QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hà Nội đang lún

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hà Nội đang lún

    TT - Một kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại Phân viện Hải dương học Hà Nội (Viện Khoa học - công nghệ VN) vừa công bố cho biết nền đất tại Hà Nội mỗi năm lún trung bình từ 35-50mm. Tính từ năm 1997 đến nay, những nơi có nền đất yếu đã lún xấp xỉ 0,5m!


    Một căn hộ tầng 1 thuộc khu tập thể Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng) gần Nhà máy nước Lương Yên bị lún gần tới cửa sổ - Ảnh: H.VĨNH


    Năm nào cũng lún

    Kết quả quan trắc trong nhiều năm qua cho thấy tình trạng lún mặt đất ở Hà Nội năm nào cũng diễn ra với mức độ khác nhau. Tại khu vực Mai Dịch, tốc độ lún mạnh nhất là năm 2000 với mức lún 4,3mm, tiếp đó là năm 1999 (3,37mm), năm 2003 (2,87mm), năm 1998 (1,47mm), năm 2002 (1,21mm) và năm 2001 (1,13mm). Tuy nhiên, tốc độ lún kinh khủng nhất thuộc về khu vực Thành Công với mức lún kỷ lục của năm 2000 là 44,37mm, năm 2003 là 40,88mm. Các năm 1998, 1999, 2001, 2002 có mức lún lần lượt là 35,17mm, 38,8mm, 37,03mm và 35,97mm. Hai khu vực Hạ Đình và Pháp Vân cũng có tốc độ lún khá lớn mỗi năm. Pháp Vân lún 22,63mm vào năm 2000, còn ở Hạ Đình là 20,18mm vào năm 2000.

    TS Trần Văn Hoàng, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết tình trạng lún mặt đất ở Hà Nội là tất yếu bởi thủ đô đang khai thác một lượng nước ngầm quá lớn mỗi năm. Tính riêng trong năm 2004, mỗi ngày đêm có khoảng 69.000m3 nước được khai thác cung cấp cho sinh hoạt. Con số này dự kiến trong năm 2005 sẽ tăng lên 83.000m3.

    Ông Hoàng cho rằng việc khai thác nước ngầm phục vụ đời sống của người dân là cần thiết nhưng việc khai thác đó phải bảo đảm thời gian để lượng nước bù đắp lại. Chính vì không bảo đảm được những yêu cầu trên nên mực nước ngầm ngày càng hạ thấp kéo theo hiện tượng lún mặt đất. Cách đây khoảng 30-40 năm, mực nước ngầm dưới lòng đất thủ đô chỉ cách mặt đất khoảng 3-4m và cách đây 15-20 năm, khoảng cách này là 10m. Tuy nhiên, do lượng nước khai thác cung cấp cho sinh hoạt mỗi năm rất lớn đã làm mực nước ngầm ngày càng tụt sâu hơn vào lòng đất. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy mực nước ngầm tại khu vực Mai Dịch hiện đã tụt sâu cách mặt đất 27,30m, khu vực Hạ Đình 34,49m, Pháp Vân 22,30m, Lương Yên 19,23m, Thành Công 19,45m.

    Hậu quả nhãn tiền

    Theo ông Hoàng, do tốc độ lún ở các nơi không đều nhau nên hậu quả thấy rõ nhất của tình trạng lún đất tại Hà Nội chính là hiện tượng ngập úng xảy ra ở nhiều nơi mỗi khi mưa xuống. Đặc biệt nghiêm trọng, hiện tượng lún đất kéo theo nhiều khu nhà tập thể cũ, nhiều đoạn đường cũng bị lún, nứt, nghiêng. Một hậu quả khác được đề cập trong kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học là hiện tượng lún sẽ làm sai lệch độ chính xác của các bản đồ địa hình tỉ lệ lớn và khi qui hoạch phân bố các công trình, nếu dựa vào hệ thống bản đồ này sẽ gây ra những sai sót dẫn tới khó khăn trong việc cấp thoát nước.

    Để khắc phục tình trạng lún mặt đất tại Hà Nội, TS Trần Văn Hoàng cho rằng Hà Nội cần phải điều chỉnh lại hệ thống cung cấp nước ngầm, giảm công suất khai thác của những nhà máy ở khu vực xảy ra tình trạng lún. Ngoài ra, ông Hoàng cho rằng hai địa phương khác đang khai thác nước ngầm với lượng lớn như TP.HCM, Nam Định cũng cần nghiên cứu vấn đề này.

    K.HƯNG (bao Tuoi Tre 25-1-05)
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

  • #2
    Hà Nội: lún sụt mặt đất do khai thác nước ngầm

    Hà Nội: lún sụt mặt đất do khai thác nước ngầm
    (11/5/2004 5:10:08 PM)

    (T/chí TN & MT) - Từ năm 1985, một số nhà khoa học đã cảnh báo về khả năng sụt lún mặt đất Hà Nội do khai thác nước ngầm. Vấn đề này sau đó đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình, dự án nghiên cứu liên quan đã được triển khai. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng: Đã có các biểu hiện sụt lún mặt đất do khai thác nứơc gầm ở phần Nam bờ phải sông Hồng. Sự sụt lún mặt đất xảy ra chủ yếu ở các vùng phân bố các tầng đất yếu và có liên quan đến sự giảm áp trong tầng chứa nước ngầm sâu, sự sắp xếp lại hạt trong các tầng trên và do sự ôxy hoá vật chất hữu cơ trong các tập bùn sét khi mực nước ngầm hạ thấp, dẫn đến giảm cường độ chịu tải của đất ở đó.

    Sự sụt lún mặt đất không chỉ gây tổn thất cho các công trình xây dựng như: nhà cửa, đường sá, cầu cống, kênh mương, mà còn góp phần gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm do các vết nứt tạo thành những đường lưu thông nước trên mặt và các tầng chứa nước.

    Theo tính toán của các nhà khoa học, khi mực nước động của tầng chứa nước ngầm tầng sâu đạt 20 m và tầng trên đạt 7 m, thì mặt đất ở khu vực phần Nam bờ phải sông Hồng có thể lún đến trên 1m.

    Các kết quả quan trắc mực nước của tầng nước ngầm sâu trong 10 năm trở lại đây do Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình miền Bắc thực hiện cho thấy quá trình khai thác nước ở phần bờ phải sông Hồng đã tạo ra một phễu hạ thấp mực nước trong tầng chứa nước Pleitocen (tầng nước ngầm sâu, tầng nước công nghiệp hiện đang cấp nước cho tất cả các bãi giếng của các nhà máy nước Hà Nội) có diện tích khá lớn và đang ngày càng lan rộng và xuống sâu, đặc biệt phần phễu có trị số (-8m) và (-14m) liên tục tăng lên. Diện tích phễu có cốt cao (-14m) tăng từ 4,07 km2 năm 1992 lên 33,83km2 vào năm 2002. Trong đó khu vực Pháp Vân, Hạ Đình là hai trung tâm có mực nước sâu nhất.

    Các kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng, các tầng chứa nước, cả tầng nước ngầm nông và sâu, đều có quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với nước sông Hồng tham gia tới 70 – 80% vào tổng lượng nước khai thác từ các bãi giếng Yên Phụ, Lương Yên, và sông Hồng chính là nguồn cấp nước ngầm cho Hà Nội. Như vậy, nếu các bãi giếng được đưa ra sát sông Hồng thì lượng nước khai thác sẽ tăng lên. Một số chuyên gia đã đề nghị: ngoài các bãi giếng đã có, nên bố trí thêm các giếng khoan khai thác thành tuyến sông song song với sông Hồng, càng gần sông càng tốt (bố trí ngoài đê còn giúp cho bảo vệ đê tốt hơn), mỗi giếng cách nhau từ 150 – 250 m. Như vậy dọc theo sông Hồng từ cầu Long Biên đến khu vực đền Lộ có thể bố trí khoảng 50 – 60 giếng khai thác; dọc theo sông từ cầu Thăng Long lên thượng lưu có thể bố trí 15 – 20 giếng; công suất mỗi giếng có thể khai thác từ 5000 – 8000 m3 mỗi ngày. Tổng công suất tuyến giếng này có thể đạt từ 400.000 – 500.000 m3 mỗi ngày. Đồng thời có thể bố trí một vài bãi giếng ở khu vực Tứ Liên (2 bãi), khu Phúc Xá (1 bãi) và xây dựng các hành lang thu nước ở các bãi giữa sẽ có thể khai thác khoảng 100.000 m3 nước mỗi ngày cho mỗi cụm công trình này. Đối với các bãi giếng cũ thì các bãi giếng Pháp Vân, Tương Mai và Hạ Đình sẽ giảm công suất xuống chỉ còn 20 – 30% hoặc ngừng khai thác hoàn toàn, các bãi giếng khác duy trì khai thác bình thường; xoá bỏ toàn bộ các lỗ khoan đường kính nhỏ và thay vào đó cấp nước theo đường ống. Như vậy, riêng phần phía phải sông Hồng chúng ta có thể khai thác được từ 1.200.000 – 1.400.000 m3 mỗi ngày mà mực nước không những không tăng so với công trình bố trí sát biên cấp mà còn có thể phục hồi mực nước lên do ngừng khai thác ở các trung tâm hạ thấp (Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai). Thêm vào đó có khả năng giảm nồng độ của một số thành phần như sắt và amôn.

    Theo các ý kiến nêu trên thì có thể khắc phục tình trạng sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm ở Hà Nội mà vẫn có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của thành phố, nếu chúng ta mạnh dạn đầu tư và quy hoạch lại hệ thống các bãi giếng khai thác, áp dụng các công nghệ khai thác bằng các hành lang thu nước bố trí ở bãi cát giữa sông Hồng.


    Quang Hậu

    Ghi chú


    • #3
      Bài 1-Hiện trạng khai thác nước dưới đất và một số kiến nghị về biện pháp khai thác,

      Hiện trạng khai thác nước dưới đất và một số kiến nghị về biện pháp khai thác, quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất ở khu vực Hà Nội
      (11/25/2004 5:05:38 PM)

      Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất khu vực Hà Nội
      Hà Nội nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Với hệ thống thuỷ văn phát triển, đặc biệt có dòng sông Hồng với chiều dài khoảng 37km chảy qua địa phận, và cấu tạo địa chất đặc biệt ưu ái đã tạo ra cho thủ đô Hà Nội nguồn nước mặt dồi dào và nguồn nước dưới đất phong phú. Do những đặc điểm ưu việt hơn về chất lượng, điều kiện khai thác, hiệu quả kinh tế, nước dưới đất đã được khai thác, sử dụng để phục vụ cho thủ đô từ hàng trăm năm nay.

      Hiện tại, Hà Nội là thành phố lớn duy nhất ở nước ta sử dụng 100% lượng nước cấp cho thành phố từ nguồn nước dưới đất. Do phát triển dân số và kinh tế, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, công nghiệp ở thủ đô Hà Nội rất lớn và ngày càng tăng. Năm 1978 các trạm khai thác nước tập trung ở Hà Nội mới chỉ khai thác khoảng 164.000 m3/ngày, đến năm 1983 khoảng 199.000 m3/ngày, năm 1990 là 325.000 m3/ngày, đến năm 1996 là khoảng 352.400 m3/ngày, năm 1999 trong khu vực Hà Nội khai thác khoảng 464.000 m3/ngày, và hiện nay, tổng lưu lượng khai thác từ các công trình cấp nước tập trung ở Hà Nội lên tới khoảng 700.000m3/ngày. Trong đó, tốc độ khai thác nước dưới đất phát triển nhanh nhất diễn ra khoảng thời gian mười năm trở lại đây, khi nền kinh tế của thủ đô phát triển mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường, có nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên nhanh chóng và đô thị hoá phát triển mạnh. Từ số liệu thu thập được từ Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội và kết quả thực hiện một số dự án điều tra thực trạng khai thác nước dưới đất của một số Bộ, ngành và tổ chức UNICEF trong thời gian gần đây có thể khái quát về hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất ở khu vực Hà Nội tính tới thời điểm hiện nay như sau:

      Tổng lưu lượng của tất cả các loại hình khai thác (gồm khai thác công nghiệp tập trung của Công ty cấp nước, khai thác lẻ của các cơ quan, xí nghiệp và khai thác nhỏ quy mô gia đình) đến thời điểm hiện nay đạt xấp xỉ 800.000m3/ngày. Trong đó, Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội đang khai thác và quản lý 22 nhà máy và trạm cấp nước, với tổng số 177 giếng khoan công nghiệp, lưu lượng khai thác khoảng 500.000m3/ngày; Các giếng quy mô công nghiệp, khai thác lẻ do các cơ quan, xí nghiệp, các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố xây dựng để cấp nước và các trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn ngoại ô thành phố có trên dưới 500 giếng, khai thác khoảng trên 200.000m3/ngày; Còn lại là các giếng khai thác nhỏ lẻ, kiểu UNICEF do các hộ gia đình, hoặc cơ quan, xí nghiệp tự khoan để khai thác nước, với số lượng gần70.000 giếng, khai thác từ 100.000 - 140.000m3/ngày.

      Mặc dù Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội đã liên tục được đầu tư để nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các nhà máy nước nhằm đáp ứng yêu cầu nước của thủ đô trong những năm gần đây, và Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng đã đầu tư xây dựng một số trạm cấp nước tập trung cho khu vực các huyện ngoại thành, nhưng do tỷ lệ thất thoát nước còn quá cao (khoảng 40 - 50%) và nhu cầu nước ngày càng lớn nên nhiều khu vực thuộc nội thành hoặc một số thị trấn tập trung đông dân cư của Hà Nội vẫn còn hiện trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất hoặc chưa có hệ thống cấp nước của thành phố (như các khu vực thuộc Yên Hoà - Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Khương Trung, Thanh Xuân, Nhân Chính, Lạc Trung, Mai Động, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Văn Điển, Định Công, Linh Đàm...). Vì vậy, tại các khu vực này khai thác nước dưới đất chủ yếu là tự xây dựng hệ thống cấp nước vẫn rất phổ biến


      (11/25/2004 5:05:38 PM)

      Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất khu vực Hà Nội
      Hà Nội nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Với hệ thống thuỷ văn phát triển, đặc biệt có dòng sông Hồng với chiều dài khoảng 37km chảy qua địa phận, và cấu tạo địa chất đặc biệt ưu ái đã tạo ra cho thủ đô Hà Nội nguồn nước mặt dồi dào và nguồn nước dưới đất phong phú. Do những đặc điểm ưu việt hơn về chất lượng, điều kiện khai thác, hiệu quả kinh tế, nước dưới đất đã được khai thác, sử dụng để phục vụ cho thủ đô từ hàng trăm năm nay.

      Hiện tại, Hà Nội là thành phố lớn duy nhất ở nước ta sử dụng 100% lượng nước cấp cho thành phố từ nguồn nước dưới đất. Do phát triển dân số và kinh tế, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, công nghiệp ở thủ đô Hà Nội rất lớn và ngày càng tăng. Năm 1978 các trạm khai thác nước tập trung ở Hà Nội mới chỉ khai thác khoảng 164.000 m3/ngày, đến năm 1983 khoảng 199.000 m3/ngày, năm 1990 là 325.000 m3/ngày, đến năm 1996 là khoảng 352.400 m3/ngày, năm 1999 trong khu vực Hà Nội khai thác khoảng 464.000 m3/ngày, và hiện nay, tổng lưu lượng khai thác từ các công trình cấp nước tập trung ở Hà Nội lên tới khoảng 700.000m3/ngày. Trong đó, tốc độ khai thác nước dưới đất phát triển nhanh nhất diễn ra khoảng thời gian mười năm trở lại đây, khi nền kinh tế của thủ đô phát triển mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường, có nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên nhanh chóng và đô thị hoá phát triển mạnh. Từ số liệu thu thập được từ Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội và kết quả thực hiện một số dự án điều tra thực trạng khai thác nước dưới đất của một số Bộ, ngành và tổ chức UNICEF trong thời gian gần đây có thể khái quát về hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất ở khu vực Hà Nội tính tới thời điểm hiện nay như sau:

      Tổng lưu lượng của tất cả các loại hình khai thác (gồm khai thác công nghiệp tập trung của Công ty cấp nước, khai thác lẻ của các cơ quan, xí nghiệp và khai thác nhỏ quy mô gia đình) đến thời điểm hiện nay đạt xấp xỉ 800.000m3/ngày. Trong đó, Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội đang khai thác và quản lý 22 nhà máy và trạm cấp nước, với tổng số 177 giếng khoan công nghiệp, lưu lượng khai thác khoảng 500.000m3/ngày; Các giếng quy mô công nghiệp, khai thác lẻ do các cơ quan, xí nghiệp, các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố xây dựng để cấp nước và các trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn ngoại ô thành phố có trên dưới 500 giếng, khai thác khoảng trên 200.000m3/ngày; Còn lại là các giếng khai thác nhỏ lẻ, kiểu UNICEF do các hộ gia đình, hoặc cơ quan, xí nghiệp tự khoan để khai thác nước, với số lượng gần70.000 giếng, khai thác từ 100.000 - 140.000m3/ngày.

      Mặc dù Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội đã liên tục được đầu tư để nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các nhà máy nước nhằm đáp ứng yêu cầu nước của thủ đô trong những năm gần đây, và Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng đã đầu tư xây dựng một số trạm cấp nước tập trung cho khu vực các huyện ngoại thành, nhưng do tỷ lệ thất thoát nước còn quá cao (khoảng 40 - 50%) và nhu cầu nước ngày càng lớn nên nhiều khu vực thuộc nội thành hoặc một số thị trấn tập trung đông dân cư của Hà Nội vẫn còn hiện trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất hoặc chưa có hệ thống cấp nước của thành phố (như các khu vực thuộc Yên Hoà - Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Khương Trung, Thanh Xuân, Nhân Chính, Lạc Trung, Mai Động, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Văn Điển, Định Công, Linh Đàm...). Vì vậy, tại các khu vực này khai thác nước dưới đất chủ yếu là tự xây dựng hệ thống cấp nước vẫn rất phổ biến

      Ghi chú


      • #4
        Bài 2-Hiện trạng khai thác nước dưới đất và một số kiến nghị về biện pháp khai thác,

        Hà Nội đã có Quy hoạch cấp nước đến năm 2010 và Định hướng phát triển đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 50/2000/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 4 năm 2000). Theo Quy hoạch này, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đến 2005 là 160lít/người/ngày; đến 2010 là 170lít/người/ngày và đến 2020 là 190lít/người/ngày, theo đó nhu cầu cấp nước của thành phố Hà Nội đến năm 2005 sẽ là 852.000m3/ngày; đến năm 2010 là 1.046.000m3/ngày và đến năm 2020 là 1.419.000m3/ngày. Cũng theo Quy hoạch này, hệ thống cấp nước sạch nông thôn không lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố, dự kiến đến năm 2010 sẽ đầu tư xây dựng 60 trạm cấp nước nông thôn, mỗi trạm có công suất từ 500 đến 1.700m3/ngày.

        Trong Quy hoạch, nguồn nước thô cấp cho hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội là nguồn nước dưới đất và nguồn nước mặt. Trong đó dự kiến đến năm 2010, tổng công suất khai thác nước dưới đất ở phía Nam sông Hồng là khoảng 700.000m3/ngày; ở phía Bắc sông Hồng là khoảng 140.000m3/ngày; và khai thác nguồn nước mặt trên sông Hồng hoặc sông Đà là khoảng 500.000m3/ngày.

        Để thực hiện Quy hoạch cấp nước đợt đầu 2000-2005, trong thời gian từ 2001 đến nay thành phố Hà Nội đã đầu tư để mở rộng, nâng công suất khai thác ở hàng loạt nhà máy nước và mở thêm một số nhà máy nước mới, đều lấy nguồn nước dưới đất. Đó là các dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy nước Cáo Đỉnh từ 30.000 lên 60.000m3/ngày, nhà máy nước Gia Lâm từ 33.000 lên 63.000 m3/ngày, nhà máy nước Yên Viên 7000 m3/ngày, trạm cấp nước Khương Trung lên 7000m3/ngày (trạm cấp nước Khương Trung đã đi vào giai đoạn khai thác); nâng công suất thiết kế, xây dựng nhà máy nước Nam Dư 60.000m3/ngày, nhà máy nước Bắc Thăng Long 50.000m3/ngày. Hiện nay, thành phố đang triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước ngầm Thượng Cát, công suất 60.000m3/ngày, và đang chuẩn bị đầu tư dự án nâng công suất nhà máy nước Lương Yên lên 80.000 m3/ngày.

        Như vậy, chỉ riêng các dự án trên hoàn thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2005 đã tăng thêm lượng nước khai thác khoảng trên 250.000m3/ngày, nâng tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất ở thành phố Hà Nội lên khoảng trên một triệu mét khối một ngày. Đó là chưa kể đến một số khu công nghiệp, khu đô thị mới đang trong giai đoạn thiết kế hệ thống khai thác hoặc dự kiến khai thác nước dưới đất tại chỗ để cấp cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt (như khu công nghiệp Thăng Long là 5000 m3/ngày, khu đô thị Linh Đàm 5500m3/ngày, khu đô thị Định Công 5000m3/ngày, khu đô thị Nam Trung Yên 5000 m3/ngày, khu công nghiệp Dệt may Nguyên Khê - Đông Anh 10.000m3/ngày...), và nhiều khu công nghiệp, khu dân cư , nhà máy, trường học khác nằm xa hệ thống cấp nước hiện tại của thành phố, đang có nhu cầu cấp bách về nước đều khai thác nguồn nước dưới đất để tự xây dựng hệ thống cấp nước.

        Trong tương lai, để đạt được mục tiêu cấp nước đến năm 2010 và đến năm 2020, ngoài dự án khả thi khai thác nước mặt công suất 150.000m3/ngày hiện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khai thác nước dưới đất ở thành phố Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục duy trì, phát triển và đóng vai trò chủ yếu cho cấp nước ở Hà Nội

        Một số kiến nghị về biện pháp khai thác, quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất ở khu vực Hà Nội
        Như trên đã nêu, vì lý do hiệu quả kinh tế và khả năng đáp ứng của nguồn nước dưới đất, trong Quy hoạch cấp nước cho thành phố Hà Nội đến năm 2010 và Định hướng phát triển đến 2020, nguồn nước cung cấp cho thành phố vẫn chủ yếu lấy từ nguồn nước dưới đất. Vì vậy, để bảo vệ nguồn nước dưới đất nhằm cung cấp nước lâu dài, bền vững và an toàn cho thủ đô, thành phố Hà Nội cần có một chiến lược về khai thác, quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, trong đó cần thực hiện một số công việc sau:

        - Cần phải đánh giá lại nguồn nước dưới đất của toàn vùng, xác định trữ lượng có khả năng khai thác được trên cơ sở bố trí, quy hoạch lại hệ thống các công trình khai thác một cách phù hợp.

        - Xây dựng mới hoặc mở rộng các bãi giếng khai thác dọc theo sông Hồng, sông Đuống (như khu vực Thượng Cát, Chèm, Đông Anh, Gia Lâm), các vùng xa ngoại ô thành phố và vùng lân cận. Đồng thời giảm lưu lượng khai thác ở các bãi giếng nằm trong thành phố, khu vực mực nước hạ thấp lớn (như Hạ Đình, Tương Mai, Ngọc Hà, Mai Dịch).

        - Hạn chế dần và không mở mới công trình khai thác trong khu vực nội thành, đặc biệt cần hủy bỏ loại hình giếng khai thác kiểu UNICEF trong khu vực nội thành. Tăng cường xây dựng các trạm cấp nước tập trung ở khu vực các quận, huyện ngoại thành để thay thế dần kiểu khai thác nhỏ lẻ.

        - Cần có kế hoạch xử lý, trám lấp toàn bộ các giếng hỏng, giếng bị hủy bỏ, giếng không đủ chất lượng trong khu vực thành phố.

        - Xây dựng đới bảo vệ trong khu vực các bãi giếng đang khai thác.

        - Tăng cường công tác kiểm soát, giám sát việc thải chất thải, nước thải, nhất là đối với các loại nước thải độc hại tại các cơ sở sản xuất trong thành phố và tại các khu vực gần công trình khai thác nước.

        Hạn chế, hoặc không cho phép khoan các giếng khoan nông trong khu vực thành phố; tăng cường xây dựng các trạm cấp nước tập trung cho các khu vực thị trấn, nơi tập trung đông dân cư để thay thế, dần dần tiến tới huỷ bỏ các giếng khoan nhỏ lẻ.

        - Kiểm soát chặt chẽ việc khoan khảo sát địa chất công trình, thi công xây dựng công trình trong khu vực thành phố; hạn chế việc xử dụng chất phụ gia khi xử lý nền móng các công trình xây dựng.

        - Cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở thành phố Hà Nội.

        Ths. Trần Thị Huệ - Cục Quản lý tài nguyên nước

        Ghi chú


        • #5
          Mấy năm trước anh Trịnh Minh Thụ, cán bộ giảng dạy trường đại học Thủy Lợi có đăng một bài trên Canadian Geotechnical Journal về việc mô hình hóa bằng PTHH sự lún sụt của đất nền Hà Nội do khai thác nước ngầm (rất tiếc là tôi không có link). Tôi nghĩ chuyện lún sụt này là tất yếu đối với các đô thị đang phát triển như Hà Nội (Bangkok và Mexico city cũng gặp vấn đề tương tự, thậm chí còn trầm trọng hơn nhiều). Đặc biệt, do yếu tố thành tạo địa chất, nền đất Hà Nội chủ yếu là đất bồi (sedimentary soils) nên hầu hết là đang ở trạng thái cố kết thường (normally consolidated). Nếu lún trên diện rộng thì chủ yếu ảnh hưởng đến điều kiện sử dụng của công trình chứ chưa chắc đã gây ra phá hoại. Với những công trình lớn có móng dựa trên cọc được đưa xuống tầng cuội sỏi thì chắc vẫn vô tư. Hy vọng một vài thập kỷ nữa nền cố kết xong thì chắc sẽ ổn

          Ghi chú


          • #6
            Thực ra việc khu vực Hà nội bị lún, hiện tượng, nguyên nhân tại sao thì tôi cho rằng mọi người biết rồi và có thể phân tích dc.
            Tuy nhiên, tôi có một số thắc mắc nhỏ:
            Việc lún trên diện rộng sẽ làm chúng ta khó hình dung mức độ và qui mô của nó, nhưng đối với các công trình cao tầng có móng său móng cọc, thường tỳ vào lớp sỏi cuội 45 m ) thì ảnh hưởng sẽ như thế nao?
            Tôi cho là không nhiều, ngoại trừ ma sát âm do nền đất cố kết tác dụng lên cọc!?
            Bâc tam cấp đường lên xuông.v..v.. sẽ như thế nào? khi công trình móng cọc không lún mà đường và hè chung quanh lún xuống với tốc độ 2-3cm/năm?
            Xin mọi người cho ý kiến ?

            Ghi chú


            • #7
              Nguyên văn bởi Pham
              Mấy năm trước anh Trịnh Minh Thụ, cán bộ giảng dạy trường đại học Thủy Lợi có đăng một bài trên Canadian Geotechnical Journal về việc mô hình hóa bằng PTHH sự lún sụt của đất nền Hà Nội do khai thác nước ngầm (rất tiếc là tôi không có link).
              Ai quan tâm thì có thể liên hệ với chú Thụ
              minhthu@pmail.ntu.edu.sg
              Địa chỉ này chỉ có giá trị đến khoảng tháng 8 năm nay thôi

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Hà Nội đang lún

                Hà Nội: lún sụt mặt đất do khai thác nước ngầm.


                Từ năm 1985, một số nhà khoa học đã cảnh báo về khả năng sụt lún mặt đất Hà Nội do khai thác nước ngầm. Vấn đề này sau đó đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình, dự án nghiên cứu liên quan đã được triển khai. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng: Đã có các biểu hiện sụt lún mặt đất do khai thác nứơc ngầm ở phần Nam bờ phải sông Hồng.

                Sự sụt lún mặt đất xảy ra chủ yếu ở các vùng phân bố các tầng đất yếu và có liên quan đến sự giảm áp trong tầng chứa nước ngầm sâu, sự sắp xếp lại hạt trong các tầng trên và do sự ôxy hoá vật chất hữu cơ trong các tập bùn sét khi mực nước ngầm hạ thấp, dẫn đến giảm cường độ chịu tải của đất ở đó.

                Sự sụt lún mặt đất không chỉ gây tổn thất cho các công trình xây dựng như: nhà cửa, đường sá, cầu cống, kênh mương, mà còn góp phần gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm do các vết nứt tạo thành những đường lưu thông nước trên mặt và các tầng chứa nước.

                Theo tính toán của các nhà khoa học, khi mực nước động của tầng chứa nước ngầm tầng sâu đạt 20 m và tầng trên đạt 7 m, thì mặt đất ở khu vực phần Nam bờ phải sông Hồng có thể lún đến trên 1m.

                Các kết quả quan trắc mực nước của tầng nước ngầm sâu trong 10 năm trở lại đây do Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình miền Bắc thực hiện cho thấy quá trình khai thác nước ở phần bờ phải sông Hồng đã tạo ra một phễu hạ thấp mực nước trong tầng chứa nước Pleitocen (tầng nước ngầm sâu, tầng nước công nghiệp hiện đang cấp nước cho tất cả các bãi giếng của các nhà máy nước Hà Nội) có diện tích khá lớn và đang ngày càng lan rộng và xuống sâu, đặc biệt phần phễu có trị số (-8m) và (-14m) liên tục tăng lên. Diện tích phễu có cốt cao (-14m) tăng từ 4,07 km2 năm 1992 lên 33,83km2 vào năm 2002. Trong đó khu vực Pháp Vân, Hạ Đình là hai trung tâm có mực nước sâu nhất.

                Các kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng, các tầng chứa nước, cả tầng nước ngầm nông và sâu, đều có quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với nước sông Hồng tham gia tới 70 – 80% vào tổng lượng nước khai thác từ các bãi giếng Yên Phụ, Lương Yên, và sông Hồng chính là nguồn cấp nước ngầm cho Hà Nội. Như vậy, nếu các bãi giếng được đưa ra sát sông Hồng thì lượng nước khai thác sẽ tăng lên. Một số chuyên gia đã đề nghị: ngoài các bãi giếng đã có, nên bố trí thêm các giếng khoan khai thác thành tuyến sông song song với sông Hồng, càng gần sông càng tốt (bố trí ngoài đê còn giúp cho bảo vệ đê tốt hơn), mỗi giếng cách nhau từ 150 – 250 m. Như vậy dọc theo sông Hồng từ cầu Long Biên đến khu vực đền Lộ có thể bố trí khoảng 50 – 60 giếng khai thác; dọc theo sông từ cầu Thăng Long lên thượng lưu có thể bố trí 15 – 20 giếng; công suất mỗi giếng có thể khai thác từ 5000 – 8000 m3 mỗi ngày. Tổng công suất tuyến giếng này có thể đạt từ 400.000 – 500.000 m3 mỗi ngày. Đồng thời có thể bố trí một vài bãi giếng ở khu vực Tứ Liên (2 bãi), khu Phúc Xá (1 bãi) và xây dựng các hành lang thu nước ở các bãi giữa sẽ có thể khai thác khoảng 100.000 m3 nước mỗi ngày cho mỗi cụm công trình này. Đối với các bãi giếng cũ thì các bãi giếng Pháp Vân, Tương Mai và Hạ Đình sẽ giảm công suất xuống chỉ còn 20 – 30% hoặc ngừng khai thác hoàn toàn, các bãi giếng khác duy trì khai thác bình thường; xoá bỏ toàn bộ các lỗ khoan đường kính nhỏ và thay vào đó cấp nước theo đường ống. Như vậy, riêng phần phía phải sông Hồng chúng ta có thể khai thác được từ 1.200.000 – 1.400.000 m3 mỗi ngày mà mực nước không những không tăng so với công trình bố trí sát biên cấp mà còn có thể phục hồi mực nước lên do ngừng khai thác ở các trung tâm hạ thấp (Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai). Thêm vào đó có khả năng giảm nồng độ của một số thành phần như sắt và amôn.

                Theo các ý kiến nêu trên thì có thể khắc phục tình trạng sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm ở Hà Nội mà vẫn có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của thành phố, nếu chúng ta mạnh dạn đầu tư và quy hoạch lại hệ thống các bãi giếng khai thác, áp dụng các công nghệ khai thác bằng các hành lang thu nước bố trí ở bãi cát giữa sông Hồng.

                (Theo MONREnet)

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Hà Nội đang lún

                  Ðọc qua những bài của báo chí và của các bạn, sự lún đất ở Hà-nội như vậy là quá kinh-khủng. Ở Mexico cũng có sự lún đất vô cùng quan trọng, nhưng chắc thua xa hiện tượng ở Hà-Nội.
                  Cái cơ chế lún đất ở Mexico thì khoa học đã biết, các bạn có thể tham khảo sách báo, cũng do trước kia Mexico là một con sông với các hòn đảo, sau này được lấp lại, tuy nhiên nhà cửa có lún thì lún như nhau, vì các lớp đất hạ xuống chứ không như Hà-nội, có nhà đã lún đến gần cửa sổ, độ lún khác biệt đó là do tải trọng quá đáng, các cọc, móng không đủ sức chịu đựng.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Hà Nội đang lún

                    Anh Thu lại định xếp Việt nam có một thứ nhất thế giới rồi. Thực tế không kinh khủng như vậy đâu, làm sao ma so sánh với Mehico City được. Những công trình bị lún nhiều là do thời điểm ấy trình độ còn thấp, tiền ít (quá nghèo) và đất nền ở những khu vực ấy thuốc loại chưa cố kết (hồ ao được san lấp với những lớp cát khoảng 3 - 4 m mà không coi đây là tải trọng tác dụng lên nền). Giải pháp móng hoàn toàn là móng băng, thi công chất lượng thấp.
                    Móng cọc được đưa vào công trình dân dụng đầu tiên vào năm 1979 (nhà 11 tầng ở Giảng Võ, nay thuộc khách sạn Hà nội) và cho đến những năm cuối của thập kỷ 80 công trình xây dựng ở Hà nội chủ yếu là < 6 tầng cho nên giải pháp móng cọc là không được phép nghĩ đến móng cọc. Và nhiều khi cứ đổ trách nhiệm cho trời là xong.
                    Tại Hà nội thực tế có hiện tượng lún sụt và đã có một dự án nghiên cứu lớn, tuy nhiên các trạm quan trắc chủ yếu đặt ở khu vực khai thác nước đên tất nhiên độ lún ở đấy là lớn. Một công trình bị lún nhiều do khai thác nước đó là Viện Nhi trung ương, tại đây có trạm bơm khai thác nước cho bệnh viện với lưu lượng lớn và kết quả thấy rất rõ.

                    Ghi chú

                    casino siteleri bahis siteleri
                    erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                    deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                    bahis siteleri
                    bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                    hd sex video
                    Mobilbahis
                    antalya escort bayan
                    gaziantep escort
                    betpas gncel link
                    gaziantep escort
                    bonus veren siteler
                    pinbahis pinbahis dizitune.com
                    bostanci escort pendik escort
                    ?stanbul Escort
                    Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                    betbonusking.com deneme bonusu
                    deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                    gvenilir casino siteleri
                    Kacak iddaa Siteleri
                    mraniye escort sancaktepe escort
                    quixproc.com
                    Working...
                    X