Theo quy định tại QĐ số 23/2000/QĐ-BXD thì việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế CTXD do các Sở XD các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cấp cho các KS làm công tác thiết kế tối thiểu là 3 năm.
Việc cấp chứng chỉ kiểu này đã xuất hiện một số bất cập chẳng hạn như: một người ở tỉnh xa không có hộ khẩu tại Hà Nội làm việc cho một công ty Tư vấn XD đóng trên địa bàn Hà Nội (các chiến sĩ ra trường thường xin làm việc ngay tại Hà Nội mà ít về quê). Vấn đề là Sở XD chỉ cấp chứng chỉ cho những người có hộ khẩu Hà Nội. Những người này khi quay về địa phương (nơi có hộ khẩu thường trú) xin cấp chững chỉ thì lại không có xác nhận của cơ quan tư vấn tại nơi đó vì có làm việc ở đó đâu !!! Vậy là một vòng luẩn quẩn... nhiều người cũng đành chạy vạy tìm cách này cách nọ để trang bị cho mình một tấm chứng chỉ hành nghề cho hợp pháp ... người không xin được thì đành phải làm vẽ và thiết kế mà không được làm chủ trì thiết kế trong khi khả năng của họ là có thể.
Theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP mới đây thì việc cấp chứng chỉ hành nghề được mở rộng ra cho rất nhiều đối tượng từ Chủ trì Thiết kế, Chủ nhiệm thiết kế, chủ trì khảo sát, giám sát, thi công...
Nhưng cóp một điểm căn bản là phải công tác liên tục trong lĩnh vực xin cấp chứng chỉ ít nhất 5 năm, chứ không phải 3 năm như trước kia, đồng thời chứng chỉ này phải do BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG cấp, chứ không phải GĐ sở XD cấp. Điều này cho thấy để có một tấm chứng chỉ hành nghề thiết kế, thi công hay giám sát một người sau khi học ở trường ĐH 5 năm thì phải ra công tác trong lĩnh vực nào đó ít nhất 5 năm nữa cùng với một số điều kiện khác mới có được tấm chứng chỉ hành nghề, tổng cộng mất 10 năm. Chú nào ra trường mà không chung thủy với một lĩnh vực công tác, nay công ty này, mai công ty khác, nay thiết kế, mai đi giám sát hoặc thi công, hoặc làm chủ đầu tư thì cả đời cũng không xin được tấm chứng chỉ hành nghề.
Kể ra vấn đề này, nó cũng có cái khó, nhưng cũng có cái hay là Tấm chứng chỉ hành nghề đã được nâng cao giá trị của nó. Nó cũng buộc một người muốn có chứng chỉ phải thực sự yêu nghề, theo nghề trong một thời gian tương đối dài, đủ để mỗi người có một chút kinh nghiệm nào đó.
Không biết bao giờ sẽ có Thông tư hướng dẫn về vấn đề này, chứ hiện nay các Sở XD địa phương đã tạm dừng cấp chứng chỉ hành nghề.
Mời các bác thảo luận tiếp...
Việc cấp chứng chỉ kiểu này đã xuất hiện một số bất cập chẳng hạn như: một người ở tỉnh xa không có hộ khẩu tại Hà Nội làm việc cho một công ty Tư vấn XD đóng trên địa bàn Hà Nội (các chiến sĩ ra trường thường xin làm việc ngay tại Hà Nội mà ít về quê). Vấn đề là Sở XD chỉ cấp chứng chỉ cho những người có hộ khẩu Hà Nội. Những người này khi quay về địa phương (nơi có hộ khẩu thường trú) xin cấp chững chỉ thì lại không có xác nhận của cơ quan tư vấn tại nơi đó vì có làm việc ở đó đâu !!! Vậy là một vòng luẩn quẩn... nhiều người cũng đành chạy vạy tìm cách này cách nọ để trang bị cho mình một tấm chứng chỉ hành nghề cho hợp pháp ... người không xin được thì đành phải làm vẽ và thiết kế mà không được làm chủ trì thiết kế trong khi khả năng của họ là có thể.
Theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP mới đây thì việc cấp chứng chỉ hành nghề được mở rộng ra cho rất nhiều đối tượng từ Chủ trì Thiết kế, Chủ nhiệm thiết kế, chủ trì khảo sát, giám sát, thi công...
Nhưng cóp một điểm căn bản là phải công tác liên tục trong lĩnh vực xin cấp chứng chỉ ít nhất 5 năm, chứ không phải 3 năm như trước kia, đồng thời chứng chỉ này phải do BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG cấp, chứ không phải GĐ sở XD cấp. Điều này cho thấy để có một tấm chứng chỉ hành nghề thiết kế, thi công hay giám sát một người sau khi học ở trường ĐH 5 năm thì phải ra công tác trong lĩnh vực nào đó ít nhất 5 năm nữa cùng với một số điều kiện khác mới có được tấm chứng chỉ hành nghề, tổng cộng mất 10 năm. Chú nào ra trường mà không chung thủy với một lĩnh vực công tác, nay công ty này, mai công ty khác, nay thiết kế, mai đi giám sát hoặc thi công, hoặc làm chủ đầu tư thì cả đời cũng không xin được tấm chứng chỉ hành nghề.
Kể ra vấn đề này, nó cũng có cái khó, nhưng cũng có cái hay là Tấm chứng chỉ hành nghề đã được nâng cao giá trị của nó. Nó cũng buộc một người muốn có chứng chỉ phải thực sự yêu nghề, theo nghề trong một thời gian tương đối dài, đủ để mỗi người có một chút kinh nghiệm nào đó.
Không biết bao giờ sẽ có Thông tư hướng dẫn về vấn đề này, chứ hiện nay các Sở XD địa phương đã tạm dừng cấp chứng chỉ hành nghề.
Mời các bác thảo luận tiếp...
Ghi chú