QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

học cao học

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: học cao học

    Nguyên văn bởi hệ số nền
    Nếu mà làm lãnh đạo thì chắc chắn là cần thêm bằng QTKD (có thể tự học hoặc tốt nhất là đi học để có kiến thức về làm quản lý cho tốt), có học có hơn, đặc biệt những ai yếu về quản lý thì càng nên học. Có thể nhiều người rất giỏi về kỹ thuật, nhưng cho làm quản lý thì yếu.
    MBA : Thạc sỹ quản trị kinh doanh, học MBA thường là để cho các vị trí về quản lý, giám đốc. Ở Mỹ, MBA là một trong số những ngành "hot" nhất bên cạnh IT. Ở VN, số lượng nhân lực cao hiện nay cũng đang thiếu nhiều.
    Theo mình thì tốt nghiệp xong nên đi làm nghề cái đã, cho ứng dụng đồng thời hoàn thiện chuyên môn của mình, có thể đi học thêm MS về XD, còn sau đó, rảnh thì học thêm chuyên môn khác cũng chưa muộn.
    Còn nếu mà muốn đi kinh doanh ngay, tức là bỏ nghề XD, thì lại khác. cái này không bàn, hề hề.
    to bác Huy: sắp được uống bia mừng bác Huy có thêm cái bằng QTKD, bác Huy nhể
    Vâng, cám ơn bác. Thú thực là em cũng không muốn học lên cao ngành xây dựng nữa. Bỏ nghề thì em tiếc lắm, chắc là không dám, dù sao thì cũng mất năm năm với nó chứ có ít đâu.

    Thôi cứ để ra trường, thi công mấy năm xong rồi tính vậy.

    PS: Bác HS Nền đang làm ở đâu vậy ? Em nghe nói bác làm to lắm phỏng ?
    Quất ngựa truy phong. Hẹn ngày tái ngộ.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: học cao học

      Nguyên văn bởi giao su Hung
      Hoc cao hoc Viet Nam thi trinh do cung lang nhang thoi, chang co chat luong gi ca
      boi vi trinh do cac thay o Viet Nam rat yeu tham chi co thay chua tham gia thiet ke cong trinh thuc te nao ca (vi hoc toan ly thuyet) , tot nhat cac ban tre nen hoc cac chuong trinh lien ket voi chinh phu nuoc ngoai nhu cao hoc Viet Bi ve co hoc , cao hoc ve moi truong lien tuc, hoac co thoi gian thi vao thu vien truong muon sach photo ve nghien cuu them
      Bác nói sao "dại mồm" thế? Đừng vơ đủa cả nắm thế chứ bác giao su Hung? Đúng là hiện tại có 1 số ngành nghề đào tạo cao học thì cũng ko biết để phát triển chiến lược j, các vị giáo sư ở ta, chất lượng các bác SV cao học cũng chỉ ở mức độ làng nhàng thật. Nhưng nhìn chung thì ko đến nỗi như bác nói đâu. Tôi thấy cái quan trọng hiện nay anh em ta muốn hoc... cao cao thì phải tích lũy cho mình trước thật nhiều... money! Chứ nghe đâu học xong lấy được bằng tiến sỹ thì bèo bèo cũng mất chừng hơn 100 chai (triệu)!
      Duy có 1 điều tôi dại nghĩ là hiện nay, nhu cầu học cao học của ta để nghiên cứu, để làm thực sự một cái gì đó hình như chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp !
      Lý do:
      1. Tầm phát triển của ta hiện nay đã có nhu cầu nhưng chưa đến mức độ bức xúc phải dùng các bác thạc sỹ, tiến sỹ. Hình như còn nhiều các cơ quan, ban ngành, đơn vị kinh doanh còn "ngại" khi phải nhận mấy bác Th sỹ, tiến sỹ về làm "lính" cho mình? Lý do tế nhị cũng chỉ 1 phần, cái quan trọng thì hiện nay việc sử dụng các bác ấy cũng chưa cần đến mức đó. Nói mấy bác đừng buồn, có khi các bác KS, CN của ta đã kinh nghiệm chinh chiến lâu năm thì hiệu quả gấp mấy lần mấy bác TS kia!
      2. Các bác đầu đã bạc, "lỡ" đứng đầu các cơ quan ban ngành, đơn vị nào đó, sau khi đã "phổ cập " xong bằng đại học, thì sẵn tiếp sao không "phổ cập" luôn cái học cao cao đó luôn ! Quá dễ! Học phí đã có cơ quan đài thọ! Thi cử, làm luận văn, luận án tốt nghiệp đã có người lo! Miễn sao kết quả cuối cùng là cái mác cao học đã giữ vững vàng cái ghế của các bác nếu nhà nước có xét đến bằng cấp của lãnh đạo thậm chí còn được thăng quan tiến chức chứ chả chơi! MỘt vị giáo sư đầu ngành cách đây hơn nữa năm đã phát biểu thế này: "So với khu vực thì tiến sỹ của VN thì cứ 10 người thì "hàng đạt chất lượng chấp nhận được" chỉ được 2, 3 là mừng lắm rồi!
      3. Các bác SV được giữ lại các trường ĐH gần như "bắt buộc" phải "phổ cập" cho được cái bằng thạc sỹ mới có cơ hội đứng trên giảng đường ĐH. Dẩu sao thì mấy bác này dù muốn dù không cũng có được cái chất lượng học hành và nghiên cứu nghiêm túc hơn cả. Bạn của tôi (cả khi học ĐH lẫn PT) có đến 7, 8 đứa "rơi" vào trường hộp này!
      Vậy thì còn lại những ai học... cao cao vì lý do đào sâu chuyên môn, vì đam mê, vì muốn thoát khỏi được cái làng nhàng của tấm bằng ĐH nhỉ? Ít lắm, nhất là cho đến thời điểm bây giờ của đất nước ta!

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: học cao học

        [QUOTE=shinichi
        PS: Bác HS Nền đang làm ở đâu vậy ? Em nghe nói bác làm to lắm phỏng ?[/QUOTE]
        Nơi làm việc nhìn link dưới nick là biết ngay.
        Hề hề, tớ mà làm to lắm thì tớ đã kéo tất cả các anh em trong ketcau.com đi xây dựng kinh tế từ lâu rồi (kiểu bác Tiến về Ninh Bình kéo họ hàng lên thành phố ấy ).
        Đang phấn đấu làm to nhất nhà mà chưa được, hề hề
        ps : có bằng MS xong hình như lương cao hơn hay sao ấy, tớ nhớ có một cty nước ngoài, cứ có thêm cái bằng hay chứng chỉ gì là được thêm 20-25 USD.
        Last edited by hệ số nền; 22-05-2006, 03:30 PM.
        uống ice-tea, đi BMW

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: học cao học

          [QUOTE@ bác hệ số nền:

          Thế cái bằng của mình có giá cũng "rẻ" nhỉ, $20-25 thì cũng chỉ 300K VND thôi à? Hơi bèo nhỉ. Thế thì tốn công học quá. + thêm cả lương cứng thì cũng cần khá nhiều bằng cấp nữa để "no đủ" đấy! Mà sao người ta bảo Tây làm ăn theo sản phẩm và hiệu quả công việc chứ có phải theo bằng cấp như ta đâu Mà nếu lên được, bác kéo em theo với nhé. Em "đồng hương" với bác Tiến mà có thấy bác ấy kéo đi đâu đâu???[/QUOTE]
          Ầy dà, bác cứ thử tính xem với chuyên môn và bằng cấp chính của bác được khoảng 350-400USD (ví dụ thế), nay bác có thêm khoảng chục cái chứng chỉ nữa (tiếng anh, tiếng pháp a,b thôi hay chứng chỉ đã học qua lớp quản lý dự án, hay bồi dưỡng TVGS chẳng han...) bác nhân lên thêm được 250 nữa, thế là tự nhiên bác được thêm 250USD về những cái mà nó chả liên quan gì đến công việc của bác cả, thì còn chê rẻ nỗi gì nữa.
          ps: May mà bác Tiến chưa kéo bác lên đấy chứ không thì giờ này anh em lại đã thấy tên bác trên báo Thanh Niên rồi.
          uống ice-tea, đi BMW

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: học cao học

            mình thì cũng đang theo học cao nên cũng có 1 vài kinh nghiệm:
            thừ nhất thi đàu vào bạn tự cày thôi
            thứ hai học cao học thì tất nhiên là sướng rùi biết thêm nhứng điều mình chua biết điều đó thì chắc chắn rồi.

            thứ ba học cao học cũng hơi bị khổ nếu không có đồng minh thì cũng hơi bị mệt đấy .
            tóm lại học cao học cũng tốt đối vơi những ai đủ khả năng thôi .biết được một ít (và có tư duy ngôn luận về nghiên cứu khoa học).
            Thế giới phẳng
            Chiếc lexus và cây ôliu
            Chiến tranh tiền tệ
            Science is sexy
            ***GLOBE WARNING***

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: học cao học

              Nguyên văn bởi XUAN THUY
              Hình như cuốn đó của tác giả "Anne Cook" thì phải. Có bán nhiều ở hiệu sách như ĐHSP HCM, An Dương Vương thì phải. Chưa chắc có ở các nhà sách lớn đâu.

              Hic, vì tự nhiên người việt quá vận dụng lưỡi để "sản xuất" ra âm, nên mỗi lần xuất ra một âm tiết phải hoàn thành động tác lưỡi một lần vì thế không thể phát âm được từ có nhiều âm tiết nhưng những vùng cư dân dùng âm mũi.

              Hic, tui thấy nhiều cô giáo dạy ngoại ngữ mà vẫn cố dùng lưỡi để phát âm tiếng tây đấy nên mới có nhiều tiếng xịtxịt dư thừa phát ra.

              thân
              to xuan thuy ,vay ban cho rang học ngoai ngu chuyên nghanh giong nhu học ngoia ngu bình thuơng ah
              toi lai khong nghi vay nguoi thong thao ngoia chua chac gi da noi chuyen ngoai ngu thong thao chuyen nghanh tru phi ban da thong thao qua tu vung chuyen nghanh khong biet xuan thuy co lam cho cong ty nuơc ngoai nao khong ve xay dung ?
              Thế giới phẳng
              Chiếc lexus và cây ôliu
              Chiến tranh tiền tệ
              Science is sexy
              ***GLOBE WARNING***

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: học cao học

                Em đã đọc hết những suy nghĩ ở trên của các tiền bối , xong toàn thấy những ý kiến trái ngược. Tốt xấu đều có cả. Nhưng xem ra học cao học ở Việt Nam còn nhiều bất cập wá. Không biết học cao học ở nước ngoài như thế nào?(các bác đã được học cao học ở nước ngoài xin cho ý kiến!).

                Rất mong các giáo sư, tiến sỹ nước nhà đọc đến chuyên mục này cho ý kiến.
                Last edited by bangkd; 25-11-2007, 02:05 PM.

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: học cao học

                  Nguyên văn bởi binhminh142
                  Đến khi người Kỹ Sư muốn học cao hơn sau đại học thì gọi là Thạc Sĩ , và sau Thạc sĩ thì có thể học Tiến sĩ .Cũng như 1 cái cây sẽ rẽ ra các cành , từ các cành sẽ rẽ ra những chiếc lá . Và Kỹ Sư là cái gốc của nó , các Thạc Sĩ và Tiến Sĩ học sau ĐH cũng chỉ học và nghiên cứu 1 chuyên ngành chuyên sâu nhất định và bảo vệ luận án về ngành nghiên cứu đó chứ không phải tất cả cái gì về khoa học cũng biết . Em chưa học cao học nhưng không biết mình đào tạo như vậy có đúng không ? Và các lớp sau ĐH ở nước ngoài có phải cũng đào tạo giống như vậy ?
                  nước ngoài cũng giống nước ta, hahaha
                  - Kỹ Sư : là các chuyên gia về kỹ thuật (gọi môm na là bậc thầy cũng đươc. kekeke)
                  - Thạc sỹ : là các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực của mình (đứng đầu, thủ lĩnh của các kỹ sư)
                  - Tiến sỉ : là các nhà khoa học, chuyên nghiên cứu những vấn đề mới thuộc lĩnh vực của mình

                  Mục tiêu đào tạo Thạc sỹ là muốn đào tạo 1 đội ngũ chuyên sâu về lĩnh vực của mình (còn gọi là các chuyên gia đầu ngành), có khả nặng tự giải quyết các vấn đề chuyên môn hoặc độc lập đề xuất (nghiên cứu) phương pháp giả quyết các vấn đề mới trong phạm vi nhỏ. Vì vậy, thường chương trình đi theo hướng đào tạo các môn học chuyên sâu, nâng cao, và 1 phần nhỏ việc nghiên cứu KH.

                  Mục tiêu đào tạo Tiến sĩ là đào tạo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu, phát triển các vấn đề mới trong lĩnh vực của minh. Và tất nhiên muốn vậy thì phải có kiến thức đầu ngành (thạc sỹ) về lĩnh vực của mình Vì vậy người ta không gọi là học viên mà gọi là các nghiên cứu sinh (học nghiên cứu mưh !).Nếu từ bậc đại học được chuyển tiếp lên NCS, bạn phải có đủ điều kiện cần thiết của bậc cao học đó là
                  - Báo cáo khoa học (luận văn cao học cũng là dạng này)
                  - Học bổ sung các môn học nâng cao (tương tực các môn cao học)

                  Hiên nay, trường ĐHBK TP. Hồ Chí Minh mới vừa đưa vào thêm 1 chọn lựa cho bậc cao học đó là đào tạo theo hướng nghiên cưu. trong đó có sự thay đổi tỉ lệ % về việc đào tạo môn học chuyên sâu và công việc nghiên cứu khoa học
                  Last edited by anhosg; 25-11-2007, 09:22 PM.

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: học cao học

                    Nguyên văn bởi binhminh142
                    " Thạc Sĩ là thủ lĩnh của Kỹ Sư ...e không đúng lắm " Vì mình thấy có nhiều cơ quan và kinh tế sự nghiệp thì vẫn có những người Kỹ Sư lãnh đạo toàn diện thì sao
                    đây là thủ lĩnh về mặt chuyên môn bác a. XH vẫn khối người học chưa hết phổ thông vẫn làm chủ đó sau ? 2 cái này không giống nhau ạ
                    Nếu nghĩ rằng 1 anh KS nhiều kinh nghiệm thì = hoặc hơn 1 anh ThS thì giống như nói 1 anh trung cấp có nhiều kinh nghiệm = hoặc hơn 1 anh KS dzị đó. hic,hic,hic không khéo giống em gì đó nói học lớp 7 cũng giỏi như KS luôn ạ
                    Last edited by anhosg; 27-11-2007, 02:08 PM.

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: học cao học

                      Nguyên văn bởi anhosg
                      Nếu nghĩ rằng 1 anh KS nhiều kinh nghiệm thì = hoặc hơn 1 anh ThS thì giống như nói 1 anh trung cấp có nhiều kinh nghiệm = hoặc hơn 1 anh KS dzị đó.
                      Bác này nói thế chỉ đúng một phần thôi, có khi anh ThS có khi còn kém hơn anh KS đó. Không thể kể bằng cấp ở đây được. Nhiều khi họ không có điều kiện học trong trường, nhưng tự nghiên cứu sách vở và học hỏi, kiến thức còn bằng vạn mác anh ThS đấy chứ.

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: học cao học

                        Nguyên văn bởi DINH XUAN PHUONG
                        Neu trinh do minh chua tot (toi noi the vi thuc ra, trinh do chung ta chua phai la trinh do cua 1 ky su thuc thu dau, phai co them thoi gian moi thanh ky su duoc, con moi ra truong thi chi la ky su tap su thui) thi khong nen hoc cao hoc, vi hoc rui, khi ra chua chac da bang 1 anh ky su dau, vi do la 1 ky su thuc thu, con minh thi ky su thuc thu chua phai da mang vao cac danh thac si hay tien si,!
                        Đồng ý với bác, nhiều người học xong học ngay cao học, chẳng biết gì vềthực tế, đặc biệt lại học ở cao học toàn lý thuyết xuông. Chẳng biết vận dụng vào đâu?

                        Nguyên văn bởi DINH XUAN PHUONG
                        Con toi, toi nghi cac ban nen kiem tien la tot hon di hoc, hoc chung quy cung la kiem tien nuoi than (da so la vay, thieu so la de nghien cưu), thi hoc lam gi neu nhu moi ngay van kiem dc dong luong > 5trieu VND, cu lay kinh nghiem thi hon !
                        Bác này có ác cảm với học hành hay sao nhỉ?
                        Em có thể thấy sự khác biệt giữa học cao học và kỹ sư thế này
                        -Học xong cao học thì được cái trình độ viết văn của mình cao hơn rất nhiều đấy, đặc biệt là viết báo

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: học cao học

                          Nguyên văn bởi binhminh142
                          Hiện nay nhiều người có ý định học 2 bằng ĐH , nhưng nếu xét về mặt bằng chung thì mình thấy bằng Thạc Sĩ là có giá hơn là chuẩn 2 bằng ĐH , vì nghe tiếng Thạc Sĩ thì có vẻ trình độ hơn , ngẫm cũng đúng .
                          2 bằng cùng ngành ko ôn vì ko dung hết kiến thức, cao học vận tốt hơn
                          "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: học cao học

                            Nguyên văn bởi arnold
                            Hôm qua đi học, thầy giáo thông báo là trong 1, 2 năm tới ở trường Giao thông Hà Nội sẽ có chương trình liên kết với Anh, học Cao học trong vòng 1 năm thôi, chứ không để chương trình cồng kềnh như bây giờ. Tốt quá nhỉ.
                            Mình định lập 1 cái topic trưng cầu ý kiến xem nên học theo dạng tín chỉ hay theo dạng làm đồ án tốt nghiệp, mọi người đồng ý nhé để mình còn lập topic mới.
                            Theo ý kiến mình thì mình không đồng ý với cách đào tạo thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật trong vòng 1 năm. Theo mình được biết thì ThS ở Vn chủ yếu là học course giống như lúc ĐH, không được (hoặc rất ít) làm thí nghiệm, không có đề tài để nghiên cứu từ lúc bắt đầu học.

                            Mình nghĩ nên:
                            1-Thay đổi chương trình học thì là cách hay hơn cho ThS, nên kết hợp vừa học course(bỏ tất cả các môn về chính trị) vừa research, thực hành thí nghiệm nhiều hơn, có đề tài nghiên cứu ngay trong thời gian đang học (hạn chế số lượng học viên nhưng tăng tiền học phí lên thật cao) thì lúc này 1năm sẽ không đủ thời gian cho tấm bằng thạc sỹ kỹ thuật.

                            2-Bắt buộc các thạc sỹ khi tốt nghiệp thì phải có bao nhiêu paper tại các hội thảo chuyên ngành trong nước và quốc tế, nếu được thì cả tạp chí quốc tế.

                            Dĩ nhiên có một số nước trên W vẫn đào tạo Ms chỉ có 1 năm, theo mình biết thì chủ yếu ở EU đơn cử là Pháp. Còn những nước theo hệ thống giáo dục của US thì thời gian của các khoá học Ms và PhD rất dài.

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: học cao học

                              Nguyên văn bởi binhminh142
                              Theo đó , ý của anh tunghoang là đào tạo Thạc Sĩ thì phải thực chất ở trình độ và yêu cầu khắt khe hơn , để bằng cấp của mình đào tạo phải được chấp nhận trên trường quốc tế arnold ạ !
                              thạc sĩ mà vừa học vừa làm đâu có chất lượng
                              "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: học cao học

                                Nguyên văn bởi henycuong
                                thạc sĩ mà vừa học vừa làm đâu có chất lượng
                                Mình không hiểu ý bạn ở đây làm có nghĩa là làm thêm công việc ở ngoài không liên quan đến chuyên ngành học, hay là làm công việc trong phòng thí nghiệm? Nếu làm việc hỗ trợ cho giáo sư trong PTN thì quá tốt cho việc học, còn kiểu học part-time thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học.

                                Còn việc đăng bài trên các tạp chí thì không phải là quá khó vì mình không cần là first author (cái này để cho giáo sư hướng dẫn đứng tên), mình chỉ cần là người thứ 2 hoặc thứ 3(đương nhiên phải góp phần trong đề tài).

                                Theo mình biết thì các giáo sư hàng đầu của VN hàng năm vẫn có bài đăng trên cả tạp chí chuyên ngành quốc tế, còn các tạp chí trong nước thì các bác ấy submit bài đầy cả ra.

                                Còn việc tăng tiền học phí (đương nhiên không thể tăng lên đến khoảng 1000$/tháng như các nước phương tây) là để hạn chế số lượng SV trong lớp, càng ít Sv thì cơ hội tiếp cận với đề tài NC từ ban đầu càng nhiều.

                                Dĩ nhiên hiện nay các GS VN có ít đề tài để NC và các đề tài lại ít tiền, nên dẫn đến các SV cao học khó mà tham gia cùng. Hy vọng trong 10-15 năm tới các tập đoàn lớn sẽ bỏ tiền ra support cho Gs nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ngay tại các trường đại học Vn nhiều hơn. Lúc này thì các bác Ms và PhD cứ ngồi rung đùi mà viết paper .

                                Ghi chú

                                Working...
                                X