TT - Một kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại Phân viện Hải dương học Hà Nội (Viện Khoa học - công nghệ VN) vừa công bố cho biết nền đất tại Hà Nội mỗi năm lún trung bình từ 35-50mm. Tính từ năm 1997 đến nay, những nơi có nền đất yếu đã lún xấp xỉ 0,5m!
Một căn hộ tầng 1 thuộc khu tập thể Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng) gần Nhà máy nước Lương Yên bị lún gần tới cửa sổ - Ảnh: H.VĨNH
Năm nào cũng lún
Kết quả quan trắc trong nhiều năm qua cho thấy tình trạng lún mặt đất ở Hà Nội năm nào cũng diễn ra với mức độ khác nhau. Tại khu vực Mai Dịch, tốc độ lún mạnh nhất là năm 2000 với mức lún 4,3mm, tiếp đó là năm 1999 (3,37mm), năm 2003 (2,87mm), năm 1998 (1,47mm), năm 2002 (1,21mm) và năm 2001 (1,13mm). Tuy nhiên, tốc độ lún kinh khủng nhất thuộc về khu vực Thành Công với mức lún kỷ lục của năm 2000 là 44,37mm, năm 2003 là 40,88mm. Các năm 1998, 1999, 2001, 2002 có mức lún lần lượt là 35,17mm, 38,8mm, 37,03mm và 35,97mm. Hai khu vực Hạ Đình và Pháp Vân cũng có tốc độ lún khá lớn mỗi năm. Pháp Vân lún 22,63mm vào năm 2000, còn ở Hạ Đình là 20,18mm vào năm 2000.
TS Trần Văn Hoàng, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết tình trạng lún mặt đất ở Hà Nội là tất yếu bởi thủ đô đang khai thác một lượng nước ngầm quá lớn mỗi năm. Tính riêng trong năm 2004, mỗi ngày đêm có khoảng 69.000m3 nước được khai thác cung cấp cho sinh hoạt. Con số này dự kiến trong năm 2005 sẽ tăng lên 83.000m3.
Ông Hoàng cho rằng việc khai thác nước ngầm phục vụ đời sống của người dân là cần thiết nhưng việc khai thác đó phải bảo đảm thời gian để lượng nước bù đắp lại. Chính vì không bảo đảm được những yêu cầu trên nên mực nước ngầm ngày càng hạ thấp kéo theo hiện tượng lún mặt đất. Cách đây khoảng 30-40 năm, mực nước ngầm dưới lòng đất thủ đô chỉ cách mặt đất khoảng 3-4m và cách đây 15-20 năm, khoảng cách này là 10m. Tuy nhiên, do lượng nước khai thác cung cấp cho sinh hoạt mỗi năm rất lớn đã làm mực nước ngầm ngày càng tụt sâu hơn vào lòng đất. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy mực nước ngầm tại khu vực Mai Dịch hiện đã tụt sâu cách mặt đất 27,30m, khu vực Hạ Đình 34,49m, Pháp Vân 22,30m, Lương Yên 19,23m, Thành Công 19,45m.
Hậu quả nhãn tiền
Theo ông Hoàng, do tốc độ lún ở các nơi không đều nhau nên hậu quả thấy rõ nhất của tình trạng lún đất tại Hà Nội chính là hiện tượng ngập úng xảy ra ở nhiều nơi mỗi khi mưa xuống. Đặc biệt nghiêm trọng, hiện tượng lún đất kéo theo nhiều khu nhà tập thể cũ, nhiều đoạn đường cũng bị lún, nứt, nghiêng. Một hậu quả khác được đề cập trong kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học là hiện tượng lún sẽ làm sai lệch độ chính xác của các bản đồ địa hình tỉ lệ lớn và khi qui hoạch phân bố các công trình, nếu dựa vào hệ thống bản đồ này sẽ gây ra những sai sót dẫn tới khó khăn trong việc cấp thoát nước.
Để khắc phục tình trạng lún mặt đất tại Hà Nội, TS Trần Văn Hoàng cho rằng Hà Nội cần phải điều chỉnh lại hệ thống cung cấp nước ngầm, giảm công suất khai thác của những nhà máy ở khu vực xảy ra tình trạng lún. Ngoài ra, ông Hoàng cho rằng hai địa phương khác đang khai thác nước ngầm với lượng lớn như TP.HCM, Nam Định cũng cần nghiên cứu vấn đề này.
K.HƯNG (bao Tuoi Tre 25-1-05)
Một căn hộ tầng 1 thuộc khu tập thể Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng) gần Nhà máy nước Lương Yên bị lún gần tới cửa sổ - Ảnh: H.VĨNH
Năm nào cũng lún
Kết quả quan trắc trong nhiều năm qua cho thấy tình trạng lún mặt đất ở Hà Nội năm nào cũng diễn ra với mức độ khác nhau. Tại khu vực Mai Dịch, tốc độ lún mạnh nhất là năm 2000 với mức lún 4,3mm, tiếp đó là năm 1999 (3,37mm), năm 2003 (2,87mm), năm 1998 (1,47mm), năm 2002 (1,21mm) và năm 2001 (1,13mm). Tuy nhiên, tốc độ lún kinh khủng nhất thuộc về khu vực Thành Công với mức lún kỷ lục của năm 2000 là 44,37mm, năm 2003 là 40,88mm. Các năm 1998, 1999, 2001, 2002 có mức lún lần lượt là 35,17mm, 38,8mm, 37,03mm và 35,97mm. Hai khu vực Hạ Đình và Pháp Vân cũng có tốc độ lún khá lớn mỗi năm. Pháp Vân lún 22,63mm vào năm 2000, còn ở Hạ Đình là 20,18mm vào năm 2000.
TS Trần Văn Hoàng, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết tình trạng lún mặt đất ở Hà Nội là tất yếu bởi thủ đô đang khai thác một lượng nước ngầm quá lớn mỗi năm. Tính riêng trong năm 2004, mỗi ngày đêm có khoảng 69.000m3 nước được khai thác cung cấp cho sinh hoạt. Con số này dự kiến trong năm 2005 sẽ tăng lên 83.000m3.
Ông Hoàng cho rằng việc khai thác nước ngầm phục vụ đời sống của người dân là cần thiết nhưng việc khai thác đó phải bảo đảm thời gian để lượng nước bù đắp lại. Chính vì không bảo đảm được những yêu cầu trên nên mực nước ngầm ngày càng hạ thấp kéo theo hiện tượng lún mặt đất. Cách đây khoảng 30-40 năm, mực nước ngầm dưới lòng đất thủ đô chỉ cách mặt đất khoảng 3-4m và cách đây 15-20 năm, khoảng cách này là 10m. Tuy nhiên, do lượng nước khai thác cung cấp cho sinh hoạt mỗi năm rất lớn đã làm mực nước ngầm ngày càng tụt sâu hơn vào lòng đất. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy mực nước ngầm tại khu vực Mai Dịch hiện đã tụt sâu cách mặt đất 27,30m, khu vực Hạ Đình 34,49m, Pháp Vân 22,30m, Lương Yên 19,23m, Thành Công 19,45m.
Hậu quả nhãn tiền
Theo ông Hoàng, do tốc độ lún ở các nơi không đều nhau nên hậu quả thấy rõ nhất của tình trạng lún đất tại Hà Nội chính là hiện tượng ngập úng xảy ra ở nhiều nơi mỗi khi mưa xuống. Đặc biệt nghiêm trọng, hiện tượng lún đất kéo theo nhiều khu nhà tập thể cũ, nhiều đoạn đường cũng bị lún, nứt, nghiêng. Một hậu quả khác được đề cập trong kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học là hiện tượng lún sẽ làm sai lệch độ chính xác của các bản đồ địa hình tỉ lệ lớn và khi qui hoạch phân bố các công trình, nếu dựa vào hệ thống bản đồ này sẽ gây ra những sai sót dẫn tới khó khăn trong việc cấp thoát nước.
Để khắc phục tình trạng lún mặt đất tại Hà Nội, TS Trần Văn Hoàng cho rằng Hà Nội cần phải điều chỉnh lại hệ thống cung cấp nước ngầm, giảm công suất khai thác của những nhà máy ở khu vực xảy ra tình trạng lún. Ngoài ra, ông Hoàng cho rằng hai địa phương khác đang khai thác nước ngầm với lượng lớn như TP.HCM, Nam Định cũng cần nghiên cứu vấn đề này.
K.HƯNG (bao Tuoi Tre 25-1-05)
Ghi chú