QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề nứt trong công tác bê tông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

    Nứt bê tông do tất cả các nguyên nhân trên , tất nhiên rồi , nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là do công tác thi công không đảm bảo. Không đảm bảo lớp bê tông bảo vệ theo thiết kế (nhất là sàn , rất hay bỏ qua không làm con kê),không bảo dưỡng sau khi đổ.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

      Bác nào nói cũng có ý đúng cả. Tôi muốn bổ sung thêm một chút về vấn đề nứt bê tông do co ngót. Người ta phân ra :
      1)Autogenous shrinkage : Do phản ứng hóa học trong quá trình thủy hóa bê tông, gây ra sự co ngót đều. Trong trường hợp tấm hoặc thanh bê tông bị ngàm hai đầu thì có thể gây ra ứng suất kéo.
      2)Drying shrinkage : Co ngót do sự di chuyển hơi nước trong bê tông có độ ẩm cao vào môi trường xung quanh có độ ẩm thấp hơn. Trong trường hợp này cũng gây ra ứng suất kéo ở bề mặt bê tông do co ngót không đều (bề mặt co nhiều, bên trong co ít)
      3)Thermal shrinkage : Co (hoặc nở) do thay đổi nhiệt độ, cũng có thể sinh ra ứng suất kéo.

      Khi bê tông mới đổ, sự co ngót và cường độ của bê tông cũng phát triển song song với nhau. Nếu ứng suất kéo do co ngót vượt quá cường độ chịu kéo của bê tông --> nứt bề mặt. Vì vậy bê tông mới đổ cần phải được bảo dưỡng cẩn thận bằng cách tưới nước thường xuyên hoặc có biện pháp giữ ẩm cho bề mặt bê tông để giảm bớt co ngót do bay hơi nước

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

        Có nhiều giải pháp hiện trường để trộn bê tông ở ra ở nhiệt độ thấp, trong đó có giải pháp trộn bằng nước đá, tuy nhiên, qua thực tế thi công tui thấy rằng, những việc này mang tính hình thức, hiệu quả của nó rất thấp.

        1. Trộn và đổ bê tông vào ban đêm (rẻ nhất).
        2. Rút ngắn thời gian từ khi trộn đến khi đổ.
        3. Dùng phụ gia làm chậm thời gian ninh kết.
        4. Hạ nhiệt độ của cốt liệu (đá và cát): bằng cách che bạt, bằng cách tưới nước thường xuyên, làm hệ thống phun sương: cách này cũng rẻ và hiệu quả cao vì 85% khối lượng bê tông là từ cát đá.
        5. Dùng nước được hạ nhiệt xuống bằng giàn lạnh (cách này tui đã dùng cho khu vực các nhà máy Phú Mỹ, vì sự bắt buộc của nhà thầu chính và từ chủ đầu). nhưng nói thật, lắp máy làm lạnh vào rồi thì cũng tìm cách trộn vào chiều tối thôi, chứ có đưa nhiệt độ nước xuống gần 0oC rồi thì cũng chỉ 15 phút sau, xe chưa ra tới công trường bê tông đã lên "cơn" (thủy hóa) thế là vứt) mỗi khối bê tông chỉ chừng 200 lít nước chứ bao nhiêu đâu).
        Còn nếu nói cho đá cục vào thì không được rồi, vì lẽ: (1) không định lượng nước trộn được (2) đá cục sẽ gây khó khăn cho cánh trộn (3) đá không kịp tan (4) muốn khắc phục phải có hệ thống liên hoàn "làm đá - nghiền bột - định lượng" chẳng thực tế tí nào cả.
        Trường hợp gặp bê tông khối lớn thì chỉ khống chế nhiệt độ khi đổ, rồi khi đổ xong có tưới nước, chứ việc cặp đầu đo nhiệt độ trong bê tông chỉ là để theo dõi, chứ chẳng xử lý được gì cả nếu như nhiệt bê tông có quá cao.


        Về nguyên nhân gây nứt bê tông thì xếp theo thứ tự sau đây:

        1. Do chất lượng xi măng: (nhiều vôi, gây co ngót quá mức cho phép mà tính toán kết cấu chưa dự trù hết được (chất lượng sản xuất xi măng không đảm bảo do nguồn nguyên liệu đất sét đưa vào lò nung không phải lúc nào cũng như nhau và rất khó kiểm soát việc này). Cát hơi có ảnh hưởng một ít (do độ mùn đất hữu cơ lẫn vào cát), còn đá thì hầu như không có ảnh hưởng.
        2. Do bố trí cốt thép cấu tạo không hợp lý (nền sàn, nền tiếp giáp nền đất ...)
        3. Do sản xuất bê tông: (a) bê tông quá giờ (thời gian kéo dài hơn 1h đến 2h), (b) trộn phụ gia quá liều.
        4. Do thi công đổ và đầm: (a) không làm mặt lại (khoảng 1h sau khi đổ) (b) cho thêm nước vào để làm mặt.
        5. Khi bê tông bị nứt thường do tổ hợp một vài nguyên nhân nói trên. Nên ở giai đoạn thiết kế, phải tiên liệu rất nhiều vấn đề khi bố trí cốt thép cấu tạo.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

          Việc cung cấp bê tông ở Việt Nam:

          Cũng như bác Thụ nói chuyện ở Pháp, ở Việt Nam các nhà sản xuất bê tông cũng hoàn toàn làm được các công việc tương tự, sử dụng phụ gia được cung cấp bởi Sika, MBT, Grace vv... và các liệu hoàn thiện dạng bê tông polymer cũng đã có.

          Các bác. Còn về việc chống nứt, điều quan trọng là giải pháp bố trí cốt thép chống nứt, nếu bố trí cốt thép không hợp lý thì có phủ bao bố, tưới nước cũng không giải quyết được.

          Ở Việt nam, các sàn trệt thường chỉ rải thép 1/3 phía trên, giải quyết được vất đề nứt do co ngót (shrinkage) mà vấn đề nứt do lún (settlement) không giải quyết (lý do tiết kiệm) nên chỉ sau mấy tháng là lòi ra vết nứt, ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thiện bề mặt (dù bằng vật liệu gì : tiling, hardener, epoxy, polymer..).

          Khi thiết kế phải lưu ý xác định vị trí đặt các khe co ngót (contraction joint = sawcut joint = shrinkage joint = control joint), chú ý phân biệt (contraction joint), với khe thi công (contruction joint), khe lún (settlement joint), khe nhiệt (expansion joint). Một khe (joint) có thể kết hợp làm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

          Hic... Nói thì nói vậy, chứ chuyện bê tông nứt mặt đối với dân xây dựng là chuyện như cơm bữa thôi đấy.

          Bác Killua. Ở Việt nam cũng có tô nền bằng máy helicopter như các nơi khác trên thế giới, tại bác Thụ dùng tiếng Pháp nên bạn nhầm thôi, chứ các helicopter đơn giản chính là cái máy xoa nền mà ta thường thấy ở bất kỳ nhà thầu xoa nền nào (đơn giá xoa nền cỡ 40.000 đ/m2) (vì nó có cánh quay như cái trực thăng).

          Tỷ lệ E/C = W/C = N/X là tỷ lệ nước/xi măng, tỷ lệ này càng thấp thì mác càng cao, nhưng tỷ lệ thấp cũng còn gọi là "bê tông khô" (ở Việt nam ít dùng thuật ngữ này). Tuy là khô (để có mác cao) nhưng độ sụt vẫn cao (để dễ đầm nén) là nhờ tác dụng của phụ gia siêu hóa dẻo (loại chuyên dụng một tí).
          Last edited by XUAN THUY; 28-04-2005, 06:36 PM.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

            To PVAn: công việc của người thiết kế, người thi công xây dựng là giải quyết vấn đề nứt chứ nói như chú thì còn nói làm gì nữa. Dân XDd thấy dầm bị nứt thì cho là "không sao" chứ chủ nhà thấy thế thì họ cạch tới già chẳng bao giờ thuê chú nữa, chú có biết không.
            Sứ mệnh của nghành xây dựng là "đem sự hoàn hảo của công trình đến cho chủ đầu tư đấy nhé"

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

              Bạn PVAn và XUANTHUY,
              Ðối với các dầm, cột thì theo tôi nghĩ, các bạn đủ sức để tránh các vết nứt. Nhưng khi các bạn thiết kế các dalle (sàn) đặt trên đất dùng cho những kho hàng thì hoàn toàn khác.
              Thật vậy, trong trường hợp này, các dalle rất mỏng so với chiều dài hay chiều ngang của nó (1/300), tránh vết nứt rất là khó.
              Tại Âu-châu, kỹ-thuật làm những công trình này là :
              1) Dalle không dính với nền móng (như vách, cột, dầm...) bao giờ cũng có khe nhiệt độ và co ngót... Nếu dalle cần chịu tải trọng xe cam nhông, clark... thì dùng khe nhiệt độ cho cầu đường bằng bê-tông.
              2) Cốt thép đặt ở 1/3 chiều dày của dalle (tính từ mặt trên), thiết kế theo phép tính trên nền đất đàn hồi.
              3) Các mép, phải dùng lưới thép bao lại hình chữ U.
              4) Có thể dùng béton fibreux thay cho cốt thép nói ở đoạn 2 : tức là bê-tông trộn chung với các kim nho nhỏ (chừng 1mm đường kính, dài 50mm). Chính vì các kim thép này nó nằm đủ mọi hướng mà bê-tông coi như được vá lại. Xong dùng máy helicopter để tô cho láng. Ở VN chắc sẽ có kết quả tốt, nhưng ở Âu-châu, có vài nơi dùng bê-tông này ngoài trời (cho joint cầu), về mùa đông, bê-tông bị đông lạnh, bể trên mặt nên ta thấy vô số kim loài ra, trông rất xấu, và có thể phải sửa lại đều đều.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                PVAn
                Tui đồng ý ý kiến của bác, duy chỉ có câu cuối "Tuy nhiên chỉ khi nào vết nứt vượt quá giới hạn cho phép thì lúc đấy mới cần xem xét xem ảnh hưởng của vết nứt đối với khả năng chịu lực của tiết diện" là tui không đồng ý, vì nó nghe giống trong sách BTCT1 quá.
                Mà với vai trò là người thiết kế, thi công xây dựng bắt buộc mình phải nắm rõ nó, tư vấn hoặc warning trước cho chủ đầu tư về giải pháp thiết kế mà mình chọn.

                Ví dụ, dầm, sàn treo phải thiết kế đảm bảo không có vết nứt nhằm thỏa mãn yêu cầu kiến trúc và/hoặc sử dụng.
                Nếu là sàn trệt phải tư vấn giải pháp: sàn treo (nền cọc), sàn trên nền đàn hồi bằng bê tông cắt joint, sàn bằng đan bê tông, sàn nhựa vv... và thông báo cho CĐT ưu nhược điểm để CĐT chọn lựa tuỳ yêu cầu sử dụng và điền kiện tài chính.

                Nghĩa là mọi thứ phải công khai ngay từ đầu, chứ không phải sơ sài được như kiểu thiết kế công trình có chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách.

                Bác Thụ: Ở VN chưa dùng bê tông fiber, đã có một hãng (có trụ sở tại Singapore) giới thiệu loại này, kim sắt của họ cái đinh đĩa nhỏ bằng cái kim bấm giấy, trộn kim vào trong xe trộn trên đường ra công trường, nhưng chưa được trộn cho công trình nào, (lúc đó họ nhắm đến việc phun vách vỏ cho đường hầm Hải vân, Công ty Hazama Nhật Bản thi công).
                Theo cháu thì ở VN kết quả làm mặt hoàn thiện (finishing) của nó chắc không tốt hơn bên Âu-châu đâu, sự phá hoại do thay đổi nhiệt độ và đặc biệt là do ăn mòn cốt thép rất lớn.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                  Nguyên văn bởi XUAN THUY
                  To PVAn: công việc của người thiết kế, người thi công xây dựng là giải quyết vấn đề nứt chứ nói như chú thì còn nói làm gì nữa. Dân XDd thấy dầm bị nứt thì cho là "không sao" chứ chủ nhà thấy thế thì họ cạch tới già chẳng bao giờ thuê chú nữa, chú có biết không.
                  Sứ mệnh của nghành xây dựng là "đem sự hoàn hảo của công trình đến cho chủ đầu tư đấy nhé"
                  Hi,

                  "Nứt" với bêtong côt thép thì như là "lũ" với đồng bằng sông cửu long vậy làm sao mà tránh hết được, đành phải sống chung với nứt thôi

                  Trong cour béton t@l được học thì nứt có thể chia làm 2 loại :

                  Nứt sớm, là những vết nứt xuất hiện ngay từ lúc mới đổ bê tông cho đến khi cấu kiện đưa vào chịu lực (nứt do co ngót, nhiệt độ, bố trí côt thép...)

                  Nứt chức năng, nứt xuất hiện khi cấu kiện chịu tải, lúc này cấu kiện làm việc như mô hình tính toán giả định, mà tiêu chuẩn tính toán nào cũng không kể đến khả năng chịu kéo của bê tông, vậy nứt là điều bình thường thôi.

                  Nứt là không thể tránh khỏi, vấn đề là làm sao kiểm soát nó thôi (giới hạn về độ mở rộng của vết nứt, phân bố vết nứt) ! Điều này t@l nghỉ thuộc về kinh nghiệm của mỗi kỹ sư, mỗi công ty. Ở Pháp có khá nhiều công ty chỉ suốt ngày đi xữ lý "nứt" thôi !

                  Nguyên văn bởi PVAn
                  Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân gây ra nứt bê tông mà trong đó chỉ một số rất ít các nhân tố là có thể kiểm soát được. Tuy nhiên chỉ khi nào vết nứt vượt quá giới hạn cho phép thì lúc đấy mới cần xem xét xem ảnh hưởng của vết nứt đối với khả năng chịu lực của tiết diện
                  Bác PVAn cho một ví dụ cụ thể về trường hợp này được không nhỉ ? ví dụ như "giới hạn cho phép nứt" là bao nhiêu ? và kể đến nó trong "tính toán khả năng chịu lực của tiết diện" như thế nào ?

                  t@l

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                    Chào mọi người!
                    Mình có vấn đề thế này vì nứt!
                    Khi học ở trường!
                    Nếu khi tính kết cấu theo trạng thái đàn hồi của bản kê ngàm 4 cạnh
                    có phải là sẽ không có vết nứt (do tính theo tt đàn hồi)
                    Nhưng khi kiểm tra lại nứt the đúng TCVN thi thấy có vết nứt!
                    vậy tại sao tính theo đàn hồi rồi mà vẫn con có nứt!

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Vấn đề nứt trong công tác bê tông

                      Nguyên văn bởi find
                      Chào mọi người!
                      Mình có vấn đề thế này vì nứt!
                      Khi học ở trường!
                      Nếu khi tính kết cấu theo trạng thái đàn hồi của bản kê ngàm 4 cạnh
                      có phải là sẽ không có vết nứt (do tính theo tt đàn hồi)
                      Nhưng khi kiểm tra lại nứt the đúng TCVN thi thấy có vết nứt!
                      vậy tại sao tính theo đàn hồi rồi mà vẫn con có nứt!
                      Theo lý thuyết, bê-tông trong miền kéo phải bị nứt, chắc bạn đã hiểu lầm rồi.
                      Tuy nhiên, có những sàn không bị nứt dù ở trong miền kéo khi nó không chịu ứng suất do nhiệt tạo nên, và :
                      1) Tiết diện bê-tông dư thừa;
                      2) Thi công khéo;
                      3) Trong khi xử dụng, phần lớn hoạt tải rất thấp. Một bê-tông chịu nổi 400kg/cm², chắc là cường độ kéo gãy đạt được đến 40kg/cm², và cường độ này đã cho phép sàn chịu chút đĩnh tải trọng, do đó ta không thây vết nứt.

                      Ghi chú

                      Working...
                      X