QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

    Xin cám ơn các Thầy và các tiền bối đã cho các lời khuyên bổ ích về vấn đề này. Tôi không ngờ rằng mục này lại được nhiều Tiền bối quan tâm thảo luận. Thực ra tôi đang có ý định thi NCS ngành công trình cầu trong Nước vì : - Điều kiện gia đình (1 vợ & 2 con đang ở dãi đất miền trung VN) ; khả năng ngoại ngữ chưa tốt;....
    Ý định và ý chí học tập thì có nhưng nhìn thấy nhiều tiền bối NCS ngành cầu trong nước cũng rất vả và truân chuyên nên tôi cũng lo lắng thật...
    Xin chân thành cám ơn tất cả.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

      Bài của Steel deisgn hay qúa, ngẫm nghỉ nhiều điều cũng có lý thât. Thật ra hiện nay cũng có một số người "cố gắng" làm PhD. để thăng quan tiến chức và làm oai nữa... chứ không đam mê khoa học lăm.
      Lại cũng có một số PhD. sau khi có bằng không hề có một NCKH (dù nhỏ) nào cả, vẫn tự đắc với một mớ kiến thức công trình XD của khối XHCN những năm 70, trong khi kiến thức đang cập nhật từng ngay....
      .... Bác tiếp tục post vài bài về thể loại này đị

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

        PhD như đã được giải thích là "tiến sĩ triết", có thể về một đề tài (topic) nào đó chứ không còn được phân loại ngành nghề nào nữa. Mình cũng biết rằng lối giáo dục ngày nay là theo mô hình chóp, càng học lên cao thì càng nhỏ nhưng sâu, còn chuyện áp dụng thì vẫn cứ thấp lè phè. Vì thế "ông nghè" ngày nay không thể có "bụng chứa tàng kinh luân" như các ông nghè được ghi tên trong Văn Miếu.

        Sự khác biệt giữa một tiến sĩ và một giáo sư là ông tiên sĩ thì phải cần mẫn làm việc dưới sự chỉ dẫn của người khác ít nhất phải vài năm để được chấp nhận. Còn ông giáo sư thì cũng đã từng trải qua bước đầu này, và hàng năm phải cố gắng sản xuất ra cho được một vài... ông tiến sĩ mới.

        Nếu chúng ta gặp khó khăn về kiến thức trong công việc thì học hỏi thêm, và học hỏi những gì mà mấy bậc giáo sư cùng với đám đệ tử của mình là những thạc sĩ và tiến sĩ đã cặm cụi nghiên cứu rồi đưa ra kết luận. Còn nếu chúng ta chọn theo con đường khoa bản làm cái nghề (hay nghiệp cũng được) thì phải lo một mâm xôi gà để tìm thầy bái sư (Thầy Trung chắc chắn sẽ vui lòng chấp nhận chứ). Ai lại tự mình thấy cần kiến thức, tự mình ra đề tài, rồi tự mình xin làm NCS. Đề tài thì khi nào mà chả có, và chắc chắn là các sư phụ cũng biết trước mình (vì là nghề của họ mà). Chỉ có điều là sẽ tiến hành như thế nào, có đử điều kiện hay không, có được tài trợ hay không, có đúng thời điểm hay không...

        Túm lại, đối với thời nay, chuyện cần trang bị thêm kiến thức và chuyện tiên phong làm NCS là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, mặc dù chuyện nào cũng là "học" cả. Mà đã muốn học thì phải hỏi, còn chuyện đề tài này kia thì để các sư phụ quyết định chứ đừng "lấn sân". Không thầy đố mày làm nên...

        Vui thôi nghen các bác! Mình cũng muốn tham gia chứ chăng" có công kích ai đâu. Dĩ hòa vi quý
        KCT, MS PE - Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

          Hàng năm tiến độ tuyển NCS của các DH rất từ từ:
          - tháng 3 nộp Hồ sơ xin thi
          - tháng 5 thi tuyển NCS và Cao học
          - tháng 10 hay 11 mới có Quyết định của Bộ GD về danh sách trúng tuyển NCS.

          Anh nào có dự định học NCS mà còn trẻ, gia đình riêng chưa có, hoặc ổn định , nghĩa là không eo hẹp lắm về tiền bạc thì nên cố gắng học NCS ở nước ngoài, có rất nhiều cơ hội xin học bổng ( không chỉ có 1 cửa là xin Bộ GD). Trong bài này muốn gợi ý là các anh trẻ nên đi Trung Quốc. Lâu nay bà con chỉ nhìn nhiều sang phía Âu- Mỹ-Nhật mà phần nào quên phía TQ. Học NCS ở TQ hay lắm đấy. dặc biệt là đối với dân Xây dựng nói chung và dân Cầu Đường nói riêng.

          Các chị thì nên cân nhắc giưa 2 phương án: 1)- đi học NCS nước ngoài hay 2)-Lập gia đinh riêng cho hạnh phúc chắc chắn rồi song song là học NCS trong nước .

          Đã 3 năm nay, Bộ môn CTGTTP, nơi tôi công tác, có tuyển NCS về chuyên ngành XD Công trình đặc biệt, nếu anh chị nào sau khi đã tham khảo mọi ý kiến thảo luận và quyết tâm học NCS trong nước thì xin mời liên lạc với tôi để có thêm thông tin mà xem xét.

          Xin đơn cử vài hướng đề tài mà thực tiễn Việt nam đang cần chứ không phải chỉ để cho mục đích học tập lấy cái bằng TS, ( và có các GS Việt nam cũng như các GS nước ngoài trong các Chương trình hợp tác NCKH hiện hữu có thể giúp được):
          - các DT liên quan đến công trình Hầm hay Cống lớn đặt trong vùng địa tầng yếu
          - Kết cấu dùng thép chịu thời tiết ( không sơn)
          - Kết cấu lai (thép và BTCT DUL)
          - các DT liên quan đến động học của K/c Cầu Hầm và giảm chấn

          Tất nhiên là chúng tôi chỉ nêu ra cái gi có trong khả năng hướng dẫn của Bộ môn ( có hợp tác với các đơn vị và các GS ở đơn vị khác).

          Thời gian n/c theo quy chế tại chức là 4 năm. Anh chị nào quan tâm và cần tham khảo ý kiến thì gọi điện liên lạc để gặp nhau nhé.
          GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
          ĐT: 0913 555 194

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Gợi ý đề tài NCS ngành công trình Cầu

            Nhân tiện các bác nói đến tuổi thọ công trình cầu, em có 1 chuyện vui vui kể ra để mọi người vui thêm.
            Tháng 10/2005 em và xếp đi bảo vệ kiểm định thử tải cầu Tân Thuận 1. Bên em kiến nghị giữ tải 20T. Sau 1 lúc bảo vệ và sau 1 hồi tranh luận đủ thứ từ các bên (Sở GTCC, Cầu Phà, Khu 1, TD North, hiệp hội CD, Fressinet...), bác gì mà đang giữ chức cao nhất của SGT bây giờ hỏi 1 câu. Đề nghị các anh bên tư vấn (KD) cho biết nếu mà giữ tải 20T này thì cầu có thể "chịu" được trong vòng bao nhiêu tháng để bên tôi biết có phương án phân luồng khi cầu Tân Thuận 2 sắp hoàn thành?
            Tất nhiên bên em ko thể nào trả lời được 1 câu hỏi như vậy, ngay cả mấy ông chuyên gia của Fressinet cũng cười ...
            Em nói vậy để có khi bác nguyenlan có thêm 1 chút thông tin về vấn đề tuổi thọ cầu.!
            Em nghĩ vấn đề tuổi thọ cầu con lắm lắm nhiêu khê lắm, cũng là 1 mỏ vàng để vào đó khám phá lắm!
            Ah, Cầu Tân Thuận 1 gần 100 năm rồi đấy các bác ạ, vẫn chạy phà phà đấy, xe tải trọng nặng ra vào cảng ầm ầm đấy.
            Fressinet thật tuyệt!
            Last edited by civilbd; 15-12-2006, 06:57 PM.

            Ghi chú

            Working...
            X