cao, công tác xa... Nhưng thu nhập thì chỉ ở trung bình, đủ sống.
          Sự phát triển của xã hội, các ngành nghề về thương mại, dịch vụ, phát triển đã đưa dân kinh tế, ngân hàng, thương mại... lên 1 tầm cao mới.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Trường ðại Học Xây Dựng

            Năm 2005 , điểm chưa phân khoa là 25.5 điểm vào XF là 30.5 :-ss , điểm vào CLC là 57 . Nghề xd lúc học vất vả , lúc đi làm cũng vất vả , được cái là luôn có bản sắc riêng so với các ngành khác

            Ghi chú

            Working...
            X