Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    To: nguyencongoanh

    Ví dụ của bác có vài điều em chưa hiểu, nhờ bác giải thích:
    1.Sutb=103,423 kpa có liên quan như thế nào đến C-top of Layer =95,467 kpa và C-Rate of Increase =0,796 kpa
    2.Làm thế nào để có giá trị Sutb (ý là nó tính qua qutb có phải k?)
    3. Trong Geo-slope làm thế nào để nhập vào C-top of Layer =95,467 kpa và C-Rate of Increase =0,796 kpa
    Mong Bác giải thích hộ. Cám ơn nhiều

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

      Nguyên văn bởi namvnc View Post
      To: nguyencongoanh

      Ví dụ của bác có vài điều em chưa hiểu, nhờ bác giải thích:
      1.Sutb=103,423 kpa có liên quan như thế nào đến C-top of Layer =95,467 kpa và C-Rate of Increase =0,796 kpa
      2.Làm thế nào để có giá trị Sutb (ý là nó tính qua qutb có phải k?)
      3. Trong Geo-slope làm thế nào để nhập vào C-top of Layer =95,467 kpa và C-Rate of Increase =0,796 kpa
      Mong Bác giải thích hộ. Cám ơn nhiều
      1. Bạn không dùng giá trị trung bình sutb mà phải thiết lập cái quan hệ giữa sức chống cắt không thoát nước theo chiều sâu đất nền (theo từng lớp), từ thông tin này bạn sẽ có một hàm của su = su0 + kz, với su0 là sức chống cắt trên mặt lớp (c-top, hay c-datum), còn k là cái c-rate ò increase, z là độ sâu hay cao độ tùy theo bạn dùng su =f(độ sâu) hay = f(cao độ - datum).

      2. Cái sutb của bài toán trên thực chất là một đường trung bình của quan hệ sức chống cắt theo độ sâu chứ không phải đơn thuần là giá trị trung bình.

      3. Chọn mô hình su=f(depth) hay su=f(datum) thì sẽ có chỗ để nhập.

      P/S: Cái sutb tôi chỉ dùng để tính cái Eu cho đất nền thôi, không dùng trong phân tích sức chống cắt (trượt)

      nc. oanh
      Last edited by nguyencongoanh; 30-12-2009, 06:13 PM. Lý do: thêm dòng cuối P/S
      nc. oanh

      Safety begins with team work

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

        Cám ơn Bác NC.OANH nhiều, bác rất nhiệt tình với mọi người. Tuy nhiên tôi vẫn có một số thắc mắc muốn tiếp tục trao đổi với Bác:
        1.Bác làm sao có thể thiết lập đựoc su = su0 + kz khi các thí ngiệm với mẫu vật liệu xi măng đất thường là từ các thí nghiệm nén một trục nở hông (không mô phỏng ứng suất bên theo chiều sâu của cọc)
        2. Mô hình su=f(depth) hay su=f(datum) ở phần nào trong chương trình Geo-slope, tôi tìm mãi không thấy (tôi đang dùng Geo studio 2004). Bác có thể chỉ ra rõ hơn k?
        3. Liệu có quan hệ nào giữa Sutb với qu (tôi thắc mắc điều này là vì các thí nghiệm về cọc xi măng đất ngừoi ta đưa cho tôi mỗi cái qu từ thí nghiệm nén một trục nở hông nên nhiều lúc chẳng biết làm thế nào.
        Câu hỏi hơi nhiều vì tôi thấy có nhiều thắc mắc. Mong Bác thông cảm.
        Cám ơn Bác.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

          Nguyên văn bởi namvnc View Post
          Cám ơn Bác NC.OANH nhiều, bác rất nhiệt tình với mọi người. Tuy nhiên tôi vẫn có một số thắc mắc muốn tiếp tục trao đổi với Bác:
          1.Bác làm sao có thể thiết lập đựoc su = su0 + kz khi các thí ngiệm với mẫu vật liệu xi măng đất thường là từ các thí nghiệm nén một trục nở hông (không mô phỏng ứng suất bên theo chiều sâu của cọc)
          2. Mô hình su=f(depth) hay su=f(datum) ở phần nào trong chương trình Geo-slope, tôi tìm mãi không thấy (tôi đang dùng Geo studio 2004). Bác có thể chỉ ra rõ hơn k?
          3. Liệu có quan hệ nào giữa Sutb với qu (tôi thắc mắc điều này là vì các thí nghiệm về cọc xi măng đất ngừoi ta đưa cho tôi mỗi cái qu từ thí nghiệm nén một trục nở hông nên nhiều lúc chẳng biết làm thế nào.
          Câu hỏi hơi nhiều vì tôi thấy có nhiều thắc mắc. Mong Bác thông cảm.
          Cám ơn Bác.
          1. Đúng là mẫu đất ximang chỉ có một giá trị trung bình (không phụ thuộc chiều sâu, như mình đang dùng) nhưng đất xung quanh cọc đất ximang thì lại tăng theo chiều sâu cho sức chống cắt nên cái nền hỗn hợp sẽ có hàm tăng theo chiều sâu. Cho nên cái sutb của hình trên thực chất là giá trị trung bình của đất giữa các cọc đất ximang trong vùng gia cố.

          2. Nó là cái này:



          3. Cái sutb tôi ký hiệu ở trên không phải của cọc đất ximang (sao không gõ được dấu á nhỉ). Tuy vậy qu có thể tính được su đó bạn nhé.

          su=qu/2=(simga1-sigma3)/2

          nc. oanh
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

            Cám ơn Bác NC.OANH nhiều nhiều. Bác giải thích rất chi tiết. Tuy nhiên tôi vẫn còn thắc mắc một số vấn đề sau:
            1.Trên hình trên của Bác tại Datum(elevation) = -5. Giá trị -5 có phải là giá trị lực dính tại cao trình thấp nhất của lớp k Bác.
            2.Từ xưa đến nay với một lớp đất thì khảo sát địa chất chỉ cho tôi mỗi một C hoặc Cu (Tôi hiểu đây là giá trị trung bình cho lớp đó). Vậy làm thế nào để có được su = su0 + kz như của Bác?
            Trong trường hợp mình lập đề cương khảo sát thì phương pháp khảo sát nào có thể giúp ta có được điều đó và phải làm thế nào?
            Có quá nhiều thắc mắc, mong Bác thông cảm.
            Cám ơn Bác.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

              Nguyên văn bởi namvnc View Post
              Cám ơn Bác NC.OANH nhiều nhiều. Bác giải thích rất chi tiết. Tuy nhiên tôi vẫn còn thắc mắc một số vấn đề sau:
              1.Trên hình trên của Bác tại Datum(elevation) = -5. Giá trị -5 có phải là giá trị lực dính tại cao trình thấp nhất của lớp k Bác.
              2.Từ xưa đến nay với một lớp đất thì khảo sát địa chất chỉ cho tôi mỗi một C hoặc Cu (Tôi hiểu đây là giá trị trung bình cho lớp đó). Vậy làm thế nào để có được su = su0 + kz như của Bác?
              Trong trường hợp mình lập đề cương khảo sát thì phương pháp khảo sát nào có thể giúp ta có được điều đó và phải làm thế nào?
              Có quá nhiều thắc mắc, mong Bác thông cảm.
              Cám ơn Bác.
              1. -5 là cao độ đỉnh lớp mà tại đó su=9kPa

              2. Bác phải thiết lập mối quan hệ giữa cái cu đó với độ sâu, hay cao độ vì mỗi thử nghiệm đều có thông tin về cao độ hay chiều sâu mẫu cả. Giá trị trung bình không dùng cho đất tự nhiên. Tất cả các báo cảo khảo sát hiện nay theo tôi thấy thì đều có đủ thông tin để lập ra quan hệ trên, chỉ có điều thường thì anh em thiết kế nhà mình ít dùng (hay dùng giá trị trung bình, có thể thiên về an toàn trong một số trường hợp)

              nc. oanh
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú

              casino siteleri bahis siteleri
              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
              bahis siteleri
              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
              hd sex video
              Mobilbahis
              antalya escort bayan
              gaziantep escort
              betpas gncel link
              gaziantep escort
              bonus veren siteler
              pinbahis pinbahis dizitune.com
              bostanci escort pendik escort
              ?stanbul Escort
              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
              betbonusking.com deneme bonusu
              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
              gvenilir casino siteleri
              Kacak iddaa Siteleri
              mraniye escort sancaktepe escort
              quixproc.com
              Working...
              X