QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

    Cả khán phòng ở Hyderabad, Ấn Độ, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong 4 nhà toán học giành giải Fields hôm nay.
    Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới - lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội). Ngô Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này

    Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận huy chương Fields từ Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patic


    GS Ngô Huy Cẩn, PGS Trần Lưu Vân Hiền tại "khu vực dành cho gia đình người chiến thắng" tại đại hội



    Con gái GS Ngô Bảo Châu diện áo dài tới đại hội.


    Huy chương Fields

    Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu.

    Con đường khoa học của Bảo Châu

    Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới.

    Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: diendantoanhoc.org..

    Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.

    Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con duy nhất của Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn của Viện Cơ học và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Anh từng học tại trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội trước khi vào khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Mùa hè 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.


    Ngô Bảo Châu cùng mẹ và các con gái. Ảnh do gia đình cung cấp.

    Vào năm 1994, Bảo Châu kết hôn với người bạn gái từ thời phổ thông. Cũng trong năm đó anh và giáo sư Gerard Laumon - người thầy của anh - cùng nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một đến hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.

    Sau khi nhận giải thưởng Clay, Bảo Châu được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton, Mỹ, mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields.

    Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam. Hiện nay anh là giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam. Một năm sau đó, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai người Việt Nam ở nước ngoài, giáo sư F. Phạm và giáo sư Dương Hồng Phong.

    Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time Mỹ bình chọn là "một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009". Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L'IHÉS do nhà xuất bản Springer phát hành.

    Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội).

    Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010.

    Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chính thức mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về toán.

    Minh Long

    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F68C/

    Những thông tin đặc biệt về GS. Ngô Bảo Châu

    Ngô Bảo Châu (sinh ngày 15/11/1972)

    Đơn vị công tác: Giáo sư của cả 3 cơ quan: Viện nghiên cứu cao cấp IAS Princeton (Mỹ); Khoa toán Đại học tổng hợp Paris 11 và Viện toán học (Việt Nam).

    1986-1989: Học sinh khối phổ thông chuyên Toán, ĐHTH Hà Nội.

    1988: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Úc (đạt điểm tuyệt đối 42/42)

    1989: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại CHLB Đức (đạt điểm tuyệt đối 42/42)

    1990-1991: Học tại ĐHTH Paris 6, Pháp

    1992-1995: Học tiếp ĐH tại Trường sư phạm cấp cao Paris (ENS)

    1993-1997: Làm nghiên cứu sinh tại ĐHTH Paris 11 với GS. G. Laumon. Bảo vệ luận án xuất sắc vào năm 1997.

    1998-2004: Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp tại ĐHTH Paris 13.

    2004: Bảo vệ tiến sĩ khoa học (Habilitation)

    2004: Được trao Giải thưởng Toán học Clay (cùng với GS G.Laumon). Giải thưởng này có từ năm 1999, mới trao cho 23 người. Người đầu tiên được trao giải Clay chính là A.Wiles- người đã chứng minh được Định lý cuối cùng của Ferma tồn tại hơn 300 năm. Ngay sau khi được trao giải thưởng này, thầy của Ngô Bảo Châu là GS G.Laumon đã được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp.

    2004- nay: Giáo sư tại ĐHTH Paris 11 (Pháp)

    2005: Được Hội đồng học hàm Giáo sư nhà nước Việt Nam phong đặc cách giáo sư.

    2006: Được mời đọc báo cáo tiểu ban tại ĐH Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Chỉ có chuyên gia hàng đầu trong chuyên ngành mới được mời báo cáo.

    2007- nay: GS tại Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) ở Princeton (Mỹ)

    2007: Được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức. Cho tới nay mới có 8 nhà toán học được vinh dự này. Giải thưởng được tặng cho các nhà toán học trẻ của Châu Âu, 3 năm một lần.

    2007: Được trao Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp mang tên Sophie Germain. Giải này được trao hàng năm cho một nhà toán học Pháp.

    2007- nay: GS đặc biệt tại Viện Toán học Việt Nam

    2009: Công trình "Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie" (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

    2010: Được mời đọc báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới tại Ấn Độ.

    Từ tháng 9/2010: sẽ chuyển sang làm GS của ĐH Chicago (Mỹ)
    Last edited by _BuiCongTu_; 19-08-2010, 02:35 PM.

  • #2
    Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

    Giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng ngời trí việt
    TIỀN KHÔNG QUAN TRỌNG, NHƯNG ĐÔI KHI TIỀN LÀ TẤT CẢ

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

      ông này mà làm xây dựng chắc nhất. Hhahaah

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

        Quá tuyệt. không biết bổ đề của giáo sư có ứng dụng gì trong xây dựng không nhỉ. Mời gs về để xây đựng thôi.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

          Nguyên văn bởi nguyenviettung
          Chúc mừng a Châu! Mỗi tội giải này lại tính cho USA chứ không phải VN thế mới đau!
          tôi tình cờ có được tiếp xúc được với vài GS gốc VN, dạy toán ĐH tai Úc và Mỹ, tiếc là chưa gặp được anh Châu. Xin cuối đầu thán phục người tài giỏi của đất nước.

          Theo tôi nghĩ nếu "bản lảnh quá sức cao" làm việc bên ngoài mới có đất dụng võ, nhiều khi vẫn đóng góp được cho VN, nhiều hơn nữa.
          Khoa học không có ranh giới đâu bạn ơi!

          Nếu nhất trí về VN vì lòng yêu nước như nhiều Bạn bè khác, Đễ phục vụ dân tộc. Tôi hết sức khăm phục đấy.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

            chúc mừng anh Châu, thật hãnh diện biết bao khi chúng ta là người VN

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

              Nguyên văn bởi umy View Post
              tôi tình cờ có được tiếp xúc được với vài GS gốc VN, dạy toán ĐH tai Úc và Mỹ, tiếc là chưa gặp được anh Châu. Xin cuối đầu thán phục người tài giỏi của đất nước.

              Theo tôi nghĩ nếu "bản lảnh quá sức cao" làm việc bên ngoài mới có đất dụng võ, nhiều khi vẫn đóng góp được cho VN, nhiều hơn nữa.
              Khoa học không có ranh giới đâu bạn ơi!

              Nếu nhất trí về VN vì lòng yêu nước như nhiều Bạn bè khác, Đễ phục vụ dân tộc. Tôi hết sức khăm phục đấy.
              http://vietnamnet.vn/giaoduc/201008/...-thanh-929877/

              Đọc bài này để hiểu hơn về anh Châu, cũng như hiểu thêm về những quan niệm khác trong xã hội Việt Nam.

              Mặc dù đạt được ở đỉnh cao của sự nghiệp và nhận được nhiều lời mời làm việc, nhưng anh Châu vẫn luôn dành mỗi năm vài ba tháng làm việc ở Việt Nam với đồng lương khoảng 5tr/tháng. Trong cuộc trao đổi ở bài viết trên, thì dự định của anh Châu sẽ dùng khoản tiền thưởng cho giải Fields này làm học bổng cho các em sinh viên nghèo học ở Việt Nam. Rõ ràng, anh Châu là người có tâm và có nhiều hoạt động thiết thực trong khả năng của mình để giúp xây dựng đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo..

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

                Xin chúc mừng anh Châu, niềm tự hào của chúng ta !

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

                  Đồng ý hoàn toàn bài viết của HVQ. Không cần bình luận thêm chữ nào.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

                    VN ko thiếu người tài, nhưng về nước rồi họ sẽ làm việc ở đâu và làm gì? Kiến thức của họ có lẽ vượt qua khả năng đáp ứng của chúng ta

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

                      thuc ra ma noi nguoi viet nam ko kem gi so voi nguoi tai cua the gioi nhung neu ho o viet nam thi ho se ko co dieu kien va co hoi phat trien dc vi nhieu ly do khac nhau .vay nen da so trong nhung nguoi nay ho deu ra nuoc ngoai lam viec va nghien cuu ... that dang buon khi chung ta chua co co che dai ngo xung dang de thuyet phuc ho ve Viet Nam phuc vu cho dat nuoc ..

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

                        vài năm nữa chúngh ta sẽ đc nghe tên Ngô Đắc Tuấn , Lê Thái Hoàng , Vũ Ngọc Minh ..... :d, đợi xem !!
                        cố học để lấy cái chữ .....

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

                          Thật tự hào Gs Ngô Bảo Châu đoạt giải, đưa Việt Nam là quốc gia thứ hai ở châu Á có người đoạt giải toán học Fields.
                          -----------------------
                          www.congtrinhthep.vn
                          Yahoo ID: ducsw2003@yahoo.com

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

                            Một điểm mà tôi nghĩ, tại sao người Việt học toán được. Đó chính là học toán và nghiên cứu về toán học không đòi hỏi nhiều công cụ hay thiết bị thí nghiệm như các ngành nghề khác. Nếu là về toán lý thuyết thì càng không đòi hỏi những thứ này. Việc nghiên cứu về toán có thể thực hiện độc lập, hoặc trong một nhóm ít người nào đó. Chính vì đặc điểm này mà sự chênh lệch về môi trường nghiên cứu giữa Việt Nam với các nước khác không nhiều (vì nó chịu ảnh hưởng ít bởi các yếu tố xã hội và những thứ khác). Tất nhiên, việc trao đổi giao lưu là cần thiết và đương nhiên phải có. Lĩnh vực nào cũng thế, khi đi sâu vào một mảng nào đó rồi, thì nếu được hợp tác với những người đứng đầu thế giới về lĩnh vực đó sẽ luôn tạo ra những tiến bộ mới. Do đó, ngành toán có thể phát triển được ở Việt Nam, còn ngành khác thì cứ từ từ nhá.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

                              Nguyên văn bởi tnlinh View Post
                              Một điểm mà tôi nghĩ, tại sao người Việt học toán được. Đó chính là học toán và nghiên cứu về toán học không đòi hỏi nhiều công cụ hay thiết bị thí nghiệm như các ngành nghề khác. Nếu là về toán lý thuyết thì càng không đòi hỏi những thứ này. Việc nghiên cứu về toán có thể thực hiện độc lập, hoặc trong một nhóm ít người nào đó. Chính vì đặc điểm này mà sự chênh lệch về môi trường nghiên cứu giữa Việt Nam với các nước khác không nhiều (vì nó chịu ảnh hưởng ít bởi các yếu tố xã hội và những thứ khác). Tất nhiên, việc trao đổi giao lưu là cần thiết và đương nhiên phải có. Lĩnh vực nào cũng thế, khi đi sâu vào một mảng nào đó rồi, thì nếu được hợp tác với những người đứng đầu thế giới về lĩnh vực đó sẽ luôn tạo ra những tiến bộ mới. Do đó, ngành toán có thể phát triển được ở Việt Nam, còn ngành khác thì cứ từ từ nhá.
                              Anh tnlinh nghĩ và ghi ra đúng rồi. Xin được bổ túc thêm 2 điểm nhỏ:

                              1) Học được giỏi phải cần biết áp dụng cái lý thuyết nầy vào cụ thể để có lợi ích chung. (Cho cã mọi ngành nghề).
                              2) Một con Én không làm nên mùa xuân, ACE cố gắn hợp tác lại nhiều hơn mới có thể phát triển được ở Việt Nam kịp lúc. (từ từ là trể mất đấy)
                              Nên nhớ ngành nghề xây dựng là môn kỹ thuật đầu tiên trong lịch sử nhân loại ! Toán, cơ khí ...ngày xưa có là để phục vụ cho xây dựng !
                              ACE nghiệm kỹ lại xem đúng không và cùng thực hiện hai điểm trên.

                              Ngoài ra, tôi thấy trong nước vẫn có nhiều nhân tài. Dù không rạng danh trên thế giới như anh Bảo Châu, nhưng đã và đang đóng góp bổ ích cho xã hội VN rất nhiều, trong ấy có môt số ACE trong và ngoai Diễn đàng.

                              Một ngày nào đó, tôi sẻ nêu tên các ACE đó ra !!

                              Ghi chú

                              Working...
                              X