Tai lieu cua GS Kieu con qua it thong tin va dac biet la khong co hinh ve. Neu duoc, co the anh kiem duoc tai lieu nao do co nhieu hinh anh minh hoa hon duoc ko???
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cong nghe Top-Down
Collapse
This is a sticky topic.
X
X
-
Mình cũng đồng ý với bạn Xuân Thủy là Top-down có nghĩa là từ trên xuống chứ không như cách hiểu của một số bạn. Nhưng mình cũng xin bổ xung thêm một số điểm như sau:
1. Không như bạn Xuân Thủy nói là:"nếu làm nhà ở ngoài đồng, ngu gì phải làm top-down cho khổ". Mà vơi một số công trình thì thi công theo phương pháp này sẽ kinh tế nhất.Ví dụ đơn giản là với công trình có ít tầng hầm thì bạn có thể thi công bằng hệ giằng, cừ và thi công theo phương pháp Bottun-up thông thường, nhưng với công trình có nhiều tầng hầm thì điều này là không thể.
2. Mình cũng xin nói thêm về công nghệ thi công này một chút:
a, Để thi công theo phương pháp này thì cần phải làm hệ tường vây bao xung quanh công trình( Tiếng Anh có tên là Diaphragm wall). Hệ tường vây này sẽ kết hợp làm tường chịu lực cho các tầng hầm luôn.
Trước khi thi công tường vây người ta sẽ lam hệ tường dẫn cho tường vây để dẫn hướng cho gầu đào. Người ta thi công hệ tường vây này với các phân đoạn( các tấm panel) khác nhau. Dùng gầu đào thủy lực đào các tấm panel như đào các cọc khoan nhồi vậy. Kích thước của hệ tường vây này phụ thuộc vào từng công trình.
b, Sau khi thi công xong hệ tường vây và hệ cọc khoan nhồi(có thể có cọc Barret tùy từng công trình) thì người ta bắt đầu thi công các tầng ngầm.
Bình thường người ta sẽ đào đất hết trên toàn diện tích đất xây dựng đến dưới cốt sàn tầng hầm thứ nhất, sau đó sẽ tiến hành đổ bêtong lót cho sàn, với dầm tạo hệ ván khuôn bằng cách xây gạch hai bên thành, sau đó trải nilong lên trên lớp betong lót đó(đây là cách làm của Việt Nam, còn nươc ngoài người ta vần ghép ván khuôn cho dầm và cho sàn).
Khi đổ bêtoong người ta sẽ dùng phụ gia để bêtong sớm dạt cường độ. Sau khoảng 7 ngày có thể tiên hành đào đất tầng hầm phía dưới.
c, về các lỗ chờ thi công thì không phải với kích thước 2x4m mà thường người ta kết hợp các lỗ chờ này với các khu vực thang máy, thang bộ, hoặc lối lên xuống của oto giữa các tầng hầm.
d, đào và vận chuyển đất qua các lỗ chờ này. Khi thi công tường vây ta đặt sẵn các tấm xốp tại các mức sàn, khi đào đất đến vị trí này sẽ dừng lại. Thép sàn liên kết với thép của tường vây qua vị trí này( để sẵn thép chờ trong tường vây).
e, Dùng các hệ thép hình đặt sẵn vào các cọc khoan nhồi trong quá trình thi công để đỡ các tầng hầm phía trên trong quá trình thi công như các bạn đã thấy(pp này chỉ dùng được khi số tầng hầm ít_2 đến 3 tầng hầm, còn nhiều tầng hầm hơn thì phải dùng pp khác).
Thường người ta thi công xong các tầng hầm mới thi công phần trên.
Giới thiệu sơ qua với mọi người như vậy, vì còn nhiều vấn đề lắm, hì.
Hôm nay mình không chủ động viết bài nên không mang bản vẽ kèm theo.
Ghi chú
-
Mình thì cho rằng top-down có nghĩa là vừa thi công bên dưới và vừa thi công cả bên trên. Nếu ta chỉ quan tâm đến một phần chi phí tăng do phải gia cố bên dưới thì mình cũng nên quan tâm đến việc công trình sớm được hình thành đồng thời tận dụng được nhân công, vật liệu (ván khuôn),... và nhiều cái lợi khác nữa thì rõ ràng là ta đã bỏ con săn sắt bắt con cá rô còn gì. Tất nhiên là ta sẽ so sánh chi phí của 2 phương án lúc đó người kỹ sư sẽ lựa chọn được phương án tối ưu nhất.
Thực ra ở Việt Nam mình vẫn làm kiểu ghép cốp pha đấy chứ, có điều là khi so sánh phương án thi công theo kiểu ván khuôn xây gạch và ván khuôn tận dụng có sẵn không phải thuê hoặc không phải thuê, hoặc mất tiền kho chứa, đồng thời đào luôn sẵn được 1 phần đất đi. Việc lựa chọn phương án nào tất nhiên là nhà thầu sẽ so sánh và quyết định PA nào để tiết kiệm hơn thôi.Last edited by n2binh_ace_cdcc; 13-12-2004, 02:02 PM.96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
TEL: 9763564-FAX: 9745233
@: ACE@FPT.VN
Ghi chú
-
Để vừa thi công từ trên xuống, vừa thi công từ dưới lên thì khi đố hệ cột thép chống tạm sẽ có kích thước khá lớn. Khi đó thi công những cọc khoan nhồi có đặt thép chống tạm sẽ rất khó khăn. Khi đó dùng thép chữ I cánh rộng sẽ không hợp lí nữa. Đồng thời nó cũng liên quan đến vấn đề vận chuyển đất đào từ các tầng hầm lên nữa.
Nếu bạn nào ở Hà Nội thì có thể đến xem công trình EVER ROTUNE PLARA tại 83B Lý Thường Kiệt( 39 Phan Bội Châu)( Chỉ nhìn từ ngoài vào thôi, họ không cho vào trong xem đâu. Bọn Đài Loan nó giữ bí mật công nghệ mà). Ở đây thi công 5 tầng hầm, vừa làm từ trên xuống, vừa làm từ dưới lên nhưng thi công theo công nghệ mới, không dùng hệ cột chống tạm đâu. Có nhiều cái hay lắm, bạn nào quan tâm về vấn đề này thì nên chú ý.
Ghi chú
-
LUAN VAN CAO HOC ve TOP-DOWN
Hôm qua Tôi đã xin đuợc bản luân văn cao học của Thầy Lê Đức Thành (Giảng viên chính - Bộ môn thi công Đại học xây dựng Hà Nội, lớp trưởng lớp tôi (CHXD-99)) về đề tài TOP-DOWN. Đồ án đã được Hội đồng đánh giá thuộc loại suất sắc, chuyển thẳng lên để NCS Tiến sĩ.
Mọi người có thể download về tham khảo (sẽ rất hấp dẫn và bổ ích), Font chữ đã được chuyển sang Unicode để tiện sử dụng.
===============================================
Thay mặt diễn đàn, Xin chân thành cảm ơn Thầy Thành đã cung cấp tài liệu !Attached FilesThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com
Ghi chú
-
Ðề: Cong nghe Top-Down
Lau wa, Thuy tui moi tai ngo, thong cam nhe.
Xin ban lai mot chut,
"Top-down" co nghia la "Tren-xuong",
lau nay ta xay tu "duoi-len" (de mong -> co mong -> da kieng -> cot -> dam -> san).
Voi cong nghe "top-down" thi o 'phan móng' xay dung theo trinh tu 'nguoc lai'
con 'phan than' van phai xay nhu cu thoi (duoi len),
lam sao 'phan than' co the xay dung tu 'tren xuong' duoc co chu.
Nhu vay, khi noi "top-dowm" la nham am chi "phan mong" thoi, chu khong quan tam den phan tren.
Moi van den phat kien va cong nghe deu nam o diem mau chot la phan mong
Kinh chao cac anh em.
Ghi chú
-
Ðề: Cong nghe Top-Down
công nghê ,..TOP DƠWN..Thât quá chieu....bac huycdc send cho em..mot bản nhé...email: saoanh410@yahoo.com
cam ơn..bac
Ghi chú
-
Ðề: Cọc vẫn được thi công đầu tiên trong công nghệ thi công từ trên xuống
Nguyên văn bởi Tran duc Cuong-
- Tại Hà nội, công trình Ever Fortune, ngã tư Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu là một tác phẩm đồ sộ về công nghệ này: thi công lên xuống đồng thời. CĐT Đài Loan, QLDA Mỹ, Thiết kế Pháp, Thi công?? TVGS?? chắc toàn yếu tố ngoại. Vào tháng 4/2005, nó đang chui xuống sâu 03 tầng hầm và chưa hề có ý định dừng lại.
Thế như các bác hiểu thì em nêu thử cho các bác xem giải nghĩa gium em nhé
Công trình Ever Fortune bọn em xây dựng theo 3 phương pháp kết hợp:
Top-dơwn, Semi-Topdown,Up-Up thì thi công thế nào???????
Tầng hầm 4 bọn em chưa đào đất mà tầng hầm 5 và móng bọn em đã làm xong rồi. Đố các bác hiểu được đấy.
Để khi nào kết thúc tầng hầm, em tập hợp lại tài liệu sẽ post cho các bác xem.
Cần nói thêm, Công trình EF của bọn em thực ra toàn bộ thiết kế tầng hầm và phương án thi công đều do Taiwan làm cả, tư vấn Archetype chỉ chỉnh sửa và cốp dấu thôi.
Thi công đào đất là nhà thầu Tung Feng (Taiwan), nó có máy đặc chủng chuyên đào đất và cẩu đất hay lắm. thêm nữa ở đây có cái máy cắt bê tông kiêm xúc đào đất gọi là Crusher, cả Vn ko có cái thứ 2.
Thi công kết cấu là SD2, tư vấn giám sát là Delta (Mỹ), Delta này là Delta "rách", còn Delta của bác Thành là Delta "lành"
Nhin chung toàn người Việt mình làm thôi, chỉ có 2 xếp chính là Taiwan.
Hiện nay Công trình đã thi công xong tầng hầm 5 và móng, đang trong giai đoạn phá hệ thống chống đỡ để làm tầng hầm 4 và bắt đầu sang giai đoạn thi công Up-Up.
Ghi chú
-
Ðề: LUAN VAN CAO HOC ve TOP-DOWN
Nguyên văn bởi huycdcHôm qua Tôi đã xin đuợc bản luân văn cao học của Thầy Lê Đức Thành (Giảng viên chính - Bộ môn thi công Đại học xây dựng Hà Nội, lớp trưởng lớp tôi (CHXD-99)) về đề tài TOP-DOWN. Đồ án đã được Hội đồng đánh giá thuộc loại suất sắc, chuyển thẳng lên để NCS Tiến sĩ.
Mọi người có thể download về tham khảo (sẽ rất hấp dẫn và bổ ích), Font chữ đã được chuyển sang Unicode để tiện sử dụng.
===============================================
Thay mặt diễn đàn, Xin chân thành cảm ơn Thầy Thành đã cung cấp tài liệu !
Ghi chú
-
Ðề: Cong nghe Top-Down
Hi Hongphth78,
Xin hỏi cậu có phải Hồng 41KT làm cho chủ đầu tư EFP? Theo mình biết thì phương án cũ của nhà này chỉ có 3 tầng hầm thôi và phương án cọc nhồi kết hợp cọc Barette sâu 41,7m. Mà công năng của nhà cũng thay đổi từ văn phòng sang nhà ở. Cậu có thể nói rõ hơn về những thay đổi này được không? và nếu tiện cậu load cái mặt bằng móng mới lên nhé!
Xin cảm ơn.Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa
Ghi chú
-
Ðề: Cong nghe Top-Down
Nguyên văn bởi hongphth78File có kích thước lớn lắm, cho tôi email tôi send cho
Tiện cho hỏi có phải là Huy 41XF, trước làm ở CCu ko???
Email của em linhxn2@yahoo.com
Ghi chú
-
Ðề: Cong nghe Top-Down
Cái nhà này về thiết kế thì phải kể đến công của các bác ở archetype chứ.Vì CCU ngày xưa làm là theo phương án cũ, mà thiết kế cũ của phần ngầm lại không kể đến quá trình thi công,vì lúc đó nó rất # với kết cấu thông thường về công nghệ thi công cũng như tải trọng trong quá trình này(phải để lỗ ở chỗ nào vừa hợp lý mặt công nghệ thi công và phù hợp với hệ kết cấu, tải trọng thi công cũng rất lớn).Bác archetype làm lại theo phương án kiến trúc mới thì về mặt kết cấu là thay đổi hoàn toàn cả phần ngầm cũng như phần thân.Chỉ sử dụng được 1 đống cọc cũ D1000 và D800 đã thi công rồi( chính hệ cọc cũ này mà làm cho giải pháp thi công topdown nó mới trở nên phức tạp thế, điều này ai làm cho EFP mới nắm rõ được)Cứng thẳng dễ gãy
Sạch quá dễ bẩn.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú