QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giá trị chất xám của kỹ sư

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhìn vào thế hệ mai sau sao thiếu lòng tin thế!

    15 điểm mới trúng tuyển vào ĐH Thủy lợi phía Bắc
    (Dân trí) - Thống kê tổng điểm 3 môn và điểm ưu tiên (nếu có) ở Trường ĐH Thủy lợi cơ sở phía Bắc cho thấy có 2.273 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên. Nếu tính từ 15,5 trở lên trường có 1.926 thí sinh. Như vậy nhiều khả năng điểm chuẩn NV1 sẽ là 15,0
    >> Thủ khoa Đại học Thủy lợi đạt 26,5 điểm

    (Ảnh: Tiến Nguyên )

    Năm 2010, chỉ tiêu của Trường ĐH Thủy lợi cơ sở phía Bắc là 2.000. Tuy nhiên nhà trường được phép gọi thêm không quá 10% chỉ tiêu theo đúng quy định của Bộ. Với mức điểm sàn theo khối là 15 thì liệu điểm chuẩn ngành cụ thể ra sao? Dân trí sẽ cũng các bạn thí sinh phân tích đánh giá. Dữ liệu phân tích chỉ có tính chất tham khảo, thí sinh cần phải đợi nhà trường công bố chính thức để biết mình đỗ hay trượt.
    Toàn trường có 911 thí sinh đạt điểm từ 14 đến dưới 15. Số thí sinh đạt từ 14.5 đến dưới 15 là 434. Với số lượng như vậy thì điểm xét tuyển chuyển từ TLA về TLS sẽ là 14.5
    1. Ngành kỹ thuật công trình: chỉ tiêu 350
    Có 773 thí sinh đáp ứng được điều kiện điểm sàn theo khối. Nếu điểm chuẩn là 17,0 thì có 439 thí sinh đạt, nếu là 17,5 thì sẽ có 380 thí sinh đủ điều kiện và nếu là 18,0 thì sẽ có 319 thí sinh đáp ứng được yêu cầu. Như vậy điểm chuẩn ngành này có thể là 17,5 hoặc 18,0
    2. Ngành kỹ thuật tài nguyên nước: chỉ tiêu 210
    Ngành này chỉ có 75 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    3. Ngành Thủy văn và tài nguyên nước: chỉ tiêu 90
    Ngành này chỉ có 21 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    3. Ngành kỹ thuật Thủy điện và Năng lượng tái tạo: chỉ tiêu 140
    Ngành này chỉ có 48 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    4. Ngành kỹ thuật cơ khí: chỉ tiêu 140
    Ngành này chỉ có 83 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    5. Ngành công nghệ thông tin: chỉ tiêu 140
    Ngành có 138 thí sinh đạt điểm từ 15,0 trở lên. Như vậy nhiều khả năng điểm chuẩn ngành này sẽ là 15,0
    6. Ngành cấp thoát nước: chỉ tiêu 75
    Ngành này chỉ có 64 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    7. Ngành kỹ thuật bờ biển: chỉ tiêu 140
    Ngành này chỉ có 18 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    8. Ngành kỹ thuật môi trường: chỉ tiêu 70
    Ngành này chỉ có 51 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    9. Kỹ thuật hạ tầng và phát triển nông thôn: chỉ tiêu 70
    Ngành này chỉ có 13 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    10. Công nghệ kỹ thuật xây dựng: chỉ tiêu 150
    Ngành có đến 260 thí sinh đủ điều kiện điểm sàn. Nếu lấy điểm chuẩn là 15,5 thì có 203 thí sinh đạt yêu cầu, nếu là 16,0 thì sẽ có 157 thí sinh và nếu là 16,5 thì có 122 thí sinh đáp ứng điều kiện. Như vậy điểm chuẩn ngành này sẽ được ấn định ở mức 16,0
    11. Ngành kỹ thuật điện: chỉ tiêu 70
    Ngành này chỉ có 21 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    12. Ngành kinh tế tài nguyên biển: chỉ tiêu 70
    Ngành có 71 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    13. Ngành Quản trị kinh doanh: chỉ tiêu 75
    Ngành chỉ có 59 thí sinh đạt điểm từ 15 trở lên. Nên điểm chuẩn của ngành này sẽ bằng điểm sàn khối.
    14. Ngành Kế toán: chỉ tiêu 210
    Ngành có 1.850 thí sinh đăng ký nhưng chỉ có 536 thí sinh đủ điều kiện điểm sàn khối. Nếu lấy điểm chuẩn là 15,5 thì có 455 thí sinh đạt, nếu là 16,0 thì có 368 thí sinh đủ điều kiện và nếu là 17,0 có 231 thí sinh trúng tuyển. Nếu tăng mức điểm chuẩn lên 17,5 thì sẽ có 180 thí sinh đủ điều kiện. Như vậy nhiều khả năng ngành này sẽ ấn định ở mức 17,0.

    Ghi chú


    • Ðề: Nhìn vào thế hệ mai sau sao thiếu lòng tin thế!

      Điểm chuẩn ĐH Giao thông vận tải có thể ở mức 16,5
      (Dân trí) - Theo thống kê của Dân trí thì Trường ĐH Giao thông Vận tải cơ sở phía Bắc có 3.564 thí sinh đạt mức điểm từ 16,5 trở lên. Tổng số thí sinh đạt từ 17 điểm trở lên là 3.114.
      >> Thủ khoa ĐH giao thông vận tải đạt 28 điểm
      Năm 2010, chỉ tiêu của cơ sở phía Bắc là 3.200. Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì các trường được phép gọi không quá 10% so với chi tiêu. Như vậy nhiều khả năng điểm chuẩn của trường có thể sẽ ấn định ở mức 16,5.
      Kết quả thông kê dựa vào tổng điểm 3 môn thi và điểm ưu tiên (nếu có). Đây chỉ là thông tin có tính chất tham khảo, để biết có trúng tuyển hay không thí sinh cần đợi trường công bố điểm chuẩn chính thức.
      Để thí sinh có thể đánh giá cơ hội trúng tuyển vào các ngành đào tạo, Dân trí xin đưa ra thống kê phổ điểm của các ngành tuyển sinh của trường.
      1. Ngành Xây dựng cầu đường
      Có 4.783 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 28,0 và thấp nhất 4,5. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 1.678.
      Số thí sinh có điểm từ 17,0 trở lên là 1.515, từ 18,0 trở lên là 1.193, từ 19,0 trở lên là 888 và từ 20.0 trở lên là 635. Có 530 thí sinh đạt mức điểm từ 20,5 trở lên, từ 21,0 trở lên có 440 thí sinh đủ điều kiện. Số thí sinh đạt điểm từ 21,5 trở lên là 346 và từ 22,0 trở lên là 281.
      2. Ngành Vô tuyến điện và Thông tin liên lạc
      Chỉ có 129 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 25,0 và thấp nhất 5,5. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 44. Như vậy điểm chuẩn ngành này sẽ ở mức 16,5
      3. Ngành Tự động hóa
      Chỉ có 155 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 21,5 và thấp nhất 6,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 44. Như vậy điểm chuẩn ngành này sẽ ở mức 16,5
      4. Ngành Cơ khí chuyên dùng
      Có 239 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 25,5 và thấp nhất 5,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 52. Như vậy điểm chuẩn ngành này sẽ ở mức 16,5.
      5. Ngành Vận tải
      Có 243 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 23,0 và thấp nhất 5,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 31. Như vậy điểm chuẩn ngành này sẽ ở mức 16,5.
      6. Ngành kỹ thuật điện - điện tử
      Có 464 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 25,0 và thấp nhất 5,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 117. Số thí sinh có điểm từ 17,0 trở lên là 101, từ 17,5 trở lên là 90, từ 18,0 trở lên là 79.
      7. Ngành Tin học
      Có 216 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 22,0 và thấp nhất 5,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 50. Như vậy điểm chuẩn ngành này sẽ ở mức 16,5.
      8. Ngành kỹ thuật môi trường
      Có 89 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 22,5 và thấp nhất 5,5. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 12. Như vậy điểm chuẩn ngành này sẽ ở mức 16,5.
      9. Ngành kỹ thuật an toàn giao thông
      Số thí sinh đạt điểm từ 16,5 trở lên là 8. Như vậy điểm chuẩn ngành này sẽ ở mức 16,5.
      10. Ngành kỹ thuật xây dựng
      Có 612 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 25,5 và thấp nhất 5,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 184. Số thí sinh có điểm từ 17,0 trở lên là 156, từ 17,5 trở lên là 133, từ 18,0 trở lên là 110. Có 94 thí sinh đạt từ 18,5 trở lên, nếu từ 19,0 trở lên có 69 thí sinh.
      11. Ngành Kinh tế vận tải
      Có 660 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 26,0 và thấp nhất 5,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 209. Số thí sinh có điểm từ 17,0 trở lên là 179, từ 17,5 trở lên là 145, từ 18,0 trở lên là 116. Có 99 thí sinh đạt từ 18,5 trở lên, nếu từ 19,0 trở lên có 82 thí sinh.
      12. Ngành Kinh tế xây dựng
      Có 1.071 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 26,0 và thấp nhất 4,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 397. Số thí sinh có điểm từ 17,0 trở lên là 335, từ 17,5 trở lên là 291, từ 18,0 trở lên là 238. Có 203 thí sinh đạt từ 18,5 trở lên, nếu từ 19,0 trở lên có 157 thí sinh và từ 19,5 trở lên có 113 thí sinh.
      13. Ngành Kinh tế bưu chính viễn thông
      Có 656 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 24,0 và thấp nhất 5,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 167. Số thí sinh có điểm từ 17,0 trở lên là 137, từ 17,5 trở lên là 114, từ 18,0 trở lên là 89.
      14. Ngành Quản trị kinh doanh
      Có 365 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 22,5 và thấp nhất 5,0. Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 66.
      15. Ngành kế toán
      Có 1.575 thí sinh đăng ký dự thi vào ngành này. Tổng điểm cao nhất là 25,0 và thấp nhất 4,5 Tổng số thí sinh có điểm đạt từ mức 16,5 trở lên là 488. Số thí sinh có điểm từ 17,0 trở lên là 421, từ 17,5 trở lên là 358, từ 18,0 trở lên là 296. Có 229 thí sinh đạt từ 18,5 trở lên, nếu từ 19,0 trở lên có 178 thí sinh và từ 19,5 trở lên có 129 thí sinh và từ 20,0 trở lên là 89.

      Ghi chú


      • Ðề: Nhìn vào thế hệ mai sau sao thiếu lòng tin thế!

        có gì đâu bác !! nó thể hiện 1 thực tế xã hội đang còn ưa chuộng ngành nghề ta nữa .
        Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

        Ghi chú


        • Ðề: Nhìn vào thế hệ mai sau sao thiếu lòng tin thế!

          Các bác không thể so sánh thế được, mỗi thời mỗi khác, nên so cùng một thế hệ chứ không nên so các thế hệ với nhau, khập khiểng lắm, chắc gì các bác đã bằng "bọn nó" nếu như "bọn nó" bằng tuổi các bác bây giờ, vì bọn nó dù sao cũng sẽ được kế thừa mà
          Anh đâu buồn mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say...Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi...như tháng ngày xưa ta dại khờ

          Ghi chú


          • Ðề: Nhìn vào thế hệ mai sau sao thiếu lòng tin thế!

            Nếu trên quan điểm giáo dục: Bước đầu thể hiện nhiều điều:
            +thứ nhất là chất lượng giáo dục hiện tại của nước nhà, không nói riêng ngành nghề của chúng ta ma nhiều ngành nghề khác.
            +Thứ hai đầu vào thể hiện rõ tâm lý nghề nghiệp sau này. Tôi không dám nghĩ rằng càng về mấy năm gần đây các trường không còn đào tạo với mục đích tạo ra một thế hệ mang đủ hình hài của người chủ đất nước sau này.
            + Thứ ba xin phép các bác tôi nên một câu chuyện: Cách đây 3 tháng tôi gặp lại bạn cũ đang giảng dạy tại HN, "vô tình" nói với nhau : Một lớp thuộc dạng TNC ( lớp tài năng của một trường xin phép không nhắc tên) mà tổng kết kỳ có 6/64 SV không học lại. trong số SV đó có những em không thể tiếp thu những kiến thức co bản của Vật lý cấp III, và đại số sơ cấp... Có lẽ những người có tâm huyết thật sự với nghề không khỏi trạnh lòng!
            + Thứ tư: Xin phép nêu với ý kiến riêng mình tôi thôi: Điểm đầu < Kiến thức cơ bản< Khả năng tiếp thu<Sự nỗ lực của bản thân. Và một người chỉ mang nặng được 30kg, không thể ép họ mang 90 kg được, Nếu đầu vào là 30 mà lượng tiếp thu la 60 đã là nỗ lực rồi. Mong rằng các em sẽ vững vàng hơn trong môi trường ĐH.

            Ghi chú


            • Ðề: Giá trị chất xám của kỹ sư

              Nguyên văn bởi honeydiep View Post
              trình độ 10 năm làm thiết kế không được cột 100x200 hoặc 100x500 thì thua to rồi . CDT yêu cầu bằng mọi giá phải bóp mõng cột vì yêu cầu kiến trúc . Vậy bác làm tới 10 năm mà trình độ chỉ 1-2 năm không update thì sau 10 năm nữa bác cũng chỉ là bác 1-2 năm thôi.
              KTS thấy tôi có 1-2 năm kinh nghiệm tưởng là ngu nên ép giá . còn bác già rồi không lẽ làm ăn lâu năm nó trả bèo thế bác có chịu không .
              Lươgn tâm của 1 kskc là bất cứ sản phẩm nào khi đã nhận làm thì phải làm cho ra trò . nếu nhắm thù lao ít thì vẽ sơ sài thì đây không làm . Có khi mới Dao file tối nay thì mai bắt phải xong nhé . THì có ông thánh cũng không làm kịp nữa là người . Nếu có kịp thì thằng thi công nó phải tự xử ngoài công trường . Bác thấy làm 1-2 chai mà sản phẩm không ra gì mất công mang tiếng ksxd rồi ảnh hưởng anh em khác.
              10 năm kn mà một năm thu được 80 chai thì quả là tệ
              Ẹ, mấy tuần rồi bận quá ko vào bị bác honeyhiep "phê phán" dữ quá, tui có sao nói vậy mà, tui hiền khô "như con cá khô" à, hi hi hi.
              Nói rõ cho bác nghe nè, tui làm ở tỉnh lẻ thôi, dân đen như tui đây làm lương 80tr/năm là vui lắm rồi, muốn giàu thì lăn lộn thêm ra ngoài, mỗi cái ngoài cũng được 4~5tr tiền KTKC, vậy đó.
              Bàn về cái cột chút nhé bác, cột 100x200 quên hỏi bác nó để chỗ nào nhỉ "tại nghe bác nói KTS nó bắt, nên tui bức xúc quá" nó dài nhiêu nhỉ??? Nếu bác làm bằng cột sắt I thì còn gì bằng, chịu được khối tải đấy, nhưng sau này liên kết chỗ đó bị nứt là ... bình thường.
              Tui ra trường 10 năm rồi, cám ơn bác đã nhắc nhở về kiến thức của tui, chắc cũng LỤT phần nào rồi. Tui nhớ hồi mới ra trường (năm 2000) đã thi công cốp pha nhựa, cốp pha rút, .... bây giờ đi lòng vòng mấy cái công trình cũng con con như hồi mới ra trường thấy họ làm đa số cốp pha cũng thế. Nghĩ bụng thôi chết rồi họ đang dậm chân tại chỗ à.
              Hồi đó học bách khoa môn kết cấu lọ mọ vô thư viện xem tài liệu, vớ được cuốn HANDBOOK CONSTRUCTION (ko nhớ tác giả) thấy là mê liền, trình bày dễ hiểu vô xong. Còn tài liệu các thầy bách khoa dạy hồi đó thì dịch từ năm .... 1960~1970 thấy mà tủi cho sinh viên việt nam mình, chỉ học được kiến thức như thế, à bác chắc có thực hành môn TRẮC ĐỊA, bác để ý máy bác thực hành năm bao nhiêu nhỉ, tui đây ĐƯỢC thực hành 02 loại máy 01 loại made in CCCP (1970) 01 loại là made in USA (1956) hu hu hu, tội nghiệp sinh viên việt nam qua (trong đó có tôi) bác ạ. Vài dòng gởi bác honeydiep đọc chơi. Nếu có gì mạo phạm xin thứ lỗi và chỉ bảo. Các bác kia ơi, ít người dám "góp ý" như bác honeydiep lắm, các bác cứ để cho bác honeydiep chỉ bảo tui chứ.

              Ghi chú


              • Ðề: Nhìn vào thế hệ mai sau sao thiếu lòng tin thế!

                Nguyên văn bởi kingoga
                thế hệ bây giờ có ra rì mà chê bai thế hệ mai sau ?????????????????????????
                Xin phép nói với anh thế này:
                - Thế hệ bây giờ tuy chưa có nhiều nhưng đang làm việc thực thụ để có quần áo, cơm gạo nuôi thế hệ sau. Vì thế chúng ta có quyền đc hy vọng, và không có quyên đc phán xét, còn thế hệ sau có quyền đc phán xét nhưng hãy nghĩ về hy vọng của thể hệ hiện tại và trước đây,đó là hy vọng gì và cho ai?
                - Thế hệ chúng tôi hiện tại có đc là thành quả của rất nhiều hy sinh của các các thế hệ chân đi trên sỏi đá,bàn tay và khối óc luôn vận động...,và cả nổ lực của bản thân.
                - Các em đi sau chúng ta có nhiều cơ hội tiếp thu và hòa nhâp với bên ngoài, tuy vậy phải cần có một đôi chân vững vàng, khối óc tinh anh và lòng nhiệt huyết!
                Xin phép gửi lòng mình một chút thôi !

                Ghi chú


                • Ðề: Nhìn vào thế hệ mai sau sao thiếu lòng tin thế!

                  Nguyên văn bởi songthan1803 View Post
                  Các bác không thể so sánh thế được, mỗi thời mỗi khác, nên so cùng một thế hệ chứ không nên so các thế hệ với nhau, khập khiểng lắm, chắc gì các bác đã bằng "bọn nó" nếu như "bọn nó" bằng tuổi các bác bây giờ, vì bọn nó dù sao cũng sẽ được kế thừa mà
                  Vấn đề là có chịu kế thừa đâu anh, họ tôn trọng cái tôi cá nhân quá cao, thích sáng tạo cái mới mà không có nền tảng.

                  Ghi chú


                  • Ðề: Giá trị chất xám của kỹ sư

                    Nguyên văn bởi hhhiii View Post
                    Ẹ, mấy tuần rồi bận quá ko vào bị bác honeyhiep "phê phán" dữ quá, tui có sao nói vậy mà, tui hiền khô "như con cá khô" à, hi hi hi.
                    Nói rõ cho bác nghe nè, tui làm ở tỉnh lẻ thôi, dân đen như tui đây làm lương 80tr/năm là vui lắm rồi, muốn giàu thì lăn lộn thêm ra ngoài, mỗi cái ngoài cũng được 4~5tr tiền KTKC, vậy đó.
                    Bàn về cái cột chút nhé bác, cột 100x200 quên hỏi bác nó để chỗ nào nhỉ "tại nghe bác nói KTS nó bắt, nên tui bức xúc quá" nó dài nhiêu nhỉ??? Nếu bác làm bằng cột sắt I thì còn gì bằng, chịu được khối tải đấy, nhưng sau này liên kết chỗ đó bị nứt là ... bình thường.
                    Tui ra trường 10 năm rồi, cám ơn bác đã nhắc nhở về kiến thức của tui, chắc cũng LỤT phần nào rồi. Tui nhớ hồi mới ra trường (năm 2000) đã thi công cốp pha nhựa, cốp pha rút, .... bây giờ đi lòng vòng mấy cái công trình cũng con con như hồi mới ra trường thấy họ làm đa số cốp pha cũng thế. Nghĩ bụng thôi chết rồi họ đang dậm chân tại chỗ à.
                    Hồi đó học bách khoa môn kết cấu lọ mọ vô thư viện xem tài liệu, vớ được cuốn HANDBOOK CONSTRUCTION (ko nhớ tác giả) thấy là mê liền, trình bày dễ hiểu vô xong. Còn tài liệu các thầy bách khoa dạy hồi đó thì dịch từ năm .... 1960~1970 thấy mà tủi cho sinh viên việt nam mình, chỉ học được kiến thức như thế, à bác chắc có thực hành môn TRẮC ĐỊA, bác để ý máy bác thực hành năm bao nhiêu nhỉ, tui đây ĐƯỢC thực hành 02 loại máy 01 loại made in CCCP (1970) 01 loại là made in USA (1956) hu hu hu, tội nghiệp sinh viên việt nam qua (trong đó có tôi) bác ạ. Vài dòng gởi bác honeydiep đọc chơi. Nếu có gì mạo phạm xin thứ lỗi và chỉ bảo. Các bác kia ơi, ít người dám "góp ý" như bác honeydiep lắm, các bác cứ để cho bác honeydiep chỉ bảo tui chứ.
                    Tôi đọc 2 lần bạn hhhiii viết ra trong topic thấy hay và khâm phục lắm.

                    Thứ nhất dám nói thật về lương hướng, và những vui khó trong công việc của người kỹ sư. Không so đo, mặc cảm và chẳng cần khoe khoan gì cả.

                    Lần nầy khi đọc lời nhận xét của cô honeydiep về Bạn, không tự ái, không nóng giận. Hiểu được những điểm hay của lời nhận xét từ người khác. Phản ứng nầy rất chỉnh, làm tôi mến phục tánh tình đầm thấm của hhhiii. Những người được làm việc và sống gần Bạn chắc vui vẻ hành phúc nhiều.

                    Xin được phép góp thêm ý với Anh hhhiii. Theo tôi nghỉ KS làm ở tỉnh lẻ hay nơi đâu cũng vậy. Phải trao dồi kiến thức thêm.
                    Bạn nên tham gia Diễn đàng, có chỉ cách lấy các Tài Liệu dạng pdf đọc và tự học thêm rất hay. Vì lớp "KS già" (trong đó có tôi), đi học ngày xưa không có được cơ hội nầy.
                    Lúc xưa muốn tìm sách vở, phải vô thư viện thành phố lớn mơi có đầy đủ đến tìm.

                    Ngày hôm nay thời buổi điện tử Bạn phải có máy tính, tìm và đọc, tự học tài liệu , sách vở có trên mạng Internet rất nhiều.
                    Nên biết sử dụng một vài phần mền giỏi như bạn từng tính tay vậy.
                    Lúc nào cũng vững tay nghề theo thời gian. Điều nầy mang đến nhiều thú vui và cũng lạ đặc biệt theo khã năng tiến triển thì chổ làm vững chắc, tiền bạc kiếm được cũng tự động tăng theo !

                    Ghi chú


                    • Ðề: Nhìn vào thế hệ mai sau sao thiếu lòng tin thế!

                      Mình thấy thực tế về chất lượng giáo dục hiện nay đúng là còn nhiều vấn đề còn phải bàn.
                      Đúng là các ngành kỹ thuật hiện nay không còn là xu hướng chọn ngành của nhiều sĩ tử ngày nay nữa, các em thế hệ sau muốn chọn các ngành Kinh tế, du lịch, ngân hàng: học nhanh hơn, ra trường nếu tìm được việc phù hợp thì cũng được lương cao mà lại nhàn chứ không suốt ngày nay đây mai đó như anh em xây dựng chúng mình, hj....

                      Ghi chú


                      • Ðề: Giá trị chất xám của kỹ sư

                        Nguyên văn bởi umy View Post
                        Tôi đọc 2 lần bạn hhhiii viết ra trong topic thấy hay và khâm phục lắm.
                        Tôi cũng thấy bạn "hhhiii" nhiệt tình thảo luận và trả lời là tốt đó. Cũng có thể bạn có rất nhiều kinh nghiệm không chừng.

                        Bàn về khả năng chịu lực, cột 100x200 sẽ không chịu lực được gì nhiều đâu (nếu là slender column), họa hoằn lắm thì chỉ chịu được tí chút lực đứng (vì buckling capacity rất nhỏ), thử cho moment 1 xíu vào sẽ thấy ngay.
                        Vả lại do yêu cầu chiều dày lớp bê tông bảo vệ nên chỉ bố trí được 2 cốt thép dọc cho cột này. Nếu gặp trường hợp như vậy, nên xem lại kiến trúc để bố trí lại hệ chịu lực, nếu cần bỏ luôn cột đó và chỉnh sửa lại hệ chịu lực cho hợp lý nhiều khi hay hơn. Qua đây chúng ta nên cẩn trọng khi đánh giá trình độ chuyên môn người khác, chỉ nên bàn về kỹ thuật sẽ tốt hơn.

                        Về lương bổng cũng vậy, lương ở TpHCM sẽ khác lương ở Tây Ninh, lương ở công ty bất động sản chủ đầu tư nước ngoài sẽ khác lương hành chánh sự nghiệp. Hy vọng rằng cùng với sự liên tục phát triển về xây dựng ở VN, chắc chắn rằng các kỹ sư sẽ ngày càng thu nhập nhiều hơn rất nhiều.

                        Nhân tiện bàn về thu nhập thêm của kỹ sư thiết kế, có một vấn đề là làm thế nào để tránh bị quỵt tiền thiết kế phí, nhiều khi chỉ được ứng tiền có một đợt là sau đó bị quỵt luôn, Anh Chị Em nào có kinh nghiệm vui lòng thảo luận thêm.

                        Chúc sức khoẻ,

                        Ghi chú


                        • Ðề: Giá trị chất xám của kỹ sư

                          đúng là thiệt đau lòng khi nhìn vào thực trạng "sử dụng chất xám & đãi ngộ không tương xứng" ở VN ta hiện nay. Mật ít, ruồi nhiều mà. nên nói thẳng ra, trong 1 cty chuyên về sx/ thiết kế thì anh bạn chuyên chạy tìm (mua) việc là được ưu ái/bổng lộc cao 1, còn dân cày "ngồi 1 chỗ tính toán,vẽ vời" là kẻ thu nhập hẻo 1.
                          hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. hãy năng động lên! đó là cứu cánh duy 1 theo tôi biết!
                          ~j tôi nói ra chắc 0 mới mẻ j đâu. Nhưng thời nay, "QUAN HỆ BỪA BÃI" đi, bạn sẽ có cái bạn cần đấy
                          chúc may mắn

                          Ghi chú


                          • Ðề: Giá trị chất xám của kỹ sư

                            Chào các pác!
                            Chẳng biết mọi người thế nào chứ em thấy KSXD ra trường bèo lắm. Em ra trường được gần 3 năm rùi. Trình độ gọi là rất ổn( theo mọi người đánh giá thế) nhưng lương của em vẫn phọt phẹt mức 5tr/hà nội. Đi công trình thì 7tr. Chán thật đấy. Nghề XD quá bạc. Từng này tuổi mà vẫn chưa có ng y. He, làm gì có thời gian.

                            Ghi chú


                            • Ðề: Giá trị chất xám của kỹ sư

                              nói chung mình thấy nghành xây dựng là nghành vất vả nhất. thật ra ai nhìn vào cũng tưởng dễ kiếm tiền nhưng mình thấy rất khó và khổ nhưng mà mình vẫn thích và yêu nghề vì làm trong nghành này mình dc học hỏi rất nhiều kinh nghiệm sương máu khi đi thi công. dù nhiều lúc thấy phát nản

                              Ghi chú


                              • Ðề: Nhìn vào thế hệ mai sau sao thiếu lòng tin thế!

                                bác hok có của trường đh xây dựng hà nội ah bác

                                Ghi chú

                                Working...
                                X