QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Re: Ðề: Dầm bẹt

    Nguyên văn bởi namxd9 View Post
    momen quán tính của dầm bẹt phải tương đương với dầm thường cùng khẩu độ là kinh tế nhất. tính toán như dầm thường
    cho tôi hỏi thêm các bác là nếu như mình làm dầm bẹt cho phương án sàn bản kê 4 cạnh, bây giờ tại vị trí cột liên kết dầm, do bề rộng dầm lớn, cột thì nhỏ hơn, tại vị trí này có cần kiểm tra chọc thủng cho dầm hay ko ??? nếu có thì tính ntn và bố trí thép ra làm sao ??? vì trong dầm đã tùm lum thép rồi.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Dầm bẹt

      Nguyên văn bởi Sang.ou05 View Post
      Sao nhiều quan điểm quá rốt cuộc nên xài cái nào vậy mấy anh.
      Xài tất cả chứ sao nữa. Vì thực chất chỉ có một quan điểm: Đó là để khả năng chịu lực của dầm bẹt tương đương dầm cao. Chỉ có cách diễn đạt là khác nhau 1 chút. Độ cứng của dầm rõ ràng liên quan mật thiết với moment quán tính. Ở đây tôi chỉ muốn nói rõ hơn cho bạn dễ hiểu thôi: Đối với dầm thì thông thường (chủ yếu) là để chịu uốn nên tôi dùng luôn moment chống uốn W cho gọn. Nó tỉ lệ với moment quán tính mà, nó cũng thể hiển độ cứng chống uốn của dầm.
      Về sự chọc thủng của cột đối với dầm: Tôi nghĩ là không cần thiết lắm vì:
      - Dầm có chiều dày (hoặc chiều cao) lớn, không phải mỏng như sàn, dù đó là dầm bẹt.
      - Thông thường tại đầu cột có sự giao nhau của 2 dầm trực giao, chính vì vậy mà lực gây chọc thủng (nếu có) cũng đã được phân bố ra trên một diện rộng, cho cả 2 dầm.
      - Trừ dầm mái (nếu là dầm mái thì có thể làm dầm nổi mà không cần dùng dầm bẹt) còn bình thường thì trên dầm bẹt lại là cột (tức dầm chỉ "cắm" vào cột chứ không phải "kê" trên đầu cột) nên khả năng bị chọc thủng cũng là không đáng kể
      Tuy nhiên nếu vẫn lo ngại chuyện chọc thủng thì bạn có thể gia cường thêm lưới thép nằm ngang trong dầm, trên đầu cột. Nhưng việc này khá khó cho thi công vì đó là vùng chồng chất cốt thép.
      Chúc bạn tìm ra giải pháp cho riêng mình.
      Last edited by tuanlt; 18-09-2010, 09:47 AM.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Dầm bẹt

        Mình không nói là ngàm hay khớp gì cả bạn ạ (bạn để ý từ "cắm" ở trong dấu nháy nháy), mình chỉ phân tích dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình.
        Dầm bẹt dùng cho các nhà thấp tầng rất bình thường (việc phát sinh dầm bẹt chủ yếu là do kiến trúc, để tăng chiều cao thông thủy của phòng chứ không phụ thuộc việc thấp hay cao tầng, có ứng lực trước hay không), mình làm rồi, chỉ tiếc là có 1 dạo ổ cứng bị "bét" nên không có gửi cho bạn. Tuy nhiên cũng không có gì đáng chú ý bạn ạ.
        Nếu bạn lo ngại chuyện chọc thủng thì vẫn còn có cách nữa: Đó là mở rộng đầu cột cho bằng bề rộng dầm, sau đó đóng trần che đi là xong.
        Về tính toán chống chọc thủng thì trong cuốn "Kết cấu bê tông cốt thép" do GS Nguyễn Đình Cống chủ biên có đề cập, tuy nhiên sách xuất bản lâu rồi, sợ bây giờ hơi hiếm.
        Kinh nghiệm của mình là nếu không chắc lắm (vì tính toán không đầy đủ, điều kiện làm việc thực tế của kết cấu khác với điều kiện lý tưởng đặt ra khi tính toán) thì phải cấu tạo cho thật tốt, dù có thể bị thừa.
        Chúc bạn thành công
        Last edited by tuanlt; 18-09-2010, 09:45 AM.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt

          em cũng ít thấy tài liệu nói về xử lý chổ liên kết này..mong anh ksminh cho minh họa với giải thích giúp cái chổ phân phối momen cho dầm biên thì dầm biên cũng chịu bớt nó cũng bị xoắn lun vì phần thừa ra này.thanks a.
          nếu được 1 điều ước bạn sẽ ước điều gì??

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Dầm bẹt

            Nguyên văn bởi ngoctan_q
            Em biết là thừa chút thì chẳng sao. Nhưng vấn đề về cấu tạo chỗ cột nhỏ hơn dầm? Lăn tăn chỗ này mãi, có bản vẽ xem thì mới rõ thế nào?
            Cám ơn anh góp ý! Thank!
            Cái này đơn giản, bạn cứ bố trí bình thường. Nếu tính toán đủ rồi thì không phải cấu tạo thêm gì cho phức tạp. Mình có gửi file đính kèm MBKC của công trình HN Club. Cột tiết diện 30x60. Sử dụng dầm bẹt 45x100.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Dầm bẹt

              Nguyên văn bởi mauxanhmuonthua View Post
              Cái này đơn giản, bạn cứ bố trí bình thường. Nếu tính toán đủ rồi thì không phải cấu tạo thêm gì cho phức tạp. Mình có gửi file đính kèm MBKC của công trình HN Club. Cột tiết diện 30x60. Sử dụng dầm bẹt 45x100.
              Đúng vậy, thông thường thì xoắn hay chọc thủng ở trường hợp này không đáng ngại lắm (bình thường làm thực tế mấy ai tính xoắn, chỉ cố gắng cấu tạo cho nó an toàn thôi). Nếu dầm chịu được rồi thì không nên phức tạp hóa vấn đề, tự đưa mình vào tình huống khó xử làm gì cả. Mà nếu gặp ông thẩm định khó tính nữa là thuyết minh lằng nhằng phức tạp lắm. Quan trọng là công việc trôi, tiền thì lấy được và công trình thì không bị sập...Còn chuyện nứt nẻ thì cũng là đương nhiên thôi bạn nhỉ.
              Last edited by tuanlt; 18-09-2010, 11:18 AM.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Dầm bẹt

                Nguyên văn bởi ksminh
                Nếu tính toán dầm bẹp , trên dầm có lực phân bố thì có thể tính bình thường , nếu lực phân bố như thường thì nhiều lúc giải quyết dầm bẹp là không hợp lý .
                Anh ksminh ơi!
                Anh có thể nói rõ một chút được không anh?
                Sao em đọc câu này thấy mơ hồ ghê!
                Thanks anh nhiều!
                Trần Nguyên Việt
                HOCHIMINH CITY OPEN UNIVERSITY
                Cell phone: 0938.200.905
                Email: viet_trannguyen@yahoo.com
                Blog: http://my.opera.com/trannguyenviet

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt

                  Sơ đồ tính Dầm bẹt cũng giống như tính bản sàn nhưng có điều là bố trí cốt thép nhiều hơn thôi , bởi vì nó cũng là 1 loại dầm mà bạn . ^_^

                  Ghi chú


                  • #24
                    Re: Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt

                    ai có đồ án kỹ thuật thi công 1 cho tôi với. Tôi đang làm nhưng không biết làm tư đâu. Ai có xin gửi vào Mail: congdoanh.ks@gmail.com. Xin trân trọng cảm ơn!

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt

                      Các Bac tham khảo nha. Giao Dầm Bẹt Và Cột
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Dầm bẹt

                        Mình thấy nhiều ý kiến của mọi người rất hay, theo ý của mình:
                        1. Dựa vào quy đổi mômen kháng uốn của tiết diện dầm cao và dầm bẹt phải tương đương.
                        2. Kích thước dầm cao được chọn dựa vào điều kiện độ võng, vậy nên phải kiểm tra lại độ võng của dầm bẹt nữa.
                        Mọi người góp ý thêm.

                        Ghi chú

                        Working...
                        X