QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

    Khi Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát Trong Sách Nền Móng Chỉ Bảo Sẽ Tăng E0 Lên 2 đến 3 Lần.nhưng Khi Tính Móng Nông Thì Nền được Gia Cố Này Các Yếu Tố: Góc Ma Sat Trong, Lực Dính, Trọng Lượng Riêng...sẽ Thay đổi Như Thế Nào?tôi Thấy Thắc Mắc Khi đưa Các Thông Số Này Vào Phần Mềm Tính Toán Móng?

  • #2
    Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

    Nói chung khi thiết kế gia cố nền yếu cần luôn luôn làm thí nghiệm sau môi giai đoặn gia cố chờ đất cố kết. Không có công thúc nào đúng tuyệt đối cho điều kiện đất cụ thể ở nước ta đâu.
    Bạn nên rất thận trọng dụa vào các kết quả đo áp lục nước lỗ rỗng, đo độ lún và chuyển vị ngang sau môi thời gian dụ kiến để có số liệu tính toắn lại, sau đó mới quyết định cho đắp đất tiếp. Đã có nhiều sụ cố về chuyện này rồi đấy.
    chúc thành công

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

      Gửi luongthang,
      Theo như tôi hiểu thì bạn đề cập đến dùng cọc cát để làm chặt nền chứ không phải là giếng cát. Trong trường hợp làm chặt nền cần thận trọng vì những giả thiết để tính toán là không phù hợp với đất sét yếu bão hoà nước. Giả thiết đưa ra là thể tích vùng gia cố là không thay đổi (không có dịch chuyển ngang và đất không trồi lên), như vậy nền sẽ được làm chặt dung trọng của đất được tăng lên. Giả thiết này chỉ phù hợp với đất thuộc loại hoàng thổ (loss) rời rạc, có mực nước ngầm nằm sâu. Khi đóng tạo lỗ để thi công cọc cát với hiệu ứng rung đất sẽ được đầm chặt. Còn đối với đất sét yếu bão hoà nước hiệu ứng nén chặt trong quá trình thi công cọc cát là không đáng kể vì sự nén chặt của nền đất là quá trình cố kết và đòi hỏi phải có thời gian. Trước đây một phương pháp gia cố nền được áp dụng sau đó bị lãng quyên đó là phương pháp cọc tháp, nguyên lý cũng tương tự như cọc cát làm chặt nền. Nó đã được áp dụng cho nền đất yếu bão hoà nứơc ở Hà nội và đã thất bại.
      Có lẽ bạn nên quyên khái niệm này đi khi sử dụng làm một phuowng pháp gia cố nền đất yếu bão hoà nước.
      Tất nhiên khi tính toán cho nền gia cố người ta cần các giá trị c và phi , những giá trị này có thể xác định bằng thí nghiệm sau khi gia cố hợc mô hình.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

        To NGuyen Anh Dung:
        Theo anh khi gia cố mái kênh dẫn nước có lớp đất sét yếu cục bộ thì dùng cọc cát có những ưu và nhược điểm thế nào?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

          Thiệt ra theo tôi thì chỉ từ chỉ giếng cát mới đúng chứ cọc cát là kô đúng, Từ tiếng Anh gọi là Sand Drain , chỉ nhằm 1 mục đích là thoát nước theo phương thẳng đứng ở những vùng lớp đất yếu. (Vertical sand drain). Sau đó ta dùng counterweight và 1 thời gian cho nước sẽ thoát theo phương thẳng đứng, xử lý nền. Chứ khái niệm cọc cát là kô đúng.

          Cát dùng cho sand drain là cát hạt trung vàng và giá thành rất mắc.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

            Theo tôi được biết thì cọc cát xi măng và giếng cát là hai phương pháp gia cố nền hoàn toàn khác nhau. Cọc cát xi măng có khả năng chịu lực và là biện pháp thay thế nền. Còn giếng cát là biện pháp thoát nước.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

              Ông Hoàng hải làm ở IBSL à Không biết ông làm ở trong Nam hay ngòai bắc Tui có biết IBSL trong nam có 1 em tên Hùynh Thị Mỹ Điệp dễ thương hehhee Hi vọng có ngày rủ được em đó đi chơi

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

                Nguyên văn bởi Nguyen Anh Dung
                Trong trường hợp làm chặt nền cần thận trọng vì những giả thiết để tính toán là không phù hợp với đất sét yếu bão hoà nước. Giả thiết đưa ra là thể tích vùng gia cố là không thay đổi (không có dịch chuyển ngang và đất không trồi lên), như vậy nền sẽ được làm chặt dung trọng của đất được tăng lên. Giả thiết này chỉ phù hợp với đất thuộc loại hoàng thổ (loss) rời rạc, có mực nước ngầm nằm sâu. Khi đóng tạo lỗ để thi công cọc cát với hiệu ứng rung đất sẽ được đầm chặt. Còn đối với đất sét yếu bão hoà nước hiệu ứng nén chặt trong quá trình thi công cọc cát là không đáng kể vì sự nén chặt của nền đất là quá trình cố kết và đòi hỏi phải có thời gian. .
                Qua một công trình đã thi công, cọc cát dài 5 m đóng qua nền yếu 2 lớp bao gồm lớp đất loại sét có W>Wnhảo dày 2 m, lớp dưới cát hạt mịn bảo hòa nước ( cả hai lớp đều có hệ số rổng tuần tự là 0.9 và 1.1) , cọc cát Fi 400 gia cố trong phạm vi rộng khoảng cách giữa D=800. Mực nước ngầm nằm lưng chừng ở lớp sét. Quá trình thi công nảy sinh ra tình huống: khi rung để đóng cọc cát, ma sát nên cát bám lại ống vách và quá trình nén chặt cọc cát khó khăn, do đó nhà thầu dùng ống nước phun thẳng vào cát đang rung trong ống vách. Kết quả:
                1. Cọc cát dể thi công hơn nên thi công nhanh hơn
                2. Tại quanh vị trí thi công cọc cát có hiện tượng nước trồi lên và sủi bọt
                3. Sau khi thi công xong thí nghiệm tại cọc cát thì đạt được độ chặt yêu cầu, tại vị trí đất nén do ảnh hưởng cọc cát thì không đạt theo yêu cầu thiết kế
                Vấn đề đặt ra:
                1. Độ ẩm cát khi thi công cọc cát thế nào là phù hợp?
                2. Với nền gia cố băng qua nhiều lớp có hệ số rổng khác nhau lớn, chọn hệ số rổng nén chặt theo quan điểm nào thì thiết kế sẽ cho kết quả gần sát với kết quả thí nghiệm sau thi công.
                3. Hay là như Anh Dũng : quên khái niệm này đi vì đã nhiều công trình đã không đạt yêu cầu mong muốn
                Do có khá nhiều công trình sử dụng biện pháp này để cải tạo nền yếu đã thi công ( không nói tới giếng cát), nên thành viên nào đã có kinh nghiệm về thiết kế hay thi công cọc cát đề nghị sáng tỏ các vấn đề trên.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

                  Nguyên văn bởi Nguyen Anh Dung
                  Gửi luongthang,

                  Có lẽ bạn nên quyên khái niệm này đi khi sử dụng làm một phuowng pháp gia cố nền đất yếu bão hoà nước.
                  .
                  Sao không thấy thành viên nào cùng thảo luận. Cọc cát theo tôi biết đã được thiết kế ở một số công trình XDDD và giao thông ( khi cần nhanh tiến độ thi công), nếu cùng trao đổi thêm về địa chất nền lúc ban đầu thế nào thì thích hợp cho biện pháp này và kết quả sau khi thi công có lẻ sẽ tự tin hơn khi sử dụng giải pháp này.
                  Theo tôi:
                  - trước tiên đây là nền yếu có chiều dày > 3m
                  - Mức nước ngầm (tại thời điểm thi công) phải ở sâu ( nếu lớn hơn độ sâu đỉnh cọc cát thì tốt nhất)
                  - Các lớp đất trong phạm vi gia cố bị ép chặt khi đóng lổ tạo cọc cát ( không xuất hiện tình huống gia tăng áp lực nước lổ rổng khi tạo lổ , và giảm áp lực này khi kéo ống vách lên , đầm cát tạo cọc cát.). Do đó nếu nước trồi lên mặt đất thì đây là quá trình tiêu tán áp lực nước lổ rổng và hiệu quả nén chặt đất không cao. Khi đó Đất đang cố kết, mà với đất dính thì cần thời gian, không thể có hiệu quả tức thời.
                  - Không phá hoại đất xung quanh ống vách khi tạo lổ cho cọc cát
                  Tóm lại theo tôi : nền đất yếu ( đất sét hoặc á sét có W lớn hoặc cát mịn bão hòa nước, hay mực nước ngầm cao là không dùng được biện pháp này.
                  Tôi vẫn băn khoăn trường hợp đóng cọc cát nếu nền gia cố có >=2 lớp đất, thì bài toàn thiết kế khi chọn hệ số rổng nén chặt theo nguyên tắc nào là hợp lý (lý thuyết trong các sách không đề cập tới nội dung này)
                  Mong các thành viên trao đổi thêm. Thanks.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

                    Chào diễn đàn, mình là thành viên mới xin mọi người chỉ giạo Hiện tại công ty mình đang xây dựng một văn phòng làm việc chiều cao là 9 tầng diện tích mặt bằng là 200 mét tại hải phọng tuy nhiên đơn vị tư vấn lại đưa phương án móng là cọc khoan nhồi, Mình ko phải là dân kết cấu nên mong các bạn chỉ giáo thanks. địa chỉ liên hệ Nguyen_huu_giang@yahoo.com

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

                      Nguyên văn bởi nguyen_huu_giang
                      Chào diễn đàn, mình là thành viên mới xin mọi người chỉ giạo Hiện tại công ty mình đang xây dựng một văn phòng làm việc chiều cao là 9 tầng diện tích mặt bằng là 200 mét tại hải phọng tuy nhiên đơn vị tư vấn lại đưa phương án móng là cọc khoan nhồi, Mình ko phải là dân kết cấu nên mong các bạn chỉ giáo thanks. địa chỉ liên hệ Nguyen_huu_giang@yahoo.com
                      Làm cọc khoan nhồi thì quá tốt rồi còn gì, đảm bảo ổn định vĩnh cửu.
                      Bác có thể cho xem hình trụ địa chất ở đây như thế nào và tải trọng công trình la bao nhiêu để xem giá thành có đắt hơn nhiều so với cọc ma sat hay không?
                      O HP thì ở cùng nào vậy, nhiều chỗ đất yếu rất dày thì chắc chắn phải làm cọc khoan nhối rồi, hay có thế làm cọc đất + ximăng+ cát .

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

                        Xin chào mọi người diễn đàn.
                        Tôi là thành viên mới, có vấn đề cần mọi người giúp đỡ
                        Tôi đang viết về đề tài: nghiên cứu bài toán gia cố nền đất yếu bằng cọc, chủ yếu là cọc cát và xi măng (thiên về tính toán), mong mọi người chia sẻ tài liệu và kinh nghiệm. - đặc biệt là thành viên ấn tượng: tahoang307
                        Thanks!
                        quythikeco@gmail.com
                        Last edited by quythikeco; 01-10-2007, 12:44 PM. Lý do: thêm nội dung

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

                          Chào các bác

                          Mình đang cần phiên bản Tiếng Anh của Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 385: 2006 về Gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng
                          Bác nào có cho mình xin với
                          Cảm ơn nhiều

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

                            cho em hỏi khi nước bị hút vào cọc cát thì vẫn nằm trong cọc như vậy thì ko thể nói cọc các xử lí thoát nước cho nền đất yếu được.

                            em còn íu lém mong được học hỏi nhìu!
                            Silent Vietnamese

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Gia Cố Nền Bằng Cọc Cát,xi Măng

                              Nguyên văn bởi frogwell911
                              cho em hỏi khi nước bị hút vào cọc cát thì vẫn nằm trong cọc như vậy thì ko thể nói cọc các xử lí thoát nước cho nền đất yếu được.

                              em còn íu lém mong được học hỏi nhìu!
                              Bạn chưa hiểu nguyên lý làm việc của cọc cát rùi.cát là vật liệu khá tốt trong việc gia cố nền đất yếu ,khi cát ở trong nước chúng có dao động thì tạo nên một khối vững chắc do cát chiếm chổ các lổ hổng cạnh chúng tạo nên khối. ngoài ra khi cát đã xếp theo trật tự khối thì chúng có độ dính kết rất cao khác với nghĩa (kết dính ).càng nhiều cọc cát chúng ta tạo nên một khối đất có độ cứng cao.
                              Ngựa Non Tập Chạy
                              Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                              Ghi chú

                              Working...
                              X