QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bản quá độ trên cầu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • bản quá độ trên cầu

    Em chào các anh,chị! Hiện em đang tham gia 1 đề tài khoa học về bản quá độ. Nhưng tài liệu trên mạng ít quá. Vậy em rất mong được các anh cho 1 vài lời ý kiến về vấn đề này( có tài liệu kèm theo thì tuyệt ! ). Em xin chân thành cám ơn !!!
    Mr Vũ - Road & Bridge building A 47 - UCT

  • #2
    Ðề: bản quá độ trên cầu

    Nguyên văn bởi kingoga
    mình nhớ không lầm trog quyển sách mố trụ cầu của gs Nguyễn Minh Nghĩa có phần trình bày về phần này,
    trong tiêu chuẩn 272-05 cũng có nói về bản quá độ đầu cầu và giảm áp lực ngang của đất..... bạn có thể coi kỹ ở đó,
    ----------------------------------------------------------
    Mình thấy trong cả 2 đều không tính toán sâu. Nếu anh chị nào có bản vẽ thì share em với
    Mr Vũ - Road & Bridge building A 47 - UCT

    Ghi chú


    • #3
      Bản quá độ

      Thường trong thiết kế, mình thường ít quan tâm tới BQĐ, thường là "nhét" đại một cái dài 5m, v.v... vào.
      Nhưng thôi cuối năm rảnh rỗi, có vài điều mình chưa hiểu mong các bạn tham gia.
      1. Thiết kế Bản quá độ dài bao nhiêu là đủ?
      - Sách vở thì nói là dài đủ để có thể triệt tiêu áp lực đất do hoạt tải sau mố (LS), tức là chiều dài ảnh hưởng của lăng thể trượt, vậy cụ thể tính nó như thế nào?
      2. Tính LS như thế nào là đúng?
      - Sách vở nói rằng, khi có bản quá độ thì LS có thể được triết giảm, hoặc triệt tiêu. Nhưng trong thực tế tính toán mình vẫn thấy tính LS như bình thường, chẳng triết giảm gì cả.
      Vậy thiết kế BQĐ như thế nào thì triệt tiêu được LS????? (LS=0)

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: bản quá độ trên cầu

        Anh tham khảo vài bản vẽ này nhé
        Attached Files
        GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
        ĐT: 0913 555 194

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: bản quá độ trên cầu

          Chúc mừng Năm mới Canh Dần 2010

          Các nước từ Đông sang Tây đều làm bản quá độ và có tác dụng tôt cả.
          Vậy thi ơ nước mình cần cải tiến công nghệ và cả cấu tạo nữa.
          Bộ GTVT đã cấp kinh phí cho một đề tài nghiên cứu từ 2009 rồi, nhưng chưa làm xong.
          Tôi sẽ tìm 1 bản tính của nước ngoài để các anh tham khảo.
          Nhưng Hôm nay là 1 _tết Canh Dần, phải lên Chúc Tết đã nhi
          GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
          ĐT: 0913 555 194

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: bản quá độ trên cầu

            có một vấn đề mình rất muốn hỏi về bản quá độ. Ai cũng rõ là có bản quá độ sẽ làm triết giảm hoạt tải sau mố (có thể triệt tiêu).
            Nhưng như vậy, đặt BQĐ dài bao nhiêu là đủ? có triết giảm thì triết giảm bao nhiêu? và như thế nào thì có thể coi như triệt tiêu được áp lực đất chất thêm do hoạt tải (LS=0)?

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Bản quá độ

              Xin chào cả nhà

              Mùng 3 tết, đọc bài vè BQD này thấy thú vị quá nên cũng xin góp vài ý
              kiến nhỏ

              Về cái tên thi theo lịch sử phát triển của từng thứ, cần phân biệt rõ
              bản quá độ, bản giảm tải, sàn giảm tải ( cứ tạm gọi như vậy, sau sẽ
              bàn lại)

              1- Cái tên bản quá độ :

              - đầu tiên là dịch từ tiếng Nga, hồi đó ai đi học từ bé cũng biết khái
              niệm về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, có lẽ vì thế mà tính từ " quá
              độ" được dùng rất phổ biến và mang dáng vẻ thời thượng, trang trọng.
              Từ vựng của ngành KH xã hội-chính trị lấn sang cả từ vựng kỹ thuật,
              và cái tên "bản quá độ" hầu như không ai có ý kiến gì thêm,
              - Mãi sau này, khoảng từ 1990, sách tiếng Anh vào nhiều, tiếng Nga mất
              địa vị thống trị trong làng cầu đường, dịch chữ "transfering slab"
              cũng thấy thuật ngữ "bản quá độ" là tạm chấp nhận được. Lúc đó cấu tạo
              BQD vẫn là 1 đầu gối chốt lên đỉnh tường trước của Mố, (coi như sơ đồ
              gối cố định) một đầu kia của bản tỳ lên dầm móng chôn trong nền đường
              theo hướng ngang cầu, bên dưới dầm này có móng đá xếp,( coi như sơ đồ
              gối đàn hồi). Nhưng cái bản mỏng quá nên sẽ bị uốn cong võng xuống và
              tỳ lên đất một đoạn sát với phần gối đàn hồi, đoạn này được giả định
              dài bằng 1/3 chiều dài bản quá độ và coi là sơ đồ dầm trên nền đàn
              hồi. Nhiều kỹ sư đã đơn giản hóa, bỏ qua đoạn này trong tính toán mà
              chỉ tính là sơ đồ dầm giản đơn 1 đầu gối cố định, 1 đầu gối đàn hồi.
              Rồi cái độ đàn hồi bằng bao nhiêu thì lại giả định tùy ý mỗi người.
              Còn lại đa sô chẳng tính gì cả, cho dài 3 m ( khoảng những năm 60-80)
              rồi dài đến 6m ( khoảng những năm 90-đến nay). Độ dày của BQD thì xưa
              là 20 cm, sau đến 25 cm , nay đến 30-35 cm. tùy người thiết kế.
              - Khoảng 15 năm về trước, các bản vẽ xuất phát từ TEDI dùng thuật ngữ
              " bản vượt" BV thay cho thuật ngữ " bản quá độ. BQD. Cấu taọ cũng có
              khác đi, cụ thể là bên dưới đáy BV này có móng đá hộc, rồi đá dăm suốt
              chiều dài 6m. Cái dầm kê bị bỏ di, gối đá của nó cũng bị bỏ đi . mà
              thay bằng 1 cái gờ nhô xuống dưới ở cuối BV, đại thể cũng coi là 1
              dạng dầm kê.
              - Nhưng xin lưu ý rằng từ 1985, trong "Sổ tay cầu cống nhỏ"- tiếng Nga
              - đã vẽ BQD trên đường Quốc lộ có 3 nhịp, mỗi nhịp 6 m liên tiếp nhau
              chôn trong nền đường sau mố hoặc để nổi gần sát mặt đường (có trải
              nhựa lên trên bản BTCT). Sách tiếng Tầu thì đã vẽ BQD dài 2-3 nhịp,
              mỗi nhịp 3-4 m tương tự như trên.
              Kể lại thế để xin bà con đừng vội chê hiệu quả của BQD. Các nước tiên
              tiến vẫn đang áp dụng mà. Vấn đề là tại sao ở xứ ta chưa tốt như mong
              ứơc thì có cả lỗi thiết kế và lỗi thi công chứ.

              2- Về cái tên Bản giảm tải

              - sách tiếng Nga từ xưa đã vẽ BGT ngàm cứng vào thân tường trước của
              Mố (chứ không phải gối chốt ở đỉnh tường đầu của Mố như Bản quá độ).
              Có thể làm 2-3 Bản giảm tải ở các cao độ khác nhau nếu chiều cao Mố
              quá cao. Mục tiêu là giảm áp lực ngang do hoạt tải. Hơn nữa, phần
              trọng lượng đất và tải trọng xe thẳng đứng bên trên chiều dài của BGT
              sẽ tạo ra Momen quay ngược về phía nền đường, làm tăng ổn định lật cho
              tường Mố.Độ đàn hồi bên dưới bánh xe của đoạn chiều dài BGT cũng được
              cải thiện và góp phần cho xe ra vào cầu êm thuận hơn (giống như tác
              dụng của Bản quá độ.
              - Vậy mà loại BGT này ít được thiết kế ở VN, còn bản vẽ của Nga thì có
              Mố đưpợc làm cả 2 thứ là BQD va BGT.

              3- Về cái tên Sàn giảm tải

              - Có lẽ tên này được đẻ ra từ dự án Đường xuyên Á (Xin lỗi bà con, nếu
              tôi nói sai). Khi đó các giải pháp bấc thấm và cọc cát đều phải chờ
              quá lâu mới rải BT nhựa được. Mà vào lúc đó chưa có Vụ PM18. Tinh thần
              đánh nhanh, thắng nhanh cao lắm, đã là kỹ sư cầu đường thì hầu như ai
              cũng muốn đẩy nhanh tiến độ, Điều này cũng phù hợp yêu càu của Cáp
              trên và Nhân dân, vậy là làm cái san BTCT trên nền cọc đóng rồi dắp
              đất lên trên thì khỏi phải chờ lún lâu. Tinh tiền ra so sánh thì cũng
              là hợp lý vì tiết keeijm thời gian, nhiệm vụ chính trị cúng hoàn
              thành. Mọi mặt đềy hay cả. Sau này đâu đau cung phát triển, trăm hoa
              đua nở

              - Rồi dần dần cải tiến thếm, tính toán theo cách này cách nọ tùy giả
              thiết của mỗi kỹ sư, tiếc là chưa có ai tổng kết số liệu thí nghiệm.
              Đôi khi cũng quá đà, làm cả móng cọc khoan nhồi đến D1000 mm. Nay thì
              có sách báo tiếng Anh về Raft Foundation để tham khảo nữa.
              - Chuyện còn dài dài, anh nào hứng thú làm cái Luận án cũng tốt đấy.

              4- Về nghiên cứu của Bộ GTVT.
              - Bộ GTVT đã cho tiền rồi, Đề tài nghiên cứu về Nối tiếp giữa cầu và
              đường, từ năm 2009, nhưng mà chưa làm xong nên chưa có báo cáo.

              Mùng 3 Tết mà viết dài quá rồi, bà con đọc cho rộng đường dư luận nhé,vui thôi mà.
              Xin tạm biệt

              NVT
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Bản quá độ

                Bài thầy viết về bản quá độ, bản giảm tải, và sàn giảm tải hay quá.
                Em cảm ơn thầy.
                Em muốn hỏi thầy, trong việc thiết kế, đặt bản quá độ dài bao nhiêu thì mình có thể coi là triết giảm hoặc triệt tiêu hoạt tải sau mố LS?

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Bản quá độ

                  Xin trả lời ngắn
                  - Anh lấy công thức tính chiều dài lăng thể trượt (dự báo gần đúng) trong sách Mố trụ cầu.( tương ứng với các sơ đồ hoạt tải khác nhau)
                  - Chọn BDQ dài hơn chiều dài đó thì tuy không triệt tiêu hết áp lực ngang do hoạt tải sau Mố nhưng cũng giảm nhiều
                  GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                  ĐT: 0913 555 194

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: bản quá độ trên cầu

                    Nguyên văn bởi arnold
                    Bạn đang tham gia đề tài nghiên cứu khoa học đề tài cụ thể thế nào thế? vì mình đang nghĩ đến 1 đề tài đang được 1 hội nghiên cứu làm. Bạn làm đề tài theo ai làm hướng dẫn đấy, có thể cho mình biết thêm thông tin chút không để có thể hướng mà giúp đỡ. Mình sẽ tìm giúp bạn vài tài liệu về cái đó, sẽ gửi sau.
                    Em đang tham gia đề tài : "Tính toán bản quá độ bằng phương pháp phần tử hữu hạn ". Hiện tại bọn em mới chỉ tham gia ở mức độ cấp trường,chỉ là biết phương hướng tính toán, xem thế giới làm sao, nước mình thế nào, và chạy phần mềm tính toán. Em rất mong được các thầy và các anh chỉ bảo
                    Mr Vũ - Road & Bridge building A 47 - UCT

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: bản quá độ trên cầu

                      Nguyên văn bởi ngtuanbinh View Post
                      có một vấn đề mình rất muốn hỏi về bản quá độ. Ai cũng rõ là có bản quá độ sẽ làm triết giảm hoạt tải sau mố (có thể triệt tiêu).
                      Nhưng như vậy, đặt BQĐ dài bao nhiêu là đủ? có triết giảm thì triết giảm bao nhiêu? và như thế nào thì có thể coi như triệt tiêu được áp lực đất chất thêm do hoạt tải (LS=0)?
                      theo như mình hiểu thì độ dài bản quá độ còn phụ thuộc vào loại đất sau mố, hay nói cụ thể hơn là sức kháng cắt của đất--> quyết đinh cung trượt .nếu BQD mà đặt trong cung trượt thì ko còn ý nghĩa làm giảm áp lực chất thêm do hoạt tải nữa
                      Mr Vũ - Road & Bridge building A 47 - UCT

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: bản quá độ trên cầu

                        Trong đây phân tích cũng khá chi tiết về chiều dài BQĐ đây các bác
                        - Chiều dài bản quá độ
                        - Cách tính hệ số chiết giảm áp lực do hoạt tải
                        Hot hot
                        http://www.bantui.com/4rum/viewtopic.php?p=20164#p20164
                        Last edited by thanh533; 26-02-2010, 03:15 PM.
                        Đời ta thật vui khi có www.bantui.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Bản quá độ

                          Nguyên văn bởi nguyenviettrung View Post
                          Xin trả lời ngắn
                          - Anh lấy công thức tính chiều dài lăng thể trượt (dự báo gần đúng) trong sách Mố trụ cầu.( tương ứng với các sơ đồ hoạt tải khác nhau)
                          - Chọn BDQ dài hơn chiều dài đó thì tuy không triệt tiêu hết áp lực ngang do hoạt tải sau Mố nhưng cũng giảm nhiều
                          Thế vậy nếu cầu trên vùng đồi núi mố cao > 6m thì sao đây thầy.nếu tính chiều dài lăng thể trượt của nó >>> BQD > 10m quá.Vậy làm sao thử thầy???
                          Nguyên văn bởi thanh533 View Post
                          Trong đây phân tích cũng khá chi tiết về chiều dài BQĐ đây các bác
                          - Chiều dài bản quá độ
                          - Cách tính hệ số chiết giảm áp lực do hoạt tải
                          Hot hot
                          http://www.bantui.com/4rum/viewtopic.php?p=20164#p20164
                          bài này đúng là huơng dẫn cụ thể.thank pak nhé

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: bản quá độ trên cầu

                            Cảm ơn thầy Trung!

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: bản quá độ trên cầu

                              bọn em rất cảm ơn thầy TRUNG.một người thầy để chúng em học tập.
                              những tài liệu và góp ý chân thành của thầy bọn em xin ghi nhận .

                              Ghi chú

                              Working...
                              X