QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiêt kế dầm móng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Xin hẹn các bạn đầu tuần sau sẽ sắp xếp bài và post lên để mọi người cùng trao đổi.

    Ghi chú


    • #17
      Tôi thấy tại sao các ông lại cứ phải đặt ra vấn đề là giải bài tóan đó nó như thế nào, cách làm của tôi là cứ bắt cái thằng giằng móng đó nó chịu lên cọc, rải các cọc dài ra theo đường băng như trong sách Nền và Móng của tôi viết (trong đo có cách tính rất đơn giản)... Làm như thế có lợi như sau:
      Cọc không bị uốn, tính như móng đài thấp
      Giải được bài toán được một cách dể dàng
      Khối lượng móng cũng không lớn, nếu chỉ có một hàng cọc thì nó chính là các giằng mà chúng ta đang thắc mắc phải tính như thế nào
      Thân

      Ghi chú


      • #18
        Bài viết về mô hình tính toán dầm móng , mời các bạn xem và cùng trao đổi.
        Attached Files

        Ghi chú


        • #19
          Cám ơn Trần Đức Cường đã có ý kiến trao đổi.
          Trong bài viết không đề cập đến vấn đề lún lệch giữa các đài móng do khi mô tả đài cọc thành các gối đàn hồi và tính toán đồng thời với phần thân công trình , khi đó tải trọng đứng các vị trí cột khác nhau sẽ làm các gối đàn hồi có độ lún khác nhau, độ chênh chuyển vị giữa các đài được chương trình tự động xác định và cho ra kết quả nội lực đã bao gồm cả độ chênh lún.
          Tôi đã sử dụng mô hình này để tính toán công trình nhà 11 tầng cạnh hồ Giảng võ với kích thước dầm móng 40x80, sau đó có so sánh kết quả tính toán và số liệu đo lún công trình cho kết quả khả quan.

          Ghi chú


          • #20
            To hacidmember:
            Em nghĩ quan trắc lún là đối với các điều kiện chưa kể hết các trường hợp bất lợi mà anh em mình tính, do vậy nếu "đã sử dụng mô hình này để tính toán công trình nhà 11 tầng cạnh hồ Giảng võ với kích thước dầm móng 40x80, sau đó có so sánh kết quả tính toán và số liệu đo lún công trình cho kết quả khả quan" em nghĩ chắc là đúng cho các tổ hợp cơ bản 1 và tổ hợp cơ bản 2, trường hợp tổ hợp đặc biệt anh thử kiểm tra lại xem. Sắp tới bọn em cũng dùng mô hình này của anh kiến nghị để tính, hy vọng sẽ được anh trao đổi thêm?
            96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
            TEL: 9763564-FAX: 9745233
            @: ACE@FPT.VN

            Ghi chú


            • #21
              To n2binh-ace-cdcc.
              Đúng vậy số liệu quan trắc lún chỉ kiểm chứng được đối với tĩnh tải và hoạt tải dài hạn, với sơ đồ tính mô phỏng chúng ta có thể hình dung được biến dạng lún tại các chân cột, phản ứng của hệ dầm móng từ đó đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp, dự báo được chuyển vị tại các vị trí khác nhau trên mặt bằng công trình . Sơ đồ thích dụng khi tính toán công trình trên nền đất thay đổi phức tạp (sử dụng cọc có độ dài khác nhau - hệ số độ cứng khác nhau) như CT 14 - Láng hạ . Một số công trình cụ thể có dầm móng quá lớn dẫn tới một số vị trí (tải trọng nhỏ) có xu hướng chuyển vị lên (bênh lên)trong khi các vị trí khác tải trọng lớn lún xuống (theo số liệu quan trắc lún), điều này có thể dự báo và giải thích được khi sử dụng mô hình tính toán đã kiến nghi.

              Ghi chú


              • #22
                Thiết kế dầm móng!

                To hacidmember:
                Việc tính toán dầm móng kết hợp với kết cấu bên trên như bạn đã tính cho ctrình 11 tầng...Với giả thiết là các đài tựa trên những gối đàn hồi. Theo tôi là khá hợp lý, nhờ vào các chương trình ttoán như sap, etabs...Nhưng điều quan trọng hơn hết là các gối tựa đàn hồi lấy độ cứng như thế nào? theo mô hình nào(đàn hồi, đàn nhớt, hay cả hai, hay mô hình nào khác...), vì ứng với độ cứng khác nhau sẽ cho độ lún lệch khác nhau và nội lực trong dầm móng khác nhau....Và bạn đã áp dụng mô hình nào, cách tính ra sao...có thể post bài lên chúng ta ( anh em ketcau.com) cùng thảo luận...
                Thanks !
                have fun !

                Ghi chú


                • #23
                  Gửi tanxd3/90,
                  Bạn co thể tham khảo bài viết của hacidmember trong file gửi kèm ngày 28/12. Về lý thuyết hệ số đàn hồi cọc sẽ gồm 2 thành phần
                  hệ số đàn hồi của vật liệu thân cọc (K1) và hệ số đàn hồi của lớp đất dưới mũi cọc (K2), hệ số đàn hồi cọc là K= K1*K2/(K1+K2). Việc xác định hai hệ số K1 và K2 hoàn toàn có thể thực hiện được trên cơ sở các công thức lý thuyết và tiêu chuẩn Việt nam, tuy nhiên cần có sự điều chỉnh thông qua so sánh với số liệu thí nghiệm thực tế .

                  Ghi chú


                  • #24
                    Tinh dam mong

                    Cách này chỉ dùng để tính nội lực của giằng móng, không dùng để tính độ lún và lún lệch
                    (*Để nói ra được nguyên tắc tính toán thì đã rất tốt rồi, tuy nhiên để có thể áp dụng vào thiết kế được thì còn xa vậy. ở đây bàn đến cách tính toán rất thực dụng cho thiết kế, chấp nhận sai số nhỏ*)

                    Giằng móng nói chung ngoài nhiệm vụ chịu tảI trọng tác dụng trực tiếp lên, nó còn đóng vai trò quan trọng cho việc phân phối nội lực giữa các đàI móng cọc, truyền tảI trọng lệch tâm của móng lên đàI cọc. Giằng móng đặc biệt hữu dụng khi chịu và truyền tảI trọng lệch của tường, cột tại vị trí giữa khe lún và được áp dụng nhiều trong các công trình cảI tạo, xây chen…

                    Nguyên tắc tính toán:
                    Các giả thiết:
                    - Coi vật liệu là đàn hồi tuyến tính;
                    - Coi dầm móng là phần tử loại dầm độ cứng EJ;
                    - Bỏ qua độ mảnh của cọc trong đất (nếu có);
                    - Tính toán ứng với trạng tháI nguy hiểm nhất trong quá trình chịu lực
                    - Chỉ dùng để thiết kế riêng dầm móng, không dùng để tinh lún cũng như lún lệch.

                    Cách tính đơn giản:

                    1. Sơ đồ tính toán: Tương tự như bàI toán tính dầm trên các gối tựa lò xo.
                    2. Coi dầm móng chịu các tảI trọng như: bản thân, tường, cột tác dụng trực tiếp lên dầm móng…, và chịu lún lệch giữa các móng. Sau khi tính toán với từng trường hợp thì tổ hợp nội lực để thiết kế tiếp như đối với các bàI toán thông thường. Chú ý khi tính lún lệch thì cho từng gối chuyển vị cưỡng bức, các gối khác giữ nguyên. Sau đó tổ hợp nội lực. Độ lún lệch cho phép lấy trong tiêu chuẩn.
                    3. Vật liệu sử dụng thông thường là bê tông cốt thép hoặc thép hình. Dùng độ cứng đàn hồi để tính toán EJ.
                    4. Gối tựa: Đối với móng cọc trên đàI hoặc trên băng dùng lò xo thay thế tại từng vị trí của cọc (chú ý số lượng cọc tương ứng với độ cứng của lò xo- trong bai toán phẳng) với độ cứng của cọc như sau:

                    Cách tính độ cứng của lò so:
                    - Tính độ lún của cọc theo phương pháp của “Cơ học đất”. Chú ý phảI dùng độ lún tính toán thực tế của từng đàI để tính toán độ cứng của lò xo, không dùng hệ số độ cứng trong các bàI toán tính nền.
                    - Độ cứng của lò xo của cọc thứ i là Ki: Ki = Pi/Si. Trong đó Pi là sức chịu tảI của cọc theo tính toán, Si là độ lún của cọc được tính toán ở trên. Trong bàI toán phẳng nếu tại 1 trục có các số lượng cọc khác nhau thì chú ý tính độ cứng của lò xo so tương ứng.
                    5. Đưa sơ đồ tính vào trong các phần mềm kết cấu như SAP, STAAD… để xác định nội lực của dầm.
                    Mời mọi người tiếp tục thảo luận...

                    ThS. NCS. Phạm Quyết Thắng
                    Phòng Địa kỹ thuật - Viện KHCNXD (IBST)
                    Last edited by ketcaucdc; 22-01-2005, 08:01 PM.

                    Ghi chú


                    • #25
                      tinh giang mong

                      Chao anh huycdc,
                      Neu toi khong nham thi it ai tinh cai giang mong nhu anh lam. Moi noi TK mot kieu, tuy theo muc do run cua tay den dau. Con toi, khi tham tra thiet ke cung it khi de y den giang mong (biet ba con nha minh cau tao qua an toan, Khu the thao duoi nuoc do Y thiet ke, dai mong dat doc lap co cai giang mong nao dau).
                      Neu thiet ke, toi thuong chon kich thuoc giang mong tuong duong voi kich thuoc cua dam ben tren nhung cot thep dat it hon. hinh nhu TC cua Phap ho lay momen o chan cot chia cho 4 de tinh giang mong. Bac thu doc kiem tra lai TC cua Phap xem sao nhe.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Giằng móng

                        - Đúng là không ai thiết kế giằng móng theo kiểu vậy, trừ tôi. Tôi chỉ muốn giới thiệu cho anh bạn Huy cách tính và cách suy luận một bài toán phức tạp theo lối suy luận giản đơn. Cách này, theo tôi đây là giải pháp tương đối đơn giản và chấp nhận được, ai cũng có thể thực hiện được và vừa định tính vừa định lượng được.
                        - Còn ai đó nói rằng: "khi tham tra thiet ke cung it khi de y den giang mong", thì có lẽ không phải là người thiết kế chuyên nghiệp. Về nguyên tắc, mọi số liệu thiết kế hoặc thẩm định đưa ra đều phải được tính toán cụ thể hoặc phải có cơ sở chắc chắn. Chỉ có điều những gì chưa biết thì cần phải học thêm hoặc những gì chưa có trong tiêu chuẩn thì kết quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của người thiết kế.
                        - Khi áp dụng tiêu chuẩn của ai đó, cũng cần hiểu bản chất tại sao họ làm như vậy, nếu không sẽ không bao giờ trở thành người thiết kế giỏi.

                        Ghi chú


                        • #27
                          giằng móng cọc

                          Cho móng cọc.

                          Phương pháp trích 10% lực dọc cột tính cho giằng móng em cũng được thầy dạy sử dụng 3 năm nay rồi. Kinh nghiệm cho thấy :
                          - Với các công trình vừa và nhỏ thì nó không ổn:
                          với giằng móng 20x30 thép CII 4fi16 (nhò nhất rồi). khả năng chịu lực kéo của giằng: P= 4*2.0*2.700=21.6T, Vậy Tải trọng truyền xuồng cột: N=216T một con số không nhỏ :
                          - nếu sử dụng thép cường độ cao : Fe=5000kG/cm2 , khả năng chịu kéo của giằng 4fi16: 4*2.0*5.000=40T > Tải của cột 400T rất lớn
                          >> nếu coi giằng chỉ chịu lực kéo 10% lực dọc cột thì 99% là bố trí thép cấu tạo.
                          -Theo em nghĩ chọn sơ đồ kết cấu như vậy là không ổn , 10% mới là điều kiện cần thôi .
                          - Việc chọn sơ đồ tính khác đi, sẽ làm cho giằng móng tự đúng sẽ hay hơn nhiều khi chọn cách tính 10% của lực dọc.
                          + 1 biện pháp:
                          - chọn dầm dưới cùng chịu tất cả ( hay 1 phần) tường xây ở phí trên nó , vì tường xây liên tục trên dầm nên tải truyền xuống trực tiếp được : khi đó dầm chịu tải lớn > dầm to > độ cứng lớn > ổn định hơn mấy cái giằng nhỏ. Kết cấu này thực sự có lợi cho kết cấu móng băng hay móng đơn trên nền thiên nhiên vì sự lún lệch của các loại móng này rất lớn, còn móng cọc lún rất ít hoặc không lún.
                          Last edited by hqnam; 31-01-2005, 01:12 PM.

                          Ghi chú


                          • #28
                            giằng móng

                            Gửi anh Thắng,
                            - Cám ơn anh đã trao đổ góp ý.Tôi đồng ý với anh, kết quả đưa ra phải có cơ sở chắc chắn.
                            - Tôi cũng thường tính GM như cách của anh, nhưng chỉ khi có sự khác biệt lớn về sơ đồ KC. Anh có tính đến độ cứng của DM khi tính GM ko?
                            - Sở dĩ tôi ít quan tâm (ko phải hòan tòan ko quan tâm) đến GM vì tiết diện GM lớn, cốt thép nhiều; chưa có quan điểm thống nhất về cách tính GM; tôi ít khi tìm thấy dòng tính GM nào trong thuyết minh tính tóan cả.
                            - Anh có GS phần móng khu TT dưới nước? Với quy mô CT như vậy, theo anh tại sao TK ko bố trí GM?
                            (Toi là QTrung-TT CNXD-IBST)

                            Ghi chú


                            • #29
                              Các bác đọc ở tài liệu nào nói là lực kéo để tính kháng chấn cho giằng móng lấy bằng 10% lực dọc cột lớn nhất ở 2 đầu giằng đấy? Bác HNTuanJP đúng là đang làm về động đất nên giải thích ngay được hệ số đó! Thực ra đây chỉ coi như là một trường hợp tổ hợp tải trọng tác dụng theo phương ngang mà có thể gây nguy hiểm cho giằng móng. Thường tổ hợp này không gây nguy hiểm đối với trường hợp nhà thấp tầng vì lực dọc chân cột hay lực cắt nền là bé (như hqnam đã nói), nhưng đối với nhà cao tầng thì nó vẫn có thể, đặc biệt là cho yêu cầu lượng thép cần bố trí suốt chiều dài giằng! Hệ số 10% chắc là họ cũng ngụ ý lấy cho công trình nhà cao tầng, còn đối với công trình thấp tầng thì có khi phải lớn hơn chút nữa! Hơn nữa để đơn giản họ chỉ bảo lấy 10% của lực dọc chân cột, nhưng đúng ra thì phải kể đến cả trọng lượng của đài cọc, một phần trọng lượng của cọc và của giằng móng, và một phần tải trọng thẳng đứng tác dụng trực tiếp lên giằng móng.... Ngoài ra lực dọc cột là chỉ tính cho tổ hợp của tải trọng động đất....
                              E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Thiêt kế dầm móng

                                em đang làm đồ án rất cần phần mềm về thiết kế móng cọc , bác nào có cho em xin !

                                Ghi chú

                                Working...
                                X