QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiêt kế dầm móng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiêt kế dầm móng

    Trong quá trình tham gia thiết kế, thẩm tra TK, tôi thấy mỗi nơi thiết kế dầm móng (móng cọc) một kiểu, cùng quy mô công trình, cọc khoan nhồi tựa vào cuội sỏi, nơi lấy tiết diện 450x700, nơi lấy 600x1000, nơi lấy 1000x1200, nơi lấy 600x1800..., cốt thép thì cũng vô kể, mỗi nơi một kiểu. Thường thì ai thiết kế đều có lý do cả. Tính toán đài cọc, cọc thì có cách tính tương đối rõ ràng, nhưng dầm móng thì còn khá mù mờ.
    Bác nào có cách nào hay hay thì cùng trao đổi nhé.
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

  • #2
    Khoang cach can thiet giua coc cong trinh cu va moi cho nha xay chen

    Khoang cach coc giua hai cong trinh cu va moi cung la mot trong vuong mac. Vi du cong trinh A da xay truoc cach 2 nam tu mep coc den meps cong trinh la 100, cong trinh B xay tiep sau do de ep duoc co can khoang cach toi thieu la 70cm tinh tu tim coc den mep nha. Nhu vay thi khoang cach giua 2 coc ke can giua cong trinh cu va moi la lc = d/2+100+500. Neu tinh coc theo ma sat thi khoang cach theo tieu chuan toi thieu la 3d, coc chong la 2.5d nhu vay voi coc ep (tinh theo ma sat) d=35cm thi lc = 350/2+100+700 = 975mm. Trong do 2,5d - 3d = 875-1050. Su lam viec giua cac nhom coc cua cong trinh cu va moi se nhu the nao, lieu no se anh huong ra sao doi voi cong trinh cung cung nhu cong trinh moi xay sau nay. Lieu khi do ta co the chap nhan dc no khong neu cu tuan theo tieu chuan. Ta se ap dung tieu chuan cho truong hop nay nhu the nao voi cong trinh xay chen nhi?
    96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
    TEL: 9763564-FAX: 9745233
    @: ACE@FPT.VN

    Ghi chú


    • #3
      Tiêu chuẩn thì phải tuân theo thôi !

      Tiêu chuẩn là cái mà dân thiết kế chúng ta phải nhất nhất tuân theo, chừng nào mà nó vẫn còn hiệu lực, cho dù chưa phải là tối ưu (Đề phòng trường hợp xấu...)
      Ta có thể bố trí cọc mới so le so với cọc cũ để đảm bảo khoảng cách.
      Nói chung là móng cọc mới mà bố trí gần công trình cũ là trường hợp bất đắc dĩ !

      Ghi chú


      • #4
        Chào Bămbo! Mình rất vui bạn đã quan tâm đến vấn đề nạy Chắc bạn biết công trình Hàng Hải có phần móng cọc ép sát phần cọc nhồi chứ. Công trình mới được đưa vào sử dụng nên chưa thể khẳng đinh. Vậy thì áp dụng Tiêu chuẩn mình e là hơi máy móc chăng. Xin được thảo luận thêm
        96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
        TEL: 9763564-FAX: 9745233
        @: ACE@FPT.VN

        Ghi chú


        • #5
          Công trình Hàng Hải thì tôi không rõ lắm, nhưng nếu mà quả thật cọc được bố trí như bác nói thì không được bình thường lắm. Tôi nghĩ có thể phương án thiết kế không được tốt nên mới bị phải trường hợp như thế.
          Tôi nghĩ thiết kế có thể không áp dụng máy móc tiêu chuẩn, nhưng phải đảm bảo là độ tin cậy của phương án >= tiêu chuẩn và không lãng phí.

          Ghi chú


          • #6
            THAM KHẢO TIÊU CHUẨN TCXD40:1987

            Nguyên văn bởi bamboo
            Công trình Hàng Hải thì tôi không rõ lắm, nhưng nếu mà quả thật cọc được bố trí như bác nói thì không được bình thường lắm. Tôi nghĩ có thể phương án thiết kế không được tốt nên mới bị phải trường hợp như thế.
            Tôi nghĩ thiết kế có thể không áp dụng máy móc tiêu chuẩn, nhưng phải đảm bảo là độ tin cậy của phương án >= tiêu chuẩn và không lãng phí.
            Mình rất đồng ý với bạn là đảm bảo là độ tin cậy của phương án >= tiêu chuẩn và không lãng phí. Còn nếu nói là PÁ thiết kế không tốt thì đây là một công trình thuộc vào diện quan tâm của rất nhiều các bậc lão làng, mình nghĩ nó chắc chắn cũng đã được nâng lên đặt xuống trước khi xd. Mà có khi cả mấy bác xd TCXD chắc cũng đã xem PÁ này rồi đấy. Nói tóm lại là PÁ này là tối ưu rồi. Thứ 2 là công trình theo TCXD 40:1987 thì biết đâu Tây họ đã làm cái này mãi rồi có sao đâu (Chỉ là phỏng đoán thôi nhé) Mấy bác VN nhà ta qua học rồi áp dụng ở đây, đúng không ạ. Mà nếu cái gì cũng đúng cả, cái gì TC cũng nói rồi thì chán quá phải không ạ. Hẹn bạn tại Forum bàn về TC đi.Trước tiên là TCXD 40:1987 nhé.
            96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
            TEL: 9763564-FAX: 9745233
            @: ACE@FPT.VN

            Ghi chú


            • #7
              Tính dầm móng

              Tôi thấy đúng là mỗi cơ quan TV chọn kích thước dầm móng một kiểu. Tuy nhiên khi tính dầm móng(theo tôi trong đa số trường hợp gọi là giằng móng thì đúng hơn) điều chúng ta quan tâm nhất có lẽ là độ lún lệch giữa các đài móng. Mô hình tính có lẽ là các đài cọc trên hệ lò so đàn hồi và được liên kết bởi các giằng móng. Chỉ có điều hệ số lò so tượng trưng cho các cọc nên lấy bằng bao nhiêu là một vấn đề còn tranh cãi.

              Ghi chú


              • #8
                Thiết kế dầm móng

                Đọc tài liệu nước ngoài, tôi thấy họ thiết kế đơn giản thế này:
                Thiết kế cốt thép dầm móng (kháng chấn) sao cho đủ chịu lực kéo của 1/10 nội lực thẳng đứng chân cột lớn nhất ở hai đầu dầm móng .
                Ví dụ: Hai cột ở hai đầu dầm là 700 tấn và 1000 tấn thì lấy 1/10 * 1000 tấn =100 tấn . Tổng diện tích cốt thép (thép AII chẳng hạn) sẽ là 100*10^3 / (2800) = 35,7 cm2 (chưa kể hệ số an toàn). Tiết diện ngang BTCT theo tôi chọn sao cho hàm lượng thép khoảng 1% là hợp lý .
                Tất nhiên khi chọn Tiết diện còn căn cứ nhiều yếu tố khác .
                Ai có cách hay khác cùng nêu ra để thào luận .
                ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                Ghi chú


                • #9
                  theo toi neu tinh toan mot cach bai ban thi nen tinh lun cho tung mong sau do tinh he dam mong chiu chuyen vi cuong buc, Cac lo so chinh la k=P/S.
                  Ngoai ra co mot so mong chi co 01 coc, luc do dam mong con tinh den chiu momen chan cot nua
                  Cach anh HuyCDC don gian nhung don vi tham tra co chiu khong anh?

                  Ghi chú


                  • #10
                    ĐỀ NGHỊ VINH 40 viết tiếng Việt nhé !
                    Khi tính dầm móng trong bản tính thì tôi vẫn tính theo nhiều cách khác nhau để thẩm tra thẩm định được. Đấy chỉ là một cách tính nhanh để kiểm tra thêm thôi.
                    Cách này tôi đã ghi trong Báo cáo đề tài KH cấp BỘ XD về cấu tạo kháng chấn cho công trình XDDD &CN, và đã được Bộ XD thông qua năm 2002.
                    Các dầm móng cho đài lệch tâm, 1 cọc tất nhiên phải tính thêm chịu Momen nữa .
                    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                    Ghi chú


                    • #11
                      Chào anh Huy,

                      Tôi thấy bay viết của anh cũng thực tế đấy, theo tôi lý thuyết tính dầm còn mông lung lắm. Tùy từng bài toắn cụ thể mà tính toắn, cấu tạo thôi đúng không anh?

                      Chào anh!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Tính toán dầm mong.

                        Đối với móng cọc theo quan điểm của tôi có thể tính toán được dầm móng khi mô tả các cọc thành các gối đàn hồi:
                        Mô tả hệ dầm móng là các thanh, tuỳ theo dạng móng để mô tả liên kết gối đàn hồi như sau:
                        - Móng cọc nhồi: mỗi cọc một gối đàn hội
                        - Móng cọc đóng:
                        Đài đơn đúng tâm mô tả nhóm n cọc thành 1 gối đàn hồi K bằng tổng các gối đàn hồi k của 01 coc đơn (K=kn) .
                        Tính dầm móng cho đài lệch tâm (nhà dân xây chen) mỗi hàng cọc vuông góc với dầm là 1 gối đàn hôi K=ki với i là số cọc trên một hàng.

                        Ghi chú


                        • #13
                          ToTran Duc Cuong.
                          Việc mô hình hoá để tính toán để dầm móng sẽ tùy thuộc vào từng dạng công trình cụ thể tôi chưa tổng kết được, có lẽ cũng phải hơi dài dòng nên sẽ gửi anh bản viết chi tiết sau để cùng trao đổi.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Tính toán dầm móng

                            Bác huycdc đã châm ngòi cái vụ dầm móng và đến giờ này đã có hơn 700 người lướt qua cái chủ đề này không khác gì vụ sức chịu tải của cọc. Điều này chứng tỏ anh em rất quan tâm đến sự làm việc của cấu kiện này.
                            hacidmember có ý định làm một bài thì post cho anh em xem với đi vụ này hay và nhiều người đợi đó. Nếu tôi xoay được thời gian cũng xin một tay vào vụ này.

                            Để có thể nói về dầm móng ta nên dùng phép phản luận.
                            Thứ nhất là mọi người nói là mung lung không biết tính thế nào thậm chí to nhỏ kích thước ra sao cho dầm móng cũng không biết thậm chí có cần hay không và sao lại cần nó. Vậy nếu đặt vấn đề ngược lại sao ta
                            1.Không "bỏ luôn dầm móng ở móng cọc đi"?
                            2. Nếu bỏ đi có chuyện gì xảy ra?
                            Chỉ cần trả lời trọn vẹn được câu hỏi này coi như giải quyết được chuyện dầm móng.
                            Tôi cho rằng dầm hay giằng móng thì không có lý thuyết gì ghê gớm nó là cấu kiện BTCT như mọi cấu kiện khác. Sự băn khoăn ở đây là ở chỗ nó chịu tải trọng gì và làm việc như thế nào (nói riêng cho móng cọc chứ các móng khác thì khá rõ rồi).

                            Còn đây là quan điểm của tôi về cái dầm (nếu có thời gian sẽ viết hẳn một bài để huynh đệ cùng bàn):
                            1. Gọi là "giằng móng" thì dễ liên tưởng tốt hơn đến chức năng của cấu kiện này. Và một trong nhưng chức năng quan trọng của nó là để chống xoay ở nút chân cột. Chẳng phải cả nhà ta luôn giả thiết chân cột ngàm đó sao? nhưng thực tế thì không ngàm tuyệt đối được như thế. ở mức độ nào đó ta khống chế lún lệch để đảm bảo không chuyển vị đứng nhưng còn chuyển vị ngang và xoay? ngàm là cả 6 phương chuyển vị bị khống chế chứ. Mà anh đài cọc rõ ràng có xoay. Giẳng móng trong trường hợp này càng lớn càng tham gia không chế góc xoay này để đảm bảo cho cái giả thiết ngàm mà ta vẫn coi như là hiển nhiên khi mô hình hóa kia là đúng.
                            2. Còn đây là câu trả lời cho huycdc tại sao tiêu chuẩn Nga nói lấy 1/10 tải cột để thiết kế thép chống lại lực kéo đó ở giằng. Tải trọng động đất qui tĩnh của Nga cũng được tính từ tải trọng thẳng đứng mà trong trường hợp này là 0.1W (W là tải thẳng đứng ở chân cột) khi động đất lực này(base shear) tác dụng vào chân cột theo phương ngang (đấy là cách nghĩ rất thô thiển và đại khái). Giằng sẽ chịu nổi lực này để biến hệ thống móng thành một khối liên kết chịu được tải trọng ngang. Ông Thuatdv thể nào cũng lên tiếng vì vụ giải thích thô thiển này!!!!
                            3. Mô hình hóa thế nào hệ thống móng cọc có giằng thì tôi nghĩ tùy vào độ chính xác của bài toắn. Tôi tưởng tượng tùy mức độ chính xác để mô hình hóa chẳng hạn hình dưới là một mô hình 3D cho hệ móng cọc có giằng. Mấy anh em làm việc thiết kế chắc phản đối cái mô hình rắc rối này lắm nhưng thực tế những mô hình thế này đã trong tầm tay ở thời buổi này.
                            HNTuanJP
                            Attached Files
                            3 fundametal questions of mankind:
                            Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

                            Ghi chú


                            • #15
                              Về vấn đề sức chịu tải của cọc, mình xin đề xuất một ý kiến: Hiện nay trong ngành Cầu có cơ bản 3 tiêu chuẩn về tính toán sức chịu tải của cọc: 22TCN21-86, TCXD205-1998, 22TCN272-01. Xin các bạn cho đánh giá về mức độ tin cậy trong tính toán thực tế của các tiêu chuẩn trên và việc áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X