Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Gui lenovan,
Tiết diện 800x2500 là phù hợp cho trường hợp này. Vấn đề là dầm của anh rơi vào trường hợp dầm cao ở nhịp ngắn chứ không nằm ở nhịp dài (và cũng chỉ rơi vào trường hợp tính toán cho shear chứ không phải là bending). Theo toi, anh tinh toan thép chịu cắt cho cả dầm theo điều kiện của dầm cao, còn bending thì tính toán như dầm thường.
Xin mạn phép được hỏi anh PTslab đôi điều về cách dùng thep UDL trong trường hợp này:
+ Profile nao của cáp là tối ưu trong trường hợp này? Có phải dang harped parabola cho nhip dai và dạng straight cho nhịp ngắn không?
+ Giá trị P/A (average precompression) có ý nghĩa gì trong thiết kế? Nếu P/A lớn giá trị 2.1MPa thì có gì bất lợi không?
+ Nếu như để moment truyền vào đầu cột biên thì việc thiết kế cột rất khó khăn, vi thế theo em nên release moment ở nút biên này. Anh có thể chia sẻ vài kinh nghiệm cho việc cấu tạo giữa cột biên và dầm trong trường hợp này không?
Mong được anh PTslab giup do, chuc anh lenovan hoàn thành bản thiết kế này.
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
anh bỉdnguyen, sao em quan niem la phan tu shell thi thay no phan bo noi luc tren mot dãy sàn cở 2,5m thi moi thấy nội lực giảm dần,vậy mình chọn dầm rộng 800 có khả thi k
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Chao anh Thanh,
Việc chọn bề rộng dầm 800 có lẽ anh lenovan muốn bề rộng dầm vừa với cột 800x1200. Đối với nhip dài, dầm này có thể xem là phần tử thanh được khi chịu uốn bởi điều kiện l/h >2 và điều kiện khi chịu cắt l/h>4 và a/h>2 (với a là khoảng cách đặc lực tới gối tựa).
Khi nào chiều cao dầm quá cao so với chiều dài nhịp hoặc vị trí đặt lực tập trung quá gần gối tựa thì biểu đồ ứng suất pháp theo phương trục dầm (phương x) biến đổi và không còn tuyến tính nữa. Đồng thời, ứng suất theo phương vuông góc với trục dầm (phương y)sẽ có giá trị lớn (với dầm thường us này nhỏ và không đáng kể). Nên theo mình, cấu kiện trong trường hợp tiết diên như trên có thể xem là phần tử thanh hơn là phần tử shell.
Tại vị trí vùng lân cận của transfer column, vùng ứng suất mới thay đổi phức tạp, càng xa vi trí này thì ứng suất trong dầm ít có biến động hơn. Theo minh, tiết diện 800x2500 hoăc lớn hơn một tí là 1200x2500 nó ứng xử giống beam hơn và mình sẽ dễ control hơn là chọn một tiết diện có bể rộng lớn quá (ví dụ như là 2500x2500), vì lúc đó ứng suất theo phương bề rộng dầm tai vị trí lân cận transfer column thay đổi phức tạp hơn, và quả thật mình cũng không nắm rõ được.
Việc giải thích được các con số từ mô hình phần tử shell cua anh có lẽ nằm quá khả năng của mình. Có lẽ trong diễn đàn sẽ có người giải thích hộ anh câu hỏi này nhé.
Gửi anh hai file ảnh se anh tham khào sự làm việc của dầm này nhé.
Chúc anh sức khỏe,
NV
Xin mạn phép được hỏi anh PTslab đôi điều về cách dùng thep UDL trong trường hợp này:
+ Profile nao của cáp là tối ưu trong trường hợp này? Có phải dang harped parabola cho nhip dai và dạng straight cho nhịp ngắn không?
+ Giá trị P/A (average precompression) có ý nghĩa gì trong thiết kế? Nếu P/A lớn giá trị 2.1MPa thì có gì bất lợi không?
+ Nếu như để moment truyền vào đầu cột biên thì việc thiết kế cột rất khó khăn, vi thế theo em nên release moment ở nút biên này. Anh có thể chia sẻ vài kinh nghiệm cho việc cấu tạo giữa cột biên và dầm trong trường hợp này không?
Mong được anh PTslab giup do, chuc anh lenovan hoàn thành bản thiết kế này.
Chào BirdNguyen,
Em hiểu đúng đó.
+ Profile tendon: Hình dạng cáp tốt nhất là giống với biểu đồ moment nếu có thể.
+ P/A : chỉ có ý nghĩa tính toán sơ bộ, do dầm cao nên phải kiểm tra ứng suất tại thớ trên và thớ dưới ở giai đoạn transfer và khi sử dụng nữa,
+ Cột biên : Để tránh truyền moment lên cột, cao độ trung bình của cáp tại đầu dầm biên luôn ở vị trí trục trung hòa của dầm.
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Bổ sung cho câu trả lời của bác PTSlab về trị số P/A:
p/A nhỏ thì sàn dễ nứt, cần phải tăng thép thường thêm.
P/A lớn thì sẽ làm tăng hiệu ứng xấu của hiện tượng RTS, các bạn hiểu nôm na là: hình dung ứng suất nén trên mặt trung bình có xu hướng kéo sàn ngắn lại và nén ép lên các phần tử sàn không cho nứt ở giữa nhịp, tức là giảm nứt do co ngót. Tuy nhiên ở chổ sàn kết nối với các vách, cột thì vì các bộ phận này không thể dịch chuyển theo sàn được nên sẽ xuất hiện xu hướng kéo nứt sàn ra khỏi vách, cột-đó chính là hiện tượng RTS (Restraint to shorterning). Xem thêm tài liều gốc dưới đây bằng tiếng anh:
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Cảm ơn anh PTslab va anh Thanh đã chia sẻ thông tin. Nhờ đó em hiểu thêm được nhiều điều về giá trị P/A.
Thông thường từ tầng 3 trở xuống các cấu kiên đứng của khung có độ cứng chống lại sự co ngắn của sàn gấp 17 lần so với phần còn lại của khung ở trên (theo Fintel và Ghosh, 1978). Vì vậy mà ở các tầng dưới, khả năng xuất hiện vết nứt rất lớn. Việc sử dụng mitigation method bao gồm việc sử dụng pour strip, slip hay các kỹ thuật để tạo các permanent release.. để hạn chế vết nứt trên sàn chắc hẳn các anh đã có kinh nghiệm nhiều rồi.
Em vẫn còn băn khoăn ở chổ vị trí release moment. Khoan hãy xét đến kết cấu DUL, chỉ với kết cấu bê tông cốt thép, nếu như em có một cấu kiện dầm nối vào cột biên, hay sàn tựa lên dầm biên mà em có chủ đích là giải phóng moment ở vị trí liên kết thì việc mô hình liên kết đầu dầm là khớp hay không cho moment sàn vào dầm biên không có gì phải bàn. Nhưng khi detail thép cho dầm hoặc sàn đó, em vẫn phải bố trí một lượng cốt thép nhất định cho sàn để chống nứt, hay là dầm phải cần phải kéo thép vào gối theo yêu cầu tối thiểu. Việc đó dẫn tới sự thay đổi lại scheme của kết cấu mà sự nguy hiểm là nằm ở cấu kiện liên kết với sàn hoặc dầm đó hơn là chính cấu kiện dầm sàn mình đang thiết kế( dầm biên đỡ sàn sẽ chịu moment xoắn mà mình không thiết kế hay cột sẽ chịu thêm moment...).
Làm thế nào mình có thể kiểm soát được bao nhiêu phần trăm moment được lên gối biên? Nếu dùng phần mềm, thì mình phải hiệu chỉnh như thế nào? Mong được các anh chị đồng nghiệp có kinh nghiệm chỉ bảo cho.
Xin được có lời cảm ơn trước a!
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Cảm ơn anh PTslab đã chỉ điểm. Về phần sử dụng phần mềm Ram Concept thi em không rành lắm, em sẽ gắng tìm hiểu sau.
Về phần mềm Etabs, em chưa nắm rõ ý nghĩa của Frame Partial Fixity Springs này là thế nào.
Em cũng đã tìm tài liệu cũng như thử chạy vài lần nhưng không control được nên chưa dám sử dụng bao giờ cả. Nếu như em muốn giảm phần moment trên gối của dầm (giả sử tiết diện 300x700mm) chỉ còn lại 10% so với để nó ngàm vào cột thì em phải nhập ở ô này con số như thế nào hả anh?
Mong anh chỉ điểm dùm. Thanks anh nhiều lắm.
Về phần mềm Etabs, em chưa nắm rõ ý nghĩa của Frame Partial Fixity Springs này là thế nào.
Em cũng đã tìm tài liệu cũng như thử chạy vài lần nhưng không control được nên chưa dám sử dụng bao giờ cả. Nếu như em muốn giảm phần moment trên gối của dầm (giả sử tiết diện 300x700mm) chỉ còn lại 10% so với để nó ngàm vào cột thì em phải nhập ở ô này con số như thế nào hả anh?
Chào BirdNguyen,
"Springs" này có thể hiểu nôm na như sau:
Ví dụ nếu chọn "M33", "End" rồi nhập một giá trị vào thì liên kết theo phương M33 vào sàn phẳng sẽ "mềm" đi, nghĩa là liên kết nữa cứng sẽ xoay (hết vuông góc với mặt phẳng sàn) khi có moment, còn mức độ ra sao thật khó trả lời, có thể hình dung như thế này:
Etabs giải phần tử hữu hạn bằng phương pháp chuyển vị, nếu độ cứng nút nhỏ thì chuyển vị xoay sẽ lớn hơn và moment từ sàn truyền qua cột sẽ ít đi. Và nội lực vì thế cũng phân theo độ cứng, độ cứng chống uốn có thể nghĩ đến là (EJ)/L với J=b*h^3/12.
Một khung vách sàn nhà nhiều tầng thì không dể dàng gì mà giảm 1, 2 cột mà phải giảm sao cho phù hợp, chạy thử và thay đổi để có giá trị mong muốn.
Một ứng dụng là khi có hệ sàn phẳng và muốn tính lực để thiết kế PT transfer plate, cần phải hiệu chỉnh các springs ở các chân cột phía trên transfer plate này rồi chạy Etabs để xuất nội lực tầng trên tầng này, rồi sử dụng các số liệu đó làm tải tác dụng lên tấm transfer.
Ðề: Tính toán dầm chuyển (transfer beam hay deep beam)
Nhân tiện mọi người đang bàn về transfer beam, em có 1 vài câu hỏi về transfer beam nhờ các anh trả lời giúp.
Em đang làm 1 bài tập thiết kế 1 residential building 6 tầng, 1 ground floor và 1 basement (có files đính kèm).
Từ tầng 1 đến tầng 6 dùng kết cấu tường chịu lực (load bearing walls) và cột nếu cần.
Ground floor và basement đc dùng làm car park nên dùng cột (columns) nên kết cấu chịu lực ở trên và dưới tầng 1 bị lệch nhau.
Để khắc phục cái này thầy em bảo dùng transfer beams.
Vậy em xin hỏi:
Nếu ở tầng trên có tường chịu lực hay cột thì phía dưới có nhất thiết phải có transfer beam?
Transfer beam có nhất thiết phải tựa lên columns? hay có thể 1 đầu tựa lên column, 1 đầu tựa lên 1 transfer beam khác?
Nếu có thời gian, có thể chỉ giúp em 1 ví dụ cho sơ đồ của transfer beams và columns.
Ghi chú