QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

    bên bác hồng nhảy vào cuộc đi, em sẽ làm thiết kế cho bên bác. bác Hồng về kinh nghiệm thi công tầng hầm sâu kiểu nầy thì hơi bị kinh nghiệm rồi. em tin là dân Việt nam mình có thể kết hợp với nhau giải quyết công trình này được mà. về ý tưởng thi công thì em cũng sẽ tư vấn cho bác được luôn.

    Ghi chú


    • #47
      Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

      Nhưng chúng ta chẳng biết gì về thông tin của dự án này, bàn ngồi bàn vịt với nhau
      bàn kiểu này ko hiệu quả.
      Thi công phụ thuộc nhiều vào thiết kế đưa ra, đôi lúc thiết kế lại tùy theo điều kiện thi công, nhất là thi công tầng hầm.
      VD: bác Arc-ngotau xem lại cho bên này cái thép cột B5 với cái dầm B4 với. được thép cột thì phải chỉnh thép dầm và ngược lại

      Ghi chú


      • #48
        Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

        Tôi không biết cái dự án này có nằm trong 7 dự án kêu gọi đầu tư bãi đậu xe ngầm của TP HCM hay không? từ ngày 8/11 2005 đến 9/11 có hội chợ đầu tư của TP HCM tại KS New World, sở GTCC thông báo có 7 dự án bãi đậu xe ngầm kêu gọi đầu tư, trong đó có 1 cái ở dưới đường Nguyễn Huệ.

        Ghi chú


        • #49
          Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

          Ở Pháp đã có làm 1 cái nhà xe ngầm 10 tầng rồi.

          Ghi chú


          • #50
            Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

            Sơ lược về bãi xe này
            Attached Files

            Ghi chú


            • #51
              Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

              to Hongphth78: the bac bi mac o cai cot nao, dam nao the? hay là bị dính toàn bộ dàm tầngb4 rồi? mà bac thi công cả 3 tầng hầm rồi có thấy bị cái nào như thế đâu nhỉ?
              to thanhsonxd: bac có thông tin gì về mấy cái dự án đó không share cho anh em xem tí, em ở hà nội chả biết gì về mấy cái đấy trong tp hcm cả. em đang muốn "nam tiến" đây! để anh em kết cấu bàn cho cụ thể kẻo bác hồng lại bảo anh em bàn gà bàn vịt với nhau!

              Ghi chú


              • #52
                Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

                Công trình này mới chỉ lập dự án thôi. theo tôi đầu tư dự án này sẽ không hiệu quả mặc dù ở vị trí rất thuận tiện. Mặt bằng khu vực không lớn nên số lượng chỗ đậu xe không nhiều, làm càng sâu giá thành càng cao.

                Ghi chú


                • #53
                  Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

                  May be....

                  Ghi chú


                  • #54
                    Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

                    Thứ Tư, 15/02/2006, 13:53

                    Xây dựng 8 bãi đỗ xe ngầm tại TPHCM

                    TP - UBND TPHCM vừa quyết định mời các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng 7 bãi đỗ xe ngầm tại khu vực trung tâm thành phố. Bãi đỗ xe ngầm thứ 8 đã được giao cho một nhà đầu tư trong nước.

                    Các bãi đỗ xe nói trên được thiết kế theo công nghệ xếp xe tự động với công suất xếp xe 1 phút/xe gồm:

                    1. Bãi đậu xe ngầm tại số 116 Nguyễn Du có tổng diện tích 560 m2, diện tích xây dựng dưới mặt đất 3.950 m2 gồm 8 tầng ngầm.

                    2. Bãi đậu xe ngầm bờ sông Sài Gòn có tổng diện tích xây ngầm 45.540 m2, xây trên mặt đất 900 m2, gồm 5 tầng, có thể chứa 5.000 ô tô, 5.000 xe máy.

                    3. Bãi tại sân bóng đá Tao Đàn có tổng diện tích ngầm 40.000 m2 gồm 4 tầng.

                    4 Bãi tại công viên Chi Lăng có tổng diện tích ngầm 3.560 m2, diện tích xây trên mặt đất 210 m2 gồm 7 tầng.

                    5. Bãi đỗ tại công viên Bách Tùng Diệp gồm 5 tầng, 5.200 m2 xây ngầm và 300 m2 xây trên mặt đất.

                    6. Bãi đỗ ngầm tại công trường Lam Sơn gồm 8 tầng, 2.110 m2 xây ngầm và 230 m2 xây trên mặt đất.

                    7. Bãi đậu xe tại sân vận động Hoa Lư gồm 5 tầng, tổng diện tích 2.110 m2.

                    Riêng bãi đỗ xe ngầm thứ 8 xây dựng tại công viên Lê Văn Tám đã được giao cho một nhà đầu tư trong nước là Cty Xây dựng công trình ngầm đầu tư vào năm 2005.

                    Huy Thịnh
                    Theo Tiền phong Online

                    Ghi chú


                    • #55
                      Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

                      Trở lại đề tài mà bạn đọc nêu ra là thiết kế hầm ngầm để xe, 11 tầng , chiều sâu đào cỡ 32 m.
                      Thực sự đây là bài toán hết sức phức tạp cho bất cứ 1 người nào trước khi thiết kế biện pháp thi công cho hố móng đào sâu như vây.
                      Có mấy vấn đề mà bạn phải cẩn thận trong tính toán:
                      - Mặt bằng thi công chật hẹp hoặc kề cận với các công trình dẽ mất ổn định và sự trượt do đất bị nở hông khi bị mất cân bằng ứng suất phương ngang của các công trình kế cân.
                      -Nếu vùng địa chất yếu ( sét nhão IL=0.8->1), mực nước ngầm , thay đổi theo thủy triều. Bạn phải có phương án hạ mực nước ngầm bằng cách bố trí các giếng khoan xung quanh hố đào và kiểm soắt lượng nước bơm thường xuyên.
                      - Có thề dùng các phương pháp hóa học như phụt vừa xi măng để làm tăng góc ma sát và lực dình của đất xung quanh hố đạo
                      - Dùng phương án chống đỡ bằng cừ la sen IV đào giật H<=6m cấp kết hợp các văng chống ngang bằng thép hình và các neo bê tông ra xung quanh.
                      -có thể dùnh các cọc bản BTCTDUL hạ bằng các lỗ xói nước đầu cọc kết hợp rung nhẹ hoặc thi công hệ tường cọc Baret xung quanh hố đào kết hợp với móng công trình và giữ vách hố đào.

                      -Nói chung với chiều sâu đào 32 m trên điện rộng như vậy thì ờ Việt nam Hầu như chưa thấy do đó trong bài tính của bạn về tường chắn đất hầu như kg còn quan niệm chính xác vì :

                      1- Lời giài toán giải tích thì kg còn chính xác khi quan niệm làm việc đàn hồi của đất trong mọi trường hợp.vì kg xét đến biến dạng dẻo kg hồi phục của đất.
                      2. Quan niệm về hệ số chủ động và bị động của đất sử dụng tùy tiện.
                      Theo qui trình THi cpông các công trình phụ tạm thì Nc=1.1, Np=0.9.
                      Nhưng theo một số tác giả lấy Np=1/3 vì quan niệm đất bị động trướ tường chắn chỉ kg ứng xử hết. Theo tôi nhửng hệ số trên là kg có cơ sở.
                      3.Khi kiểm toán cường độ , ta quan niệm vị trí ngàm và gối của kết cấu trong đất nền hết sức tùy tiện (Có sự kg thống nhất trong sách các biện pháp thi công CT phụ trợ Thi công Cầu và QTTC các công trình phụ trợ ).Tôi chưa thấy 1 nhà khoa học VN công bố 1 cách rõ ràng và thuyết phục về sự làm việc của kết cấu trong đất yếu. như sự làm việc của cọc đơn trong bùn sét nhảo , dẻo nhảo hay là đối với tường cọc bản cũng vậy.
                      4. Kết quả chính xác và thuyết phục hiện nay là dùng FEM (Plasix )
                      nhưng nhiều lúc mạo hiểm và kg ksoát đc đầu vào và phại có sự hiểu biết nhất định về đất yếu.

                      Các sự cố về hố đào sâu mà tôi được biết :

                      1- Vách tường hầm sâu 17m.
                      Công trình : Khu SG Pe a rl QBthạnh TP.HCM
                      Sự cố : Cọc khoan nhồi bị đẩy xa 2m do dùnh cọc thép hình chống vào vách cáôp pha tường cha7n1.

                      2- Sụp Robót đào hầm
                      Công trình : Thoát nc sông Thị nghè QBthạnh TP.HCM
                      Sự cố : Ro bót đào giếng chìm ngang R=1.3m bị sụt vào đất yếu do rò rì nước ngầm làm d8ất nhão và kéo luôn cả ro bót xuống dưới. Chưa có gpháp tối ưu để đưa lên.

                      Bài viết có thể còn thiếu sót và còn nhiều vấn đề muốn đề cập và tranh luận nhưng tgian có hạn mong làm quen học hỏi từ các bạn.
                      Last edited by syhoai; 18-03-2006, 11:17 PM.

                      Ghi chú


                      • #56
                        Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

                        Thân ái chào các bạn!
                        Những ý kiến của các bạn thật đáng xem xét. Mình lần đầu tiên va chạm với dạng ctr này, nên thật sự nhờ các bạn góp ý chân thành. Mình là đệ tử của Lưu Linh (ko phải là nô lệ của nó đâu nhé), mong có dịp gặp các bạn làm một bàn vui vậy!!!!
                        Bên tôi trong khi chờ duyệt KT, cũng đang đưa ra giải pháp kết cấu cho ct này.Mặt bằng ctr là dạng chữ nhật (thành hầm).
                        Hiện giờ giải pháp của chúng tôi đưa ra là dùng cọc barret sâu khoảng
                        50 mét so với MĐTN làm hệ vách hầm cho ctr. Địa chất tương đối thuận lợi cho ctr này.
                        Tuy nhiên, vì tại cao trình đáy tầng hầm là vùng đất nước có áp nên chúng tôi e rằng đơn vị thi công sẽ khó bảo đảm chất lượng của thành hố đào.Điều này ngoài làm ảnh hưởng tới chất lượng thành hầm mà còn ảnh hưởng tới các ctr lân cận (nhà hát TP, các khách sạn cao tâng...).
                        Việc hạ áp như thế nào để không ảnh hưởng tới các ctr lân cận, các bạn góp ý nhé.
                        Ngoài ra, hệ làm việc trong mp nằm ngang là hệ sàn, dầm thép. Bên trong cũng là một hệ lõi barret.
                        Hy vọng các bạn góp ý cho tôi thật nhiều !!!
                        Chúc các bạn sức khỏe dồi dào để làm việc và cùng tôi chia sẽ thông tin.
                        Mail của tôi: tranxuantan@gmail.com

                        Ghi chú


                        • #57
                          Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

                          Trở lại đề tài mà bạn đọc nêu ra là thiết kế hầm ngầm để xe, 11 tầng , chiều sâu đào cỡ 32 m.
                          Thực sự đây là bài toán hết sức phức tạp cho bất cứ 1 người nào trước khi thiết kế biện pháp thi công cho hố móng đào sâu như vây.
                          Có mấy vấn đề mà bạn phải cẩn thận trong tính toán:
                          - Mặt bằng thi công chật hẹp hoặc kề cận với các công trình dẽ mất ổn định và sự trượt do đất bị nở hông khi bị mất cân bằng ứng suất phương ngang của các công trình kế cân.
                          -Nếu vùng địa chất yếu ( sét nhão IL=0.8->1), mực nước ngầm , thay đổi theo thủy triều. Bạn phải có phương án hạ mực nước ngầm bằng cách bố trí các giếng khoan xung quanh hố đào và kiểm soắt lượng nước bơm thường xuyên.
                          - Có thề dùng các phương pháp hóa học như phụt vừa xi măng để làm tăng góc ma sát và lực dình của đất xung quanh hố đạo
                          - Dùng phương án chống đỡ bằng cừ la sen IV đào giật H<=6m cấp kết hợp các văng chống ngang bằng thép hình và các neo bê tông ra xung quanh.
                          -có thể dùnh các cọc bản BTCTDUL hạ bằng các lỗ xói nước đầu cọc kết hợp rung nhẹ hoặc thi công hệ tường cọc Baret xung quanh hố đào kết hợp với móng công trình và giữ vách hố đào.

                          -Nói chung với chiều sâu đào 32 m trên điện rộng như vậy thì ờ Việt nam Hầu như chưa thấy do đó trong bài tính của bạn về tường chắn đất hầu như kg còn quan niệm chính xác vì :

                          1- Lời giài toán giải tích thì kg còn chính xác khi quan niệm làm việc đàn hồi của đất trong mọi trường hợp.vì kg xét đến biến dạng dẻo kg hồi phục của đất.
                          2. Quan niệm về hệ số chủ động và bị động của đất sử dụng tùy tiện.
                          Theo qui trình THi cpông các công trình phụ tạm thì Nc=1.1, Np=0.9.
                          Nhưng theo một số tác giả lấy Np=1/3 vì quan niệm đất bị động trướ tường chắn chỉ kg ứng xử hết. Theo tôi nhửng hệ số trên là kg có cơ sở.
                          3.Khi kiểm toán cường độ , ta quan niệm vị trí ngàm và gối của kết cấu trong đất nền hết sức tùy tiện (Có sự kg thống nhất trong sách các biện pháp thi công CT phụ trợ Thi công Cầu và QTTC các công trình phụ trợ ).Tôi chưa thấy 1 nhà khoa học VN công bố 1 cách rõ ràng và thuyết phục về sự làm việc của kết cấu trong đất yếu. như sự làm việc của cọc đơn trong bùn sét nhảo , dẻo nhảo hay là đối với tường cọc bản cũng vậy.
                          4. Kết quả chính xác và thuyết phục hiện nay là dùng FEM (Plasix )
                          nhưng nhiều lúc mạo hiểm và kg ksoát đc đầu vào và phại có sự hiểu biết nhất định về đất yếu.

                          Các sự cố về hố đào sâu mà tôi được biết :

                          1- Vách tường hầm sâu 17m.
                          Công trình : Khu SG Pe a rl QBthạnh TP.HCM
                          Sự cố : Cọc khoan nhồi bị đẩy xa 2m do dùnh cọc thép hình chống vào vách cáôp pha tường cha7n1.

                          2- Sụp Robót đào hầm
                          Công trình : Thoát nc sông Thị nghè QBthạnh TP.HCM
                          Sự cố : Ro bót đào giếng chìm ngang R=1.3m bị sụt vào đất yếu do rò rì nước ngầm làm d8ất nhão và kéo luôn cả ro bót xuống dưới. Chưa có gpháp tối ưu để đưa lên.

                          Bài viết có thể còn thiếu sót và còn nhiều vấn đề muốn đề cập và tranh luận nhưng tgian có hạn mong làm quen học hỏi từ các bạn.

                          Ghi chú


                          • #58
                            Ðề: Thiết kế nhà chứa xe có 11 tầng hầm sâu 32m

                            Thật sự khi nghe bạn tham gia thiết kế 11 tầng hầm quả là cao thủ, hiện tại theo mình biết thì công ty Bachy Soletanche vừa thi công công trình Vincom Khu B với 6 tầng hầm đã là quá kinh khủng rồi, mình không tưởng tượng được 11 tầng hầm sẽ như thế nào. Vi khi thiết kế rồi triển khai Shop Drawings phải bố trí bao nhiêu là vị trí thép chờ sàn, thép chờ ram dốc nhiều tầng nhiều lớp.
                            Chúc bạn thành công, hãy thật tỉ mỉ với thiết kế này nhé. Nếu không hậu quả khó lường

                            Ghi chú

                            Working...
                            X