Ðề: Đào hầm bằng máy TBM
To: bác ducXd
Theo em biết, dự án thoát nước kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè có mấy đường cống thoát nước thi công theo phương pháp pipejacking. Công nghệ này hiện đang rất phát triển khi dùng thi công các tuyến ống cống thoát nước, tunnel thoát nước mưa, hệ thống collector tại những nơi có nền đất tương đối yếu. Phương pháp này sử dụng các giếng đào dọc tuyến ống, tại đó có đặt các hệ kích dùng để kích các đôt ống bê tông vào trong đất, sau đó sẽ moi đất trong lòng ống bê tông ra rồi lại lắp đốt ống khác vào, kích tiếp. Sự dẫn hướng cho kích sẽ dựa vào 2 giếng kích trên 1 đoạn tuyến. Vấn đề chủ yếu ở đây đúng là ở chỗ mối nối các đoạn ống, nó có cấu tạo kiểu mộng lắp ghép và các gioăng cách nước, ngoài ra tốc độ kích ống, lực dùng để kích... cũng phải được xem xét thận trọng để tránh gây biến dang bề mặt đất phía trên tuyến ống (khi thi công ở vùng đô thị, có các công trình lân cận) và đốt ống bê tông không bị vỡ cục bộ. Ngoài phương pháp pipejacking còn có phương pháp microtunnelling sử dụng các robot TBm nhỏ để đào các tuyến tunnel đường kính nhỏ trong vùng có các công trình đã xây dựng sẵn, không thể đào hở được (hình như TP HCM đã nhập vài chú robot khoan microtunnelling). Bác nào biết rõ mấy phương pháp này xin chỉ giáo thêm về công nghệ được không ạ?
To: bác ducXd
Theo em biết, dự án thoát nước kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè có mấy đường cống thoát nước thi công theo phương pháp pipejacking. Công nghệ này hiện đang rất phát triển khi dùng thi công các tuyến ống cống thoát nước, tunnel thoát nước mưa, hệ thống collector tại những nơi có nền đất tương đối yếu. Phương pháp này sử dụng các giếng đào dọc tuyến ống, tại đó có đặt các hệ kích dùng để kích các đôt ống bê tông vào trong đất, sau đó sẽ moi đất trong lòng ống bê tông ra rồi lại lắp đốt ống khác vào, kích tiếp. Sự dẫn hướng cho kích sẽ dựa vào 2 giếng kích trên 1 đoạn tuyến. Vấn đề chủ yếu ở đây đúng là ở chỗ mối nối các đoạn ống, nó có cấu tạo kiểu mộng lắp ghép và các gioăng cách nước, ngoài ra tốc độ kích ống, lực dùng để kích... cũng phải được xem xét thận trọng để tránh gây biến dang bề mặt đất phía trên tuyến ống (khi thi công ở vùng đô thị, có các công trình lân cận) và đốt ống bê tông không bị vỡ cục bộ. Ngoài phương pháp pipejacking còn có phương pháp microtunnelling sử dụng các robot TBm nhỏ để đào các tuyến tunnel đường kính nhỏ trong vùng có các công trình đã xây dựng sẵn, không thể đào hở được (hình như TP HCM đã nhập vài chú robot khoan microtunnelling). Bác nào biết rõ mấy phương pháp này xin chỉ giáo thêm về công nghệ được không ạ?
Ghi chú