Hiện tại em thấy việc áp dụng dầm bẹt vào công trình Hoàng Kim Thế Gia. Một điều mà em chưa bao giờ được nghe trong ghế nhà trường. Vậy kính mong các anh có thể share cho em tài liệu hoặc là kinh nghiệm tính toán loại dầm này không ạ.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt
Collapse
X
-
Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt
Dầm bẹt thì bạn tính toán giống hệt dầm bình thường thôi.Trong lúc tính toán bản sàn mà có chiều dài l2>2l1 thì bạn chẳng cắt một đoạn bản có chiểu dài 1m để tính như dầm là gì ? Dầm bẹt do chiều dài làm việc ho nó bé hơn nên thép tính ra là lớn hơn roài.Đừng quá quan trọng vấn đề lên thế
-
Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt
Nguyên văn bởi mju mju View PostDầm bẹt thì bạn tính toán giống hệt dầm bình thường thôi.Trong lúc tính toán bản sàn mà có chiều dài l2>2l1 thì bạn chẳng cắt một đoạn bản có chiểu dài 1m để tính như dầm là gì ? Dầm bẹt do chiều dài làm việc ho nó bé hơn nên thép tính ra là lớn hơn roài.Đừng quá quan trọng vấn đề lên thế
Ghi chú
-
Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt
Nguyên văn bởi kenvin™ View PostHiện tại em thấy việc áp dụng dầm bẹt vào công trình Hoàng Kim Thế Gia. Một điều mà em chưa bao giờ được nghe trong ghế nhà trường. Vậy kính mong các anh có thể share cho em tài liệu hoặc là kinh nghiệm tính toán loại dầm này không ạ.
Gửi Em 1 file Excel đính kèm về tính toán dầm bẹt để tham khảo.
Chúc thành công,Attached Files
Ghi chú
-
Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt
Mình cũng đang tìm hiểu về nguyên tắc tính toán cho dầm bẹt nè. Theo mình nghĩ thì tùy thuộc vào nhịp của dầm rồi tính ra tiết diện dầm bình thường. Từ đó tính ra được moment quán tính I của dầm bình thường. Sau đó lấy moment quán tính này để tính ra tiết diện dầm bẹt (có thể chọn trước chiều cao dầm bẹt rồi tính ra chiều cao). Như vậy không biết có được không? Xin các anh cho ý kiến với!Trần Nguyên Việt
HOCHIMINH CITY OPEN UNIVERSITY
Cell phone: 0938.200.905
Email: viet_trannguyen@yahoo.com
Blog: http://my.opera.com/trannguyenviet
Ghi chú
-
Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt
Nguyên văn bởi ksminhfile excel này em thấy có vấn đề . Em chỉ mới xem sơ sơ thấy nó không trực quang lắm . VÍ dụ như làm 10 nhịp thì nó bó tay , hay 5 nhịp cũng thế . HÌnh như nó không xét Võng và nứt cho dầm thì phải ? ANh xem lại
Các file excel cua RCC được sử dụng rất rộng rãi mọi nơi và được đánh giá cao về trực quan, dể sử dụng và nhanh chóng đó.
File tính được 6 nhịp, còn nhiều hơn thì dể dàng quy đổi làm đơn giản hoá tính toán.
Có xét phân phối lại moment (re-distribution), có tính võng dài hạn (curvatures - cr-acked sections), nhưng không có ước lượng bề rộng khe nứt.
Chúc vui,
Ghi chú
-
Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt
Nguyên văn bởi ksminhem biết là nhiều công ty dùng cái RCC này . Nhưng nếu dùng quen thì chắc là good . Nhưng kỹ sư thì nên tự viết 1 cái dễ kiểm soát hơn . Dù sao cảm ơn anh PT slab rất nhiều . Hình như Rcc có cả thiết kế dầm UST thì phải
Gửi các bạn file đính kèm tính UST của RCC.
Chúc thành công,
Ghi chú
-
Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt
Các bác nói rỏ hơn về việc tính toán dầm bẹt so với dầm bình thường. Tôi nghỉ dầm bình thường cũng phải tính xoắn cho chúng (nhất là dầm biên). Các bác có kinh nghiệm nên giúp anh em về sự khác biệt về cấu tạo, tính toán và các điểm cần lưu ý khi thiết kế dầm bẹt.
Ghi chú
-
Ðề: Dầm bẹt
Nguyên văn bởi namxd9 View Postmomen quán tính của dầm bẹt phải tương đương với dầm thường cùng khẩu độ là kinh tế nhất. tính toán như dầm thường
Và thông thường thì dầm bẹt có bề rộng lớn hơn nhiều so với cột thì bạn lí giải chuyện dầm ngay vị trí nối có chịu xoắn không. và có tính không trong khi tính như bạn thì tính dầm cơ bản (Ko xét M xoắn). Mình không hiểu các bạn đừng cười mình nha.________________________________________
HCMC OPEN UNIVERSITY
Hành trình đi tìm giấc mơ!
Anh nào có tài liệu dầm bẹt share em với?
Ghi chú
-
Ðề: Dầm bẹt
Góp ý nhé:
Moment chống uốn W=bd^2/6 =J/(d/2)
Do yêu cầu kiến trúc (hoặc cấu tạo) chọn được dầm bẹt có chiều cao d1 thì bề rộng b1 của dầm bẹt là (theo điều kiện tương đương về khả năng chống uốn): b1=bx(d/d1)^2
Nếu dùng moment quán tính thì cũng vậy, nhưng nếu xét về chịu uốn thì dùng moment chống uốn công thức sẽ gọn hơn.
Vì khả năng chống xoắn của tiết diện phụ thuộc chủ yếu vào bề rộng dầm nên với dầm bẹt cũng không sợ bị xoắn nhiều quá (mặc dù khi dầm chịu tải lệnh tâm thì cần chú ý), chỉ cần thận trọng đặt đai dày hơn một chút (phải dùng đai kín để tăng cường khả năng chống xoắn) là được.Last edited by tuanlt; 17-09-2010, 05:34 PM.
Ghi chú
-
Ðề: Dầm bẹt
Mình nhớ là nguyên tắc để làm dầm bẹt là độ cứng của dầm bẹt và dầm thường phải bằng nhau. Nghĩa là bạn tính độ cứng của dầm thường là A chẳng hạn, thì bạn phải chọn tiết diện dầm bẹt làm sao cho độ cứng của dầm bẹt cũng phải bằng độ cứng A của cái dầm đã tính, còn tính toán thì 2 loại này giống nhau .
Nhớ mang máng vậy, có gì sai mong mọi người góp ý !
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú