QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

    Nhờ các Bác gợi ý cho tôi một số hướng đề tại NCS chuyên ngành cầu.
    Theo các Bác đi theo hướng phân tích tương tác kết cấu cầu tương tác cùng đất nền, chú trọng vào soil-pile interaction có được không?
    Bác nào có tài liệu về vấn đề này cho tôi xin với.
    rất cám ơn
    nguyenlanqn@walla.com

  • #2
    Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

    Bác thử tìm hiểu về đề tài piled embankments xem sao. Đại khái là sử dụng piles (cọc bê tông cốt thép, cọc đá, cọc vữa xi-măng...) để gia cố cho phần đường dẫn đầu cầu chẳng hạn. Cái này vừa dính dáng đến cầu (well, sort of ) lại vừa có pile-soil interaction. Nếu bác interested thì tôi cũng có thể giúp được phần nào.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

      Vấn đề này theo tôi được biết thì đã có người làm rồi. Thậm chí là tính toán đến Liquefaction dưới tác dụng của tải trọng động đất. Người làm về vấn đề này là Pro. W.D. Liam Finn và nhóm nghiên cứu tại Kagawa University, Japan. Mô hình tính là nonlinear 3-D. Nếu bác nguyenlan cần làm về vấn đề này thì cố gắng tìm ra cái gì đó mới hơn thì mới ok, nhưng theo tôi, khi nghe Prof. W.D. Liam Finn trình bày về cái chương trình tính này, thì chẳng còn đất cho mình nghiên cứu thêm nữa hihihi. CHúc bác nguyenlan tìm được hướng nghiên cứu khả thi nhé.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

        Theo tôi, đào tạo NCS tức là đào tạo khả năng độc lập nghiên cứu hoặc giải quyếtt một vấn đề KH.
        Bác nguyenlan làm NCS, chứ không phải luận văn thạc sỹ, kỹ sư... rồi mà vẫn còn phải nhờ anh em gợi ý đề tài thì quả là đáng ngán ngẩm. Bác xác định làm NCS là bác phải tự nghĩ ra, anh em trên cơ sở đó đóng góp ý kiến thôi. Không phải là ý tôi thế này thế nọ, các chú thấy được không. Mà phải là tôi đang làm thế này thế này, mời các bạn cho ý kiến đóng góp.
        Nói chung tình trạng NCS giờ của mình chán quá, chẳng hiểu nghĩa của từ NCS thế nào cứ cắm đầu cố lấy cho được cái bằng.
        Last edited by cafedendanhatrang; 29-03-2005, 02:54 PM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

          Bác nguyenlan: soil-structure interaction theo cách nghĩ của tôi thì có hai kiểu: một là phân tich sự làm việc của kết cấu có kể đến ảnh hưởng của đất nền, hai là behavior của nền dưới tác động của cọc như các bác trên kia góp ý. Cái gì thì thì cũng có thứ hay để làm cả thôi nhưng nếu bác muốn làm làm luận án về chuyên ngành cầu thì tôi e là cái thứ hai nó hơi xa vì nó gần cơ học đất hơn (đại khái là cái thứ nhất thì bác có keyword là structural mechanics, cái thứ hai có keyword là soil mechanics). Nếu bác đang ở VN thì tốt nhất bác nên liên hệ với một giáo sư nào đó có nhiều kinh nghiệm (như thầy Nguyễn Viết Trung ở trong forum mình chẳng hạn) xin lời khuyên về cái nhu cầu thực sự ở VN hiện giờ về vấn đề này là gì đã, sau đó thì mới tìm kiếm thông tin và tài liệu ở nước ngoài về vấn đề bác quan tâm. Chúc bác tìm được đề tài như ý.

          PS1. Bác cafedendanhatrang nói thế là hơi quá lời đấy ạ. NCS thì tiếng Anh nó gọi là PhD student , trừ một số trường hợp đặc biệt, còn không có thầy không làm ăn gì được đâu. Mà một trong nhưng vai trò quan trọng nhất của các thầy là nghĩ ra subject đấy. Có khả năng độc lập giải quyết vấn đề tuy đã khó nhưng chưa khó bằng tự nghĩ ra vấn đề để giải quyết đâu

          PS2: bác fujisan có thể cung cấp cho tôi vài cái tên authors trong nhóm nghiên cứu ở Kagawa University được không ? thanks bác trước
          Does engineering need science?

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

            Bác cafedendanhatrang không nên nói lời cay độc thế, tội bác nguyenlan quá. Bác nguyenlan hỏi thế là đúng chứ tự mình nghĩ ra một để tài đâu có dễ vì phải nắm được đối với một lĩnh vực nào đó, trên thế giới người ta đã nghiên cứu đến đâu.
            To bác nguyenlan : Em không phải là dân cầu đường nhưng nếu bác quan tâm đến mảng sửa chữa cầu đường bằng fibre reinforced concerete (bê tông sợi) hoặc bằng bê tông cốt liệu mềm (ví dụ cốt liệu cao su phế thải chẳng hạn) thì còn khá nhiều điều để nghiên cứu đấy chứ (*****ing, debonding, fatigue...). Chúc bác nghiên cứu tốt.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

              Tôi nghĩ rằng ở trong nước, tình trạng khan hiếm thông tin về những nghiên cứu của nước ngoài là khá phổ biến. Ví dụ như tôi chẳng hạn, hồi bảo vệ đề cương nghiên cứu sinh trong nước, cả thầy và trò cùng bối rối khi ghi xác nhận vào mục đảm bảo đề tài không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào khác đã được công bố. Nên những ý kiến đóng góp của anh em là vô cùng quý giá. Mong cả nhà cùng góp ý cho bác nguyenlan.
              To bác Phu Ho: Hôm dự hội thảo, tôi có ghi tên những thành viên trong nhóm của cụ W.D. Liam Finn, nhưng rồi vứt quách đâu mất. Nhưng may quá vẫn còn nhớ tên một người trong số đó. Prof. Anabuki, Kagawa University. Chúc bác có được những thông tin bổ ích.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

                To Bác Phu Ho: Í quên, còn một người nữa là T. Tharavaj (người Thái Lan chăng?) (đây là người trực tiếp món 3-D Analysis programming).

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

                  Bác Fujisan: Piled embankments thì người ta đã nghiên cứu từ hàng chục năm nay rồi ý chứ bác . Cái chính là mình đi vào khía cạnh nào của piled embankments thôi. Nếu chịu có tìm tòi thì thiếu gì khía cạnh chưa được đề cập tới. So sánh và đánh giá sự làm việc của các phương pháp gia cố đang áp dụng tại VN dựa trên quan trắc hiện trường đã ai làm chưa? Xây dựng qui trình tính toán thiết kế cho các phương pháp gia cố sử dụng cọc ở VN đã ai làm chưa? Lựa chọn phương án gia cố thích hợp nhất với điều kiện từng vùng ở VN đã ai làm chưa? Tôi thì chưa được xem cái nghiên cứu của ông Finn và cộng sự nhưng có đánh chết tôi cũng không tin là những nghiên cứu của nhóm ông ấy đã bao quát được mọi vấn đề (dù chỉ là trong một lĩnh vực cực hẹp là piled embankments). 3-D modeling hay là liquefaction đúng là advanced thật đấy nhưng câu chuyện về piled embankments đâu lại chỉ có đơn giản như vậy được bác. Quá trình làm làm nghiên cứu, theo tôi nghĩ, cũng như là quá trình trèo lên vai người khổng lồ. Tôi đã ngoài 60 tuổi đầu rồi (Fs = 2) mà cũng chưa từng thấy ai làm nghiên cứu lại nói tôi làm cái này from scratch hay là sau cái nghiên cứu này của tôi thì là end of story cả .

                  Bác cafe: Cái từ nghiên cứu sinh nếu mà chiết tự ra thì là để chỉ những ông còn đương lọ mọ học làm nghiên cứu. Mới còn đương học nghề mà bác đã bắt các ông í phải tự nghĩ được ra đề tài nghiên cứu thì tôi thấy tội cho các ông í quá. Chẳng cứ gì ở VN, ngay đến ở Mỹ thì đại đa số các ông PhD students đều là dạng thiên lôi chỉ đâu oánh đấy thôi. Từ ý tưởng ban đầu, hướng đi trong tương lai đều do một tay ông thầy ông ấy đạo diễn cho cả ý chứ. Bác tính chúng nó trả lương các ông ấy hơn 100.000 đô một năm để các các ông ấy ngồi chơi xơi nước hay sao hả bác?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

                    Gửi bác gì ở trên tham khảo thêm mấy cái dưới đây, cũng Pile cả.

                    1) Stewart, D. P., Jewell, R. J. and Randolph, M. F. (1994). Design of piled bridge abutments on soft clay for loading from lateral soil movements, Geotechnique, Vol. 44, No.2, pp. 277-296.

                    Abstract:
                    Piles supporting bridge abutments on soft clay may be loaded laterally from horizontal soil movements generated by the approach embankment. The design of piles loaded by lateral soil movements is problematic in the existing design approaches are generally inconsistent or show poor correlation with available data. New empirical design charts are presented to allow an assessment of maximum pile bending moment and pile head deflection based on the relative soil-pile stiffness and current loading level. A new analytical approach is also developed on the basis of a simple deformation mechanism. The method accounts for the main features of the problem through an approximate representation of the embankment-soil-pile interaction, and is shown to compare favourably with centrifuge model test data. Recommendations for the design of pile groups for loading from lateral soil movements are also given.

                    2) Makris, N., Gazetas, G. and Delis, E. (1996). Dynamic soil-pile-foundation-structure interaction: records and predictions, Geotechnique, Vol. 46, No.1, pp.33-50.

                    Abstract:
                    The problem of soil-pile-foundation-superstructure interaction is examined, and a simple rational procedure to analyse the response of a structure supported on pile groups is presented. This procedure combines theories for the computation of the dynamic impedances and kinematic-seismic response factors of pile foundations with a multi-degree-of-freedom structural model. The procedure is applied to compute the response of a bridge in Rio Dell, California, which was shaken by the Ms = 7.0 Petrolia earthquake in 1992. The predicted response agrees well with recorded data. The significance of considering the frequency-dependence of the pile foundation impedances in the analysis of the response of the superstructure is discussed.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

                      Cảm ơn bác Phú Sĩ Sàn. Tôi sẽ lọ mọ xem xem cái group này có quên chưa làm cái gì mà tôi múc được thì tôi còn múc nốt. Còn nếu mà quả thực các cụ ấy làm hết cả rồi, thì để tôi dọn dẹp trả chìa khóa tôi đi làm phụ hồ ngoài công trường luôn
                      Does engineering need science?

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

                        Hóa ra bác Pham đã đến những ngoài 60 rồi cơ à. Vâng, tôi rất đồng ý với quan điểm của bác. Trong bài viết trước, ý tôi muốn nói là bác nguyenlan phải tìm ra được cái gì khác biệt với cái chương trình tính của Finn thì mới ăn thua. Nếu không, cứ luẩn quẩn một hồi trong cái vỏ chăn của ông áy thì toi cả một luận án mất. Chẳng phải đâu xa, năm ngoái tôi còn được đọc một cái luận án tiến sĩ ở việt nam tính toán kết cấu nhà, móng và đất đồng thời bằn phương pháp PTHH, trong đó chỉ xét bài toán tĩnh thôi và nền thì dùng phần tử phẳng. May cho cái luận án đấy, cuối cùng cũng OK. Ấy là tui lo ba cái vụ như thế, nên nói vậy để bác nguyenlan chú ý thôi. Cám ơn các bác đã góp ý.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

                          Bác fujisan à, cái cụ Finn cụ ấy có cái title là Anabuki Chairman of Foundation Dynamics chứ hình như không có cụ nào tên Anabuki đâu

                          Quay lại việc chọn đề tài, tôi thì tôi nghĩ một đề tài hay là trước hết phải xuất phát từ những nhu cầu nghiên cứu thực tế. Rồi sau đó mới xét đến việc với cái nhu cầu đó thì với các nghiên cứu đã có liệu đã giải quyết được cái vấn đề này chưa và nếu chưa thì có thể phát triển theo hướng nào. Và cái nhu cầu thực tế thì phải tìm ở VN nếu bác nguyenlan đang ở VN. Nếu không sẽ rất dễ rơi vào tình trạng là có cái motivation "nghệ thuật vị nghệ thuật" là "tôi làm cái này vì chưa có ai làm" (năm ngoái tôi cũng được một bác cho xem cái proposal của bác í cũng có câu đúng hệt thế này đấy ạ)
                          Does engineering need science?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

                            He he..
                            chào các bác, thực ra ý em không có gì ác ý cả, nhưng em thấy mở ra mục này mãi chưa có mấy người tham gia nên nói nặng một tẹo cho sôi nổi thôi.
                            Theo ý em, làm NCS không nhất thiết phải mới, thực chất mới chỉ là đánh giá hoàn thành một công việc cụ thể trong chặng đường KH lâu dài. Riêng có ở Nga và VN, em thấy có vẻ đặt vấn đề tính mới làm quan trọng trong khi một số nước tư bản họ đặt vấn đề về khả năng áp dụng nhiều hơn.
                            Đọc nhiều luận văn của PhD Mỹ em thấy chẳng có mẹ gì đặc biệt cả, tuy nhiên chắc đó là do ông thầy múc được đề tài dự án nào thì cứ thuê SV làm thì mức độ chỉ có vậy. Tuy nhiên cái hay của họ là hầu hết đề tài dự án do các công ty tài trợ nên nó có khả năng ứng dụng cao.
                            Còn mấy bác XHCN luận văn toàn tính mới, tính khoa học ,,, đầy mình nhưng chẳng biết xong để làm gì. Tuy nhiên có cái hay là thường NCS có thể được chọn hoặc nghĩ ra đề tài cho mình làm. Còn các nước tư bản chỉ đơn giản là làm thuê.
                            Theo ý em, bác nguyenlan nếu làm ở VN, vì bác được phép tìm và nghĩ ra thì nên tìm cái gì nó gần với công việc của bác, có thể giúp ích lâu dài cho bác và cho đất nước sau này. Còn nếu chỉ là cái bằng thì bác chọn cái gì nó dễ dễ làm. Còn nếu thầy mà nghĩ hộ được thì bác cứ kệ cha nó, vài năm sau thế nào cũng xong.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

                              Bác cafe thân: Nếu chỉ định khuấy động chủ đề thì thiếu gì cách sao bác lại phải chọn đến cái cách hạ sách như vậy cho nó kém nhã đi bác. Chuyện các nước tư bản làm nghiên cứu chú trọng tính ứng dụng thì tôi công nhận với bác là đúng. Nhưng nếu bác nói những nghiên cứu của họ không mang nặng tính lý thuyết cao siêu thì tôi thấy hơi chủ quan. Tôi lấy ví dụ tạp chí geotechnique của Anh chẳng hạn, tạp chí này được xem là hàng đầu trên thế giới về chất lượng trong ngành geotech với nội dụng rất thiên về lý thuyết. Mỗi năm số lượng bài viết được đăng trên geotechnique của các bác từ các nước XHCN (kể cả Nga ngố) liệu được bao nhiêu?
                              Last edited by Pham; 31-03-2005, 03:25 AM.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X