Việt Nam lập bản đồ những nơi có nguy cơ động đất
________________________________________
GS Nguyễn Đình Xuyên trình bày trước
Hội đồng nghiệm thu.
Từ nay, người dân có thể biết được khu vực nơi mình sinh sống có thể bị... động đất hay không. Đó là nhờ vào bản đồ các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam, một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước vừa được nghiệm thu tại Viện Vật lý Địa cầu vào ngày 20-1.
Đề tài nói trên có tên gọi là "Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền ở Việt Nam". Mục tiêu của đề tài là xác định độ nguy hiểm động đất ở Việt Nam, khi có động đất thì nền đất rung động như thế nào và liệu có tìm cách dự báo được không.
Phải mất gần ba năm nghiên cứu và với kinh phí 1,8 tỷ đồng, GS Nguyễn Đình Xuyên và cộng sự mới thành lập được bản đồ các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam. Nhờ vào bản đồ này, người ta có thể biết được thời điểm động đất lập lại trong 1.000 năm, 500 năm và 20 năm. Hay, nói cách khác, các nhà khoa học có thể dự báo được động đất tại Việt Nam.
Phân biệt độ lớn và chấn động
Độ lớn hay mức năng lượng mà động đất phát ra được đo bằng độ Richter.
Còn chấn động (hay cấp động đất) là rung động mà động đất gây ra trên mặt đất, tác động tới mọi vật trên bề mặt. Càng gần chấn tâm, chấn động càng mạnh. Chấn động được đo bằng thang động đất quốc tế MSK-64.
Theo bản đồ nói trên, từ bắc chí nam, Việt Nam có tất cả 30 khu vực có thể phát sinh động đất. Mức độ chấn động của động đất nằm trong khoảng từ 5,5 - 6,8 độ Ríchter (tức là có thể gây ra hư hại nhẹ về nhà cửa).
Trong lịch sử, từ năm 114 tới năm 2003, Việt Nam đã ghi nhận được 1.645 trận động đất mạnh từ 3 độ Richter trở lên. Đó là trận động đất cấp 8 xảy ra vào năm 114 ở bắc Đồng Hới, các trận động đất cấp 7, cấp 8 xảy ra ở Hà Nội vào các năm 1277, 1278, 1285; động đất cấp 8 ở khu vực Yên Định - Vĩnh Lộc - Nho Quan vào năm 1635; động đất cấp 8 vào năm 1821 ở Nghệ An, cấp 7 ở Phan Thiết vào các năm 1882, 1887...
Đáng lưu ý, qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng- sông Chảy, nơi đã xảy ra các trận động đất mạnh 5,1-5,5 độ Richter. Chu kỳ lặp lại động đất mạnh 5,4 độ Richter ở Hà Nội là 1.100 năm và trận động đất mạnh cuối cùng xảy ra cách đây đã hơn 700 năm (1285). Hiện Hà Nội đang trong thời kỳ yên tĩnh nhưng trong tương lai hoạt động động đất có thể tăng lên và động đất mạnh có thể xảy ra. Ngoài ra, Hà Nội còn phải chịu tác động của động đất mạnh xảy ra ở những vùng đứt gãy lân cận như đứt gãy sông Lô, Đông Triều, Sơn La.
Trong buổi nghiệm thu, GS Xuyên cũng kiến nghị xây dựng phần mềm chứa cơ sở dữ liệu về nguy hiểm động đất ở Việt Nam cũng như các phương pháp khai thác, sử dụng cho mục đích xây dựng và quản lý thiên tai. Kiến nghị thứ hai của GS Xuyên là xây dựng hệ thống quan sát và dự báo động đất cho các vùng nhạy cảm nhất ở Việt Nam: Hà Nội, nhà máy thuỷ điện Sơn La, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cũng như các nhà máy điện hạt nhân tương lai nằm trong vùng động đất.
Ngoài ra, GS Nguyễn Đình Xuyên cũng đề nghị cần biên soạn và phổ biến một hướng dẫn kháng chấn đơn giản, dễ hiểu cho nhà dân, giống như các nước Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc đã làm. Đồng thời, phổ biến rộng rãi thông tin về những khu vực có nguy cơ động đất bằng cách in các bản đồ nói trên dưới dạng atlas. Trước mắt, mọi người cũng có thể tới Viện Vật lý địa cầu để tham khảo các bản đồ nói trên.
Danh sách các vùng phát sinh động đất mạnh trên lãnh thổ Việt Nam.
Tên vùng Động đất cực đại (độ Richter)
Sơn La 6,8
Sông Mã-Fumâytun 6,5
Đông Triều 6,0
Sông Hồng- Sông Chảy 6.0
Sông Cả-Khe Bố 6,0
Rào Nạy 5,5
Cao Bằng-Tiên Yên 5,5
Đông Bắc trũng Hà Nội 5,5
Cẩm Phả 5,5
Sông Lô 5,5
Phong Thổ-Than Uyên
Mường La-Chợ Bờ 5,5
Sông Đà 5,5
Mường Nhé 5,5
Hạ lưu sông Mã 5,5
Sông Hiếu 5,5
Khe Giữa-Vĩnh Linh 5,5
Trà Bồng 5,5
Huế 5,5
Đà Nẵng 5,5
Tam Kỳ-Phước Sơn 5,5
Sông Pô Cô 5,5
Sông Ba 5,5
Ba Tơ - Củng Sơn 5,5
Kinh tuyến 109,5 5,5
Tuy Hoà - Củ Chi 5,5
Thuận Hải-Minh Hải 5,5
Vũng Tàu-Tôn Lê Sáp 5,5
Sông Hậu 5,5
Phú Quý 1 5,5
Phú Quý 2 5,5
Chú thích:
- Động đất cực đại là động đất lớn nhất có thể xảy ra.
- Động đất mạnh 5,5 độ Richter gây chấn động cấp 7, làm hư hại nhẹ nhà cửa.
- Động đất 6,0 độ Richter gây chấn động cấp 8, làm hư hại nặng nhà cửa.
- Động đất 6,8 độ Richter gây chấn động cấp 8-9, làm hư hại nhà cửa nặng hơn cấp 8.
________________________________________
GS Nguyễn Đình Xuyên trình bày trước
Hội đồng nghiệm thu.
Từ nay, người dân có thể biết được khu vực nơi mình sinh sống có thể bị... động đất hay không. Đó là nhờ vào bản đồ các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam, một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước vừa được nghiệm thu tại Viện Vật lý Địa cầu vào ngày 20-1.
Đề tài nói trên có tên gọi là "Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền ở Việt Nam". Mục tiêu của đề tài là xác định độ nguy hiểm động đất ở Việt Nam, khi có động đất thì nền đất rung động như thế nào và liệu có tìm cách dự báo được không.
Phải mất gần ba năm nghiên cứu và với kinh phí 1,8 tỷ đồng, GS Nguyễn Đình Xuyên và cộng sự mới thành lập được bản đồ các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam. Nhờ vào bản đồ này, người ta có thể biết được thời điểm động đất lập lại trong 1.000 năm, 500 năm và 20 năm. Hay, nói cách khác, các nhà khoa học có thể dự báo được động đất tại Việt Nam.
Phân biệt độ lớn và chấn động
Độ lớn hay mức năng lượng mà động đất phát ra được đo bằng độ Richter.
Còn chấn động (hay cấp động đất) là rung động mà động đất gây ra trên mặt đất, tác động tới mọi vật trên bề mặt. Càng gần chấn tâm, chấn động càng mạnh. Chấn động được đo bằng thang động đất quốc tế MSK-64.
Theo bản đồ nói trên, từ bắc chí nam, Việt Nam có tất cả 30 khu vực có thể phát sinh động đất. Mức độ chấn động của động đất nằm trong khoảng từ 5,5 - 6,8 độ Ríchter (tức là có thể gây ra hư hại nhẹ về nhà cửa).
Trong lịch sử, từ năm 114 tới năm 2003, Việt Nam đã ghi nhận được 1.645 trận động đất mạnh từ 3 độ Richter trở lên. Đó là trận động đất cấp 8 xảy ra vào năm 114 ở bắc Đồng Hới, các trận động đất cấp 7, cấp 8 xảy ra ở Hà Nội vào các năm 1277, 1278, 1285; động đất cấp 8 ở khu vực Yên Định - Vĩnh Lộc - Nho Quan vào năm 1635; động đất cấp 8 vào năm 1821 ở Nghệ An, cấp 7 ở Phan Thiết vào các năm 1882, 1887...
Đáng lưu ý, qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng- sông Chảy, nơi đã xảy ra các trận động đất mạnh 5,1-5,5 độ Richter. Chu kỳ lặp lại động đất mạnh 5,4 độ Richter ở Hà Nội là 1.100 năm và trận động đất mạnh cuối cùng xảy ra cách đây đã hơn 700 năm (1285). Hiện Hà Nội đang trong thời kỳ yên tĩnh nhưng trong tương lai hoạt động động đất có thể tăng lên và động đất mạnh có thể xảy ra. Ngoài ra, Hà Nội còn phải chịu tác động của động đất mạnh xảy ra ở những vùng đứt gãy lân cận như đứt gãy sông Lô, Đông Triều, Sơn La.
Bản đồ phân vùng
động đất ở Việt Nam
và hiện đang đặt tại
viện Vật lý Địa cầu
(Hà Nội).
Gần đây nhất, từ năm 1990 tới nay, cũng có hai trận động đất cấp 8 ở Điện Biên (1935) và Tuần Giáo (1983), 17 trận động đất cấp 7 và 115 trận cấp 6-7 ở khắp các vùng miền. Các trận động đất trên đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo GS Nguyễn Đình Xuyên và nhóm nghiên cứu, điều đó đã bác bỏ nhận định của nhiều nhà khoa học nước ngoài và trong nước rằng lãnh thổ Việt Nam không có nguy hiểm đáng kể về động đất. động đất ở Việt Nam
và hiện đang đặt tại
viện Vật lý Địa cầu
(Hà Nội).
Trong buổi nghiệm thu, GS Xuyên cũng kiến nghị xây dựng phần mềm chứa cơ sở dữ liệu về nguy hiểm động đất ở Việt Nam cũng như các phương pháp khai thác, sử dụng cho mục đích xây dựng và quản lý thiên tai. Kiến nghị thứ hai của GS Xuyên là xây dựng hệ thống quan sát và dự báo động đất cho các vùng nhạy cảm nhất ở Việt Nam: Hà Nội, nhà máy thuỷ điện Sơn La, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cũng như các nhà máy điện hạt nhân tương lai nằm trong vùng động đất.
Ngoài ra, GS Nguyễn Đình Xuyên cũng đề nghị cần biên soạn và phổ biến một hướng dẫn kháng chấn đơn giản, dễ hiểu cho nhà dân, giống như các nước Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc đã làm. Đồng thời, phổ biến rộng rãi thông tin về những khu vực có nguy cơ động đất bằng cách in các bản đồ nói trên dưới dạng atlas. Trước mắt, mọi người cũng có thể tới Viện Vật lý địa cầu để tham khảo các bản đồ nói trên.
Danh sách các vùng phát sinh động đất mạnh trên lãnh thổ Việt Nam.
Tên vùng Động đất cực đại (độ Richter)
Sơn La 6,8
Sông Mã-Fumâytun 6,5
Đông Triều 6,0
Sông Hồng- Sông Chảy 6.0
Sông Cả-Khe Bố 6,0
Rào Nạy 5,5
Cao Bằng-Tiên Yên 5,5
Đông Bắc trũng Hà Nội 5,5
Cẩm Phả 5,5
Sông Lô 5,5
Phong Thổ-Than Uyên
Mường La-Chợ Bờ 5,5
Sông Đà 5,5
Mường Nhé 5,5
Hạ lưu sông Mã 5,5
Sông Hiếu 5,5
Khe Giữa-Vĩnh Linh 5,5
Trà Bồng 5,5
Huế 5,5
Đà Nẵng 5,5
Tam Kỳ-Phước Sơn 5,5
Sông Pô Cô 5,5
Sông Ba 5,5
Ba Tơ - Củng Sơn 5,5
Kinh tuyến 109,5 5,5
Tuy Hoà - Củ Chi 5,5
Thuận Hải-Minh Hải 5,5
Vũng Tàu-Tôn Lê Sáp 5,5
Sông Hậu 5,5
Phú Quý 1 5,5
Phú Quý 2 5,5
Chú thích:
- Động đất cực đại là động đất lớn nhất có thể xảy ra.
- Động đất mạnh 5,5 độ Richter gây chấn động cấp 7, làm hư hại nhẹ nhà cửa.
- Động đất 6,0 độ Richter gây chấn động cấp 8, làm hư hại nặng nhà cửa.
- Động đất 6,8 độ Richter gây chấn động cấp 8-9, làm hư hại nhà cửa nặng hơn cấp 8.
Ghi chú