QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khi khung không gian đưa về khung phẳng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khi khung không gian đưa về khung phẳng

    Xin các bác cho biết ý kiến khi ta đưa khung không gian về tính trên khung phẳng. Tôi đang lam đồ án tốt nghiệp và nhiệm vụ bắt tính 1 khung phẳng nhưng cái nhà của tôi lại là khung không gian (do nhà vuông mà).
    - Nếu khung không gian thì khối lượng tính toán rất lớn và thầy giáo ko cho dùng những gì ngoài sách giáo khoa(do cái cột lệch tâm xiên)
    - Nếu khung phẳng thì khi thầy phản biện sẽ lại hỏi tại sao nhà vuông lại đi tính khung phẳng và lấy cái gì đảm bảo phương ngoài mặt phẳng uốn của khung phẳng

  • #2
    Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

    Theo tôi, bạn nên hỏi lại thầy của bạn cho rõ, ông ấy cho phép cách nào thì bạn làm cách đó.
    Trong thực tế, cho một căn nhà có hình chữ nhựt (thiết đồ ngang), thì tôi chia bài toán ra hai phần, một khung theo chiều x, một khung theo chiều y, và giả sử bỏ qua các momen vặn (torsion). Làm xong, ta tổ hợp các nội lực và ngoại lực, thì các cột ở 4 góc sẽ có hai momen : Mx và Mỵ
    Chỉ có vậy thôi bạn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

      thực tế như ta đã biết chắc chắn sẽ tồn tại 2 mômen là Mx và My. Nhưng khi đưa về khung phẳng thì chúng ta chỉ xét đến cột làm việc theo 1 phương và khi tính thép ta cũng chỉ tính theo phương đó. Nhưng thực tế còn thành phần My và khi tính ta sẽ chọn thép theo phương nào mà đảm bảo cho cả 2 phương.Vậy nếu ta chỉ tính theo phương ngang thì sẽ ko chắc chắn đảm bảo cho cả My vì thế em muôpns hỏi các bác là khi kiểm tra ta sẽ tính theo nội lực theo dọc hay ngang

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

        Theo tôi, thì đối với nhà có hình dạng vuông thì tính khung phẳng theo phương nào cũng như nhau thôi, còn nhà có hình chữ nhật nếu tính khung phẳng thì nên tính theo phương có chiều dài nhỏ hơn.Việc tính khung phẳng không cho kết quả không sát thực tế như đối với khung không gian.Tuy nhiên nếu đối với việc làm đồ án tốt nghiệp thì có thể tính khung phẳng cũng được, bạn có thể tính khung phẳng theo 2 phương và tính thép cho cột là giao của 2 khung ( theo 2 phương ).

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

          Thì bạn chịu khó giải khung không gian đi, tôi nghĩ không quá tốn nhiều công lắm đâu. vả lại đó cũng là bài bọc kinh nghiệm tốt cho bạn sau này. Còn lý thuyết tính toán cột lệch tâm xiên không có tài liệu tiếng việt thì tìm tài liệu tiếng Anh. sách đó không khó tìm đâu.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

            Đưa khung không gian về khung phẳng là để đơn giản sơ đồ tính, kết quả có thể chấp nhận được.Thông thường thì người ta tính khung có độ cứng nhỏ, bất lợi hơn. Còn momen My có thể kiểm tra bằng cách tính dầm dọc vuông góc với khung tính. Còn tính trường hợp lệch tâm xiên là bài toán quá cơ bản trong SBVL. Công trình của bạn vuông tâm cứng ở tâm công trình - không bị xoắn bởi tải trọng gió, chỉ cần tính khung bất lợi thứ 2 kể từ đầu hồi.
            00X8 ĐHKTHN-constexe@yahoo.com

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

              Theo tôi, với mức độ Đồ án, nhằm giúp sinh viên hiểu rõ về quá trình truyền tải trọng đứng từ sàn -> dầm phụ -> dầm khung và quá trình phân phối tải trọng ngang theo độ cứng tương đương, các thày giáo thường yêu cầu sinh viên tính khung phẳng. Với nhà có mặt bằng hình vuông, bạn nên tính hai khung phẳng theo phương vuông góc. Như vậy khối lượng đồ án đỡ bị "hẻo" và cũng có đủ thông tin để thiết kế cho cột tại vị trí giao nhau giữa hai khung.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

                Nguyên văn bởi dungkt
                thực tế như ta đã biết chắc chắn sẽ tồn tại 2 mômen là Mx và My. Nhưng khi đưa về khung phẳng thì chúng ta chỉ xét đến cột làm việc theo 1 phương và khi tính thép ta cũng chỉ tính theo phương đó. Nhưng thực tế còn thành phần My và khi tính ta sẽ chọn thép theo phương nào mà đảm bảo cho cả 2 phương.Vậy nếu ta chỉ tính theo phương ngang thì sẽ ko chắc chắn đảm bảo cho cả My vì thế em muôpns hỏi các bác là khi kiểm tra ta sẽ tính theo nội lực theo dọc hay ngang
                Bạn phải tính theo cả hai phương để kiểm tra nội lực. Một cột có :
                Lực dọc = Px + Py
                Momen = Mx và My
                Do đó phải tính cột theo cách lệch tâm xiên.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

                  Bạn cứ tính như khung phẳng theo mỗi phương rồi kiểm tra ok là được mà. Vì nhà bạn hình vuông nên cả hai phương làm việc khá giống nhau do đó cần làm việc với cả hai phương.
                  Chúc bạn làm tốt đồ án
                  Người gặp người cơn lốc cuốn, đối diện cuộc đời tâm nào giữ lời

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

                    Nhà của bạn cao lắm không? Nếu không cao thì bạn có thể giải theo khung không gian và tính cốt thép theo 2 phương.
                    Nếu nhà bạn thấp thì cột trong nhà của bạn chỉ chịu nén lệch tâm bé là chủ yếu nên bạn có thể kiểm tra khả năng chịu lực theo TCVN (công thức Bresler 1/N <= 1/[N]x + 1/[N]y - 1/[N]o) với [N]x, [N]y là khả năng chịu lực theo phương truc X, trục Y. [N]o là khả năng chịu lực theo cấu kiện chịu nén đúng tâm. Tính như thế là đơn giản nhất.
                    Chúc bạn làm Đồ Án Tốt.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

                      Tinh theo so do khong gian se cho ham luong cot thep nho hon, do do gia thanh xd ngoi nha se thap hon.
                      Thuc ra, vao so do khong gian cung dau co vat va qua, vi boc tai trong va don tai trong len khung phang cung met lam.
                      Tuy nhien, voi muc do thuc hien do an tot nghiep thi cung khong can thiet phai tinh theo so do khong gian, lam tot viec cua thay giao la duoc roi. Ban co the tinh khung phang theo phuong nao cung duoc (nha co mat bang hinh vuong ma, di xung thi cang tot) roi kiem tra cot theo phuong ngoai mat phang, dat thep deu theo chu vi cot. Gia tri momet lay de kiem tra cot theo phuong ngoai mat phang la bao nhieu thi chiu kho xem lai do an betong II hoac thep II nhe.
                      Chuc ban hoan thanh nhiem vu

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

                        Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                        Theo tôi, bạn nên hỏi lại thầy của bạn cho rõ, ông ấy cho phép cách nào thì bạn làm cách đó.
                        Trong thực tế, cho một căn nhà có hình chữ nhựt (thiết đồ ngang), thì tôi chia bài toán ra hai phần, một khung theo chiều x, một khung theo chiều y, và giả sử bỏ qua các momen vặn (torsion). Làm xong, ta tổ hợp các nội lực và ngoại lực, thì các cột ở 4 góc sẽ có hai momen : Mx và Mỵ
                        Chỉ có vậy thôi bạn.
                        Vậy chỉ có cột ở bốn góc là chịu momen Mx, My phải không anh, các cột các thì không? Và còn nếu kể đến momen vặn thì sao? Trong trường hợp này mình tính như thế nào

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

                          Nguyên văn bởi haikcvncc
                          Bạn phải cẩn thận nếu lấy P = Px + Py có thể bị lấy 2 lần trọng lượng bản thân cấu kiện
                          Vậy trong trường hợp này lấy thế nào cho đúng để không bị nhầm, em chưa hiểu ý của anh.
                          Với khung không gian khi chịu tải trọng gió thì hệ khung sẽ có những chuyển vị nào ? và nội lực trong hệ khung?
                          Em cũng đang làm đồ án tốt nghiệp và cũng dính cái khung không gian. Các anh có thể viết lên một vài điều lưu ý khi thiết kế khung không gian cho em thao khảo với .Xin các anh cho ý kiến nhiều nhiều vào em cần lắm lắm.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

                            Bạn cứ tính như khung phẳng theo mỗi phương rồi kiểm tra ok là được mà. Vì nhà bạn hình vuông nên cả hai phương làm việc khá giống nhau do đó cần làm việc với cả hai phương.
                            Chúc bạn làm tot do an cua minh

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Khi khung không gian đưa về khung phẳng

                              Cháu xin hỏi bác THU một điều được không ạ.Mong bác giải đáp.Hiện giờ cháu đang làm đồ án tốt nghiệp.Mà nhà của cháu phần kết cấu phải tính một khung liền với vách.Bác có thể giải đáp cho chau cách tinh như thế nào và chạy sáp thì khai báo như thế nào ạ.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X